II Quy mô giao dịch
Chào bán IPO giảm mạnh so với năm
Năm 2019 chỉ có 4 phiên IPO diễn ra tại Sở GDCK Hà Nội, giảm 6 phiên so với năm 2018, theo đó tổng số cổ phần chào bán chỉ hơn 10 triệu cổ phần, giảm 99% so với năm 2018. Tổng số cổ phần trúng giá đạt hơn 2,7 triệu cổ phần, giảm 99,5% so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ thành công đạt 27%, giảm một nửa so với năm 2018. Số tiền thu về từ IPO chỉ đạt 96,4 tỷ đồng, tương đương 1,13% so với năm 2018 (8.470 tỷ đồng)
Hình 6: Số cổ phần trúng giá giai đoạn 2015-2019
Cục Tài chính doanh nghiệp và Sở GDCK Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai các quy định liên quan đến cổ phần hóa, thối vốn Nhà nước (20.12.2019)
Năm 2019 đánh dấu 10 năm hoạt động và phát triển của thị trường TPCP. Trải qua chặng đường 10 năm, thị trường TPCP đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, hỗ trợ cơng tác phối hợp điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ, đồng thời góp phần củng cố hình ảnh và độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. Thị trường TPCP đã xác lập được nền tảng của thị trường trái phiếu theo tiêu chuẩn quốc tế, với việc hoàn thiện khung pháp lý lên một cấp độ mới cùng với tính minh bạch và thanh khoản được cải thiện, các
chủ thể tham gia thị trường ngày càng phát huy được vai trị, đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thị trường TPCP đã và đang làm tốt chức năng huy động vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển với khối lượng phát hành TPCP bình quân đạt khoảng 230 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2015- 2019, tăng 55% so với bình quân giai đoạn 2009-2014.
Hình 7: Giá trị giao dịch bình quân phiên giai đoạn 2009 - 2019
Trong suốt 10 năm, thị trường TPCP đã phát triển ấn tượng cả về quy mô và chiều sâu. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, quy mô thị trường TPCP của Việt Nam tăng trưởng bình quân 30%/năm trong 10 năm qua, dẫn đầu các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Á cũng như khu vực ASEAN + 3. Quy mô niêm yết tính đến hết 31/12/2019 đạt 23% GDP năm 2018. Thanh khoản của thị trường tăng từ 365 tỷ đồng/phiên năm 2009 lên mức hơn 9.030 tỷ đồng/phiên năm 2019 (tăng 24,6 lần so với năm 2009). Từ năm 2017, tỷ trọng giao dịch repos đã vượt giao dịch outright, trái phiếu đã trở thành cơng cụ tài chính khơng chỉ để nắm giữ và hưởng lãi suất mà cịn là cơng cụ mua đi
Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường TPCP đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực hơn với sự xuất hiện của nhiều đối tượng tham gia như các tổ chức bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp 100% vốn nước ngoài... Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của các công ty bảo hiểm đã tăng lên mức 55% so với thời kỳ đầu 20,4%, trong khi các ngân hàng thương mại đã giảm mức nắm giữ xuống 45% so với thời kỳ đầu 80%.
Năm 2019 tiếp tục là một năm thành công của thị trường TPCP, trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, các kỷ lục mới về kỳ hạn, lãi suất, quy mô và thanh khoản đã được xác lập.