.18 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng măng Bát Độ

Một phần của tài liệu Phân tích rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng măng bát độ trên địa bàn xã động quan, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 47)

(Tính BQ/1ha)

Chỉ tiêu Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất (GO) 70.000 100

Chi phí trung gian (IC) 4.000 5.71

Chi phí sản xuất 3.150 78.75

 Giống 1.900 60.32

 Phân bón 1.250 39.68

 Thuốc bảo vệ thực vật 0.85 26.98

Chi phí cho các dịch vụ th ngồi 30.600 43.71

 Thuê nhân công 29.250

 Tưới tiêu 1.350

Giá trị gia tăng (VA) 66.000 94.29

Trả lãi tiền vay 1.153,08 S

Lãi gộp (GPr) 31.696,92 48.03  Khấu hao 1.186,67 3.74  Lãi ròng (NPr) 30.510,25 96.26 Một số chỉ tiêu HQKT GO/IC 17.5 VA/IC 16.5 GPr/IC 7.9 NPr/IC 7.6

(Nguồn: Thống kê số liệu điều tra năm 2018)

Kết quả sản xuất thu hoạch măng Bát Độ năm 2017 cho thấy tổng lợi nhuận thu được trong 1 ha là 30.510.250 đồng chưa có tính lãi suất rịng.

Theo kết quả Bảng 4.11 có thể thấy giá trị sản xuất tạo ra 1 nghìn chi phí trung gian là 17.5 nghìn đồng, lãi rịng tương ứng là 7.6 nghìn đồng, như vậy có thể

39

thấy rằng hiệu quả kinh tế từ măng Bát Độ chỉ nằm ở mức trung bình, lợi nhuận kinh tế chưa cao

Thời gian chờ đợi vay vốn

Bảng 4.19 Thời gian chờ đợi trung bình

ĐVT: Ngày

Thời gian chờ đợi trung bình Ngày

NHNo&PTNT 6.2

NH CSXH 5.7

(Nguồn: Tổng số liệu điều tra năm 2018)

- Theo Bảng 4.19 thời gian chờ đợi vay vốn của NHNo&PTNT là 6.2 ngày từ khi lập hồ sơ vay vốn đến khi nhận được tiền. Cịn thời chờ đợi trung bình bên NH CSXH là 5.7 ngày tính từ khi bắt đầu lập hồ sơ đến ngày nhận được vốn vay, nhanh hơn thời gia chờ đợi bên NHNo&PTNT là 0.5 ngày. Nhìn chung thời gian chờ đợi vốn vay của hai ngân hàng là không quá dài, sự chênh lệch thời gian chờ đợi giữa hai ngân hàng NHNo&PTNN và NH CSXH là không lớn, chỉ hơn nhau 0.5 ngày.

4.4.6.5. Những thuận lợi

- Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo ngành ngân hàng ưu tiên tập trung vốn cho nông nghiệp và thực tế các chính sách tín dụng đã có tác động mạnh mẽ trong việc khơi thông nguồn vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển.

- Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, ban đại diện hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH, NN&PTNT và các ban ngành đoàn, ngân hàng cấp trên và chính quyền cơ sở xã Động Quan với chức năng quyền hạn của mình đã tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho quá trình triển khai, thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi được thuận lợi đến tay người nông dân trên địa bàn xã.

- UBND xã Động Quan đã thành lập ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, đã chỉ đạo kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn được phân công quản lý.

40

- Các chương trình chính sách đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân vào trồng, chăm sóc và thu hoạch măng Bát Độ, cải thiện đời sống hộ nông dân, giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách trong xã thốt khỏi đói nghèo.

- Nhờ có hệ thống tổ TK&VV nằm tại các thơn bản của UBND xã đã truyền tải được nguồn vốn vay đến tận tay người vay một cách nhanh chóng và kịp thời. Chương trình vay vốn phục vụ sản xuất măng Bát Độ đã và đang được UBND huyện và UBND xã Động Quan quan tâm và chỉ đạo sát sao, nên quá trình tiếp cận nguồn tín dụng chính thức đầu tư vào chương trình măng Bát Độ đang có nhiều thuận lợi.

- "Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính sách tín dụng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quy mô nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn cịn nhỏ và thấp so với nhu cầu. Nơng dân vẫn khó tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển, mở rộng sản xuất", Chủ tịch Hội Nơng dân khẳng định.

- Nhằm tìm giải pháp khơi thơng tín dụng ngân hàng giúp nơng dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn vay của ngân hàng, TƯ Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo quy mơ tồn quốc với chủ đề: “Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp”

- Đến ngày 30/09/2017, Dư nợ cho vay nơng nghiệp, nơng thơn tồn quốc đạt trên 1.350.000 tỷ đồng, tăng 12.1% so với năm 2016 và tăng 10.6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 22% dư nợ cho vay nền kinh tế. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 171.000 tỷ đồng, tăng 9.2% so với 2016.

- Trong đó, tính đến hết tháng 6/2017, dư nợ cho vay tại tất cả các xã phục vụ xây dựng nông thôn mới đạt 660.667 tỷ đồng, tăng 15,22% so với thời điểm cuối năm 2015.

- Tỉ lệ nợ xấu trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn cịn 1,53%, thấp hơn so với nợ xấu toàn nền kinh tế. Cịn riêng với người nơng dân vay của ngân hàng

41

Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân thông qua Hội Nông dân Việt Nam nợ q hạn chỉ có trung bình 0,32%, đây là con số rất lý tưởng.

- Tuy nhiên, quy mơ nguồn vốn cho vay cịn thấp, việc tiếp cận nguồn tín dụng cịn khó khăn. Qua triển khai chính sách cịn một số vướng mắc.

- "Hội thảo sẽ tìm các giải pháp, cách tháo gỡ để người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, góp phần tái cơ cấu nơng nghiệp thành cơng.

- Về tiếp cận tín dụng, báo cáo cho thấy cách tiếp cận tín dụng chính thức là một cơng cụ quan trọng giúp xố đói, giảm nghèo. Tuy vậy, các hộ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất thì thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng. Theo khảo sát, có khoảng trên 28% hộ gia đình có ít nhất một khoản vay, trong khi có tới hơn 71% hộ khơng có khoản vay nào. Trong số 60 hộ gia đình điều tra ngẫu nhiên tại địa bàn xã thì có 24 hộ có ít nhất 1 khoản vay, có 2 hộ có khoản vay thứ 2 và khơng có hộ nào có khoản vay thứ 3.

- Ngồi ra, vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng trong việc tiếp cận tín dụng, tỷ lệ hộ có các khoản vay mà có chủ hộ khơng biết đọc, biết viết tăng lên. Tỷ lệ hộ thiểu số tiếp cận tín dụng tăng lên, bao gồm cả tín dụng chính thức. Nhóm hộ nghèo nhất có sự gia tăng về tiếp cận tín dụng trong khi các hộ thuộc nhóm giàu thứ 2 lại giảm.

- TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, các hộ nơng dân có nhu cầu muốn vay được vốn thì chính các hộ nơng dân phải hành động, khơng chỉ quanh năm sản xuất với mảnh ruộng và một số vật nuôi.

- “Việc cho vay vốn không chỉ để giải quyết xóa đói giảm nghèo trước mắt. Vay vốn và để tạo ra sức sản xuất hàng hóa lớn trong nơng nghiệp với sự chun mơn hóa. Muốn làm được như vậy, các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... cần phải gần gũi hơn và hiểu thấu đáo nhiều hơn đối với các hộ nghèo cũng như những mong muốn và nhu cầu của họ. Cần có các hướng dẫn để cho người nông dân sử dụng khoản vay tín dụng hiệu quả hơn. Cần có sự bắc cầu giữa các nhà

42

tín dụng với các hộ nơng dân nghèo và các tổ chức xã hội chính là người làm cầu nối cho việc tiếp cận đó”.

4.4.6.6. Khó khăn

- Việt Nam là một nước nơng nghiệp có 69.4% dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn và chiếm gần 20% tổng thu nhập quốc dân (Tổng cục thống kê năm 2011). Cho nên có thể nói rằng nơng nghiệp nước ta vẫn ln là mặt trận hàng đầu, có tầm quan trọng chiến lược. Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nơng thơn, tăng thu nhập cho nơng dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nơng thơn Việt Nam trong tiến trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước. Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp hay để mua máy móc thay cho lao động thủ cơng nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, mua giống, phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng tốt địi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp cũng như người nông dân phải đầu tư thêm nhiều vốn. Nhưng lượng vốn vay bao nhiêu thì đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thời gian vay và lãi suất vay ở mức độ nào thì hộ có thể chấp nhận được với lượng vốn vay và thời hạn vay như vậy? Bên cạnh đó việc xác định thời điểm nào người nơng dân có nhu cầu vay vốn cao? Làm thế nào để nông dân tiếp cận tín dụng một cách kịp thời và thuận lợi nhất? Những hộ nơng dân khi đã có vốn thì họ sản xuất kinh doanh như thế nào? Có sử dụng vốn vay đúng mục đích khơng? Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức cung cấp tín dụng cần quan tâm để có kế hoạch cung ứng vốn cho các hộ nơng dân kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất. Đặc biệt khi đã hội nhập quốc tế, để các mặt hàng nơng sản có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới đòi hỏi có nguồn vốn lớn đáp ứng u cầu cơng nghệ chất lượng cao và mở rộng sản xuất. Để đáp ứng cho yêu cầu cấp bách này, đã có rất nhiều tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ cung ứng nguồn vốn đầu vào cho nông nghiệp. Trong đó, NHNo&PTNT một tổ chức ra đời từ lâu và tồn tại kỳ cựu đến hôm nay

43

đã đóng vai trị quan trọng hàng đầu và là người bạn đồng hành trong việc hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn, Động Quan vốn là một xã thuần nông, đời sống một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do đó nhu cầu về vốn để mở rộng, phát triển nông nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện nói chung và bà con nơng dân xã Động Quan nói riêng.

- Bên cạnh đó ngân hàng Chính sách xã hội cũng là một sự lựa chọn cho các hộ nông dân và doanh nghiệp vay vốn. Hiện nay Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp nơng thơn, trong đó có chính sách ưu đãi về vay vốn đối với ngân hàng chính sách dành cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay mượn vốn vào đầu tư kinh doanh, sản xuất tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nơng hộ. Từ đó giải quyết và tháo gỡ được những khó khăn về nhu cầu vốn của hộ.

- Trên thực tế các hộ nông dân trồng măng Bát Độ trên địa bàn xã đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng chính thức và cả kỹ thuật trồng, chăm sóc măng Bát Độ vì trình độ dân trí cịn hạn chế, lao động chưa qua đào tạo và chủ yếu hoạt động trong nơng nghiệp. Từ đó gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong q trình tiếp cận nguồn TDCT. Bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận nơng dân nhất là hộ nghèo vẫn còn tư tưởng ỉ lại, trông chờ vào bao cấp của Nhà nước không muốn vươn lên thốt nghèo, thậm chí muốn xin vào hộ nghèo để được hưởng chính sách, cùng với đó là trình độ quản lý vốn cịn thấp, nên trách nhiệm sử dụng vốn chưa thực sự có hiểu quả, một bộ phận vay chưa chấp hành đúng quy định trong việc sử dụng vốn vay, đến kỳ hạn không trả được nợ dẫn đến nợ quá hạn phát sinh, lãi tồn đọng, ảnh hưởng đến chấp lượng tín dụng và mất uy tín của hộ nơng dân đối với tín dụng chính thức.

-Thực tế, hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng đã góp phần cho tín dụng nơng nghiệp nơng thơn nói chung và tín dụng cho hộ gia đình nơng thơn nói riêng phát triển. Quy trình, nghiệp vụ cho vay trong việc tiếp cận khách hàng, thẩm định rủi ro, giải ngân và giám sát mục đích sử dụng vốn, thu nợ được hồn thiện, xử lý nhanh chóng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay nơng nghiệp nơng thơn

44

nói chung ln ở mức thấp hơn 3% theo yêu cầu của NHNN và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của ngành Ngân hàng.

-Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay cho nông nghiệp nông thơn cịn một số hạn chế như:

 Thứ nhất, nguồn vốn cung ứng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tập trung chủ yếu ở một số ngân hàng có chức năng đặc thù phát triển nông nghiệp nơng thơn (Agribank), thực hiện vai trị chính sách xã hội (NHCSXH) hoặc do các tổ chức tài chính vi mơ nhỏ lẻ cung ứng. Q trình cấp tín dụng nhiều lúc cịn mang tính hỗ trợ tạm thời theo hướng trợ cấp chính sách hơn là phát huy vai trò thực sự của dịng tín dụng chính thức đúng nghĩa.

 Thứ hai, khu vực nông nghiệp nông thôn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các biến động bất thường từ thị trường nông sản hay các yếu tố bất khả kháng như thiên tai. Điều này làm giảm động lực cung ứng vốn cho hộ gia đình nơng thơn từ hệ thống cung ứng tín dụng đồng thời làm hạn chế hiệu quả từ nguồn tín dụng hiện tại đang được cung ứng.

 Thứ ba, tại các khu vực nông thôn hiện nay, quy mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ, chưa phát huy được lợi thế theo quy mô, chưa ứng dụng nhiều công nghệ cao và tiến bộ khoa học nhiều vào sản xuất, cịn thiếu tính quy hoạch vùng nơng sản mang tầm quốc gia và khu vực...

Bảng 20 Những rào cản của các bên liên quan trong kết nối cung – cầu tín dụng. Các bên liên quan Thuận lợi Những rào cản trong kết nối cung cầu tín dụng

Hướng tháo gỡ rào cản, tăng cường tiếp cận tín

dụng nơng hộ 1. Nơng hộ trồng măng Có đất đai sản xuất, có tài sản thế chấp, tiếp cận được nguồn thơng tin tín dụng chính thức trên địa bàn Trình độ học vấn của chủ hộ Sợ mắc nợ ngân hàng

Mối quan hệ của chủ hộ

Các nông hộ cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn trước khi vay vốn, xác định mục đích vay vốn dể làm gì? Đầu tư vào cây gì, con gì? Cần sử dụng vốn đúng mục

45

Uy tín của chủ hộ đối với ngân hàng tín dụng Địa vị xã hội của chủ hộ

Rủi ro trong sản xuất.

đích xin vay.

Tạo dựng sự tin tưởng, uy tín đối với ngân hàng

Nắm bắt kịp thời các thông tin từ mọi nguồn tin tức như cán bộ địa phương, cán bộ tín dụng, cán bộ ngân hàng, đài, báo và tivi…

2. Ngân hàng

nông nghiệp

Tạo điều kiện cho các nơng hộ có kế hoạch sản xuất được vay vốn vào đầu tư và sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Lãi suất ngân hàng cao, cần có tài sản thế chấp.

Giảm lãi suất vay

Tuyên truyền, truyền tải thông tin ưu đãi của ngân hàng đến các nông hộ, thu hút nơng hộ có nhu cầu vay vốn tìm đến ngân hàng. Tổ chức các cuộc mít tinh, giao lưu, đối thoại trực tiếp với người dân, để kéo xích lại khoảng cách giữa người nông dân và ngân hàng.

3. Ngân hàng

chính sách

Ưu tiên cho các hộ có hồn cảnh khó khăn vay vốn vào sản xuất măng Bát Độ, không yêu cầu tài sản thế chấp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ

Khoản vốn giải ngân đến nơng hộ vay vốn ít, khơng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông hộ

Tăng lượng vốn giải ngân Cán bộ ngân hàng phải thường xuyên tuyên truyền

Một phần của tài liệu Phân tích rào cản trong tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trồng măng bát độ trên địa bàn xã động quan, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)