Thơ Đáp Cư Sĩ Úc Trí Lãng

Một phần của tài liệu La-Thu-Tinh-Do-An-Quang-Dai-Su-HT-Thien-Tam-Dich (Trang 86 - 88)

Về việc của Phước Tuấn, nếu khi còn sống cho đến lúc chết, quả có những sự thật y theo lời ngươi nói, thì quyết định được vãng sanh. Thuở bình thời, Phước Tuấn đã nhận rõ sắc thân là huyễn, điều ấy rất có lợi ích. Bởi người nữ thường hay yêu mến thân giả dối, ưa đua đòi theo sự điểm trang, nay đã khơng có niệm ấy, tự nhiên đối với môn Tịnh độ dễ được tương ưng. Khi lâm chung gầy yếu và bệnh khổ, đó là nghiệp chướng trong nhiều kiếp, do công siêng tu Tịnh nghiệp nên phát hiện để chuyển hậu báo làm hiện báo, đổi quả nặng thành nhẹ thế thôi. Ngươi bảo: bởi tu trì tinh tiến nên thân thể ngày một yếu gầy, lời ấy khơng đúng, lại thêm có lỗi khiến cho những người lòng tin cạn cợt nhân đó biếng trễ sự tu hành. Phải biết người niệm Phật quyết định có thể tiêu trừ nghiệp chướng, nếu nghiệp hiện, đó là đổi ác báo sẽ đọa tam đồ thành cơn bệnh khổ hiện tại để trả cho xong. Kinh Kim Cang nói: Người thọ trì kinh này do bị khinh rẻ nên dứt được sự khổ nhiều kiếp trong tam đồ. Thế thì nhân Phước Tuấn sắp sanh Tây phương nên hiện ra sự khổ nhỏ ấy để tiêu trừ ác báo từ vô lượng kiếp đến nay, thật là điều hân hạnh rất lớn. Ngươi chớ nên học theo những người kém hiểu biết, cho rằng: Nhân

tu trì mà thành bệnh rồi chết. Người niệm Phật thuở bình thường có tín nguyện chơn thiết, không một ai chẳng được vãng sanh. Phước Tuấn lúc lâm chung chánh niệm rõ ràng, có những tướng trạng hỏi han, đảnh lễ, sau khi chết thân thể mềm dịu, sạch sẽ, nhan sắc như sống, thì đâu nên nhìn vào công tu cạn cợt mà nghi ngờ? Theo lời nguyện của đức A Di Đà, chí tâm trong mười niệm cũng được độ, huống chi Phước Tuấn tinh tiến tu trì đã ba năm, lại còn nghi ngại gì? Duy những người ý chí thấp kém, tuy thường niệm Phật song chẳng cầu vãng sanh, chỉ mong phước báo nhân thiên; hạng ấy dù trót đời tu hành cũng chỉ hưởng được si phước nơi kiếp sau mà thơi. Nếu kẻ có chánh tín, tự biết dùng lịng tín nguyện cảm Phật, quyết được sức từ bi nhiếp thọ, đạo cảm ứng thông nhau, sẽ nương Phật lực đới nghiệp sanh về Cực lạc. Thế thì cần chi hỏi thấy Phật cùng khơng, mới có thể phán đoán? Người niệm Phật trước khi lâm chung, như có thể tự tắm gội thay y phục thì rất tốt. Nếu không tự làm được thì thơi, người ngồi quyết chẳng nên thay thế dự bị tắm gội đổi y phục, vì có thể khiến cho kẻ sắp chết khó nhẫn sự đau đớn đến mất chánh niệm. Ngươi chớ vì việc Phước Tuấn chưa kịp mặc pháp y và ngồi kiết già mà tiếc buồn. Phải biết lúc ấy chỉ nên đồng thanh niệm Phật để giúp sức, quyết khơng được bày vẽ việc gì khác. Nếu một mặt ưa phô bày, tất thành ra cảnh té giếng bị đá rơi theo, rất có hại cho sự vãng sanh. Điều này phải ghi nhớ kỹ.

Lệnh từ tuổi cũng đã cao, nếu ta chẳng nói rõ sự lầm lạc trên đây, e lần sau ngươi dùng lòng hiếu thảo trở lại làm ngại sự vãng sanh của mẹ, khiến cho người nhiều kiếp bị luân hồi khơng được giải thốt. Vậy chỉ nên trọng sự thật, chớ khoe hình thức bên ngoài. Lời ký lục của ngươi, văn nghĩa xem cũng gọn, không cần phải nhờ người viết thành bài để truyền bá, vì đó cũng thuộc về việc phù phiếm của thế gian. Ngươi chỉ nên sách tấn mình và quyến thuộc cố gắng niệm Phật, để được đồng sanh Tây phương là tốt. Sớm chiều trong hai thời khóa, ta cũng đọc danh hiệu của Phước Tuấn hồi hướng trong một thất, để cho trọn nghĩa Thầy trò. Phước Tuấn vãng sanh phen này, có thể gọi là chẳng sống suông chết uổng, rất hân hạnh! Đến như việc y theo lời di chúc, lấy xương tán mạt làm hồn để thí cho lồi thủy tộc, cũng là điều tốt, nhưng lưu ý cẩn thận hơn. Phải đem xương nghiền thành phấn; dùng rây lụa nhỏ rây lọc, làm như bột nhuyễn mới được. Nếu thô tháo nghiền sơ qua, rồi hịa với bột làm hồn, e cho lồi cá nhỏ ăn vào phải bị nghẹn vướng. Ta sợ ngươi làm không kỹ, nên ta phải dặn trước.

Một phần của tài liệu La-Thu-Tinh-Do-An-Quang-Dai-Su-HT-Thien-Tam-Dich (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)