Các thiết bị đầu ra (output)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, THIẾT kế và CHẾ tạo mô HÌNH tủ điện cấp NGUỒN tự ĐỘNG, điều KHIỂN CHO hệ THỐNG CHỮA CHÁY (Trang 38 - 41)

CHƢƠNG 2 : GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG

2.3. Các thiết bị đầu ra (output)

2.3.1. Relay

2.3.1.1. Tổng quan về relay

Relay (xem hình 2.11) là một cơng tắc điện từ được vận hành bởi một dịng điện tương đối nhỏ có thể bật hoặc tắt một dòng điện lớn hơn nhiều. Trái tim của relay là một nam châm điện (một cuộn dây trở thành một nam châm tạm thời khi dòng điện chạy qua nó). Relay được xem như là một loại đòn bẩy điện: Khi bật nó bằng một dòng điện nhỏ và nó bật (“địn bẩy”) một thiết bị khác sử dụng dịng điện lớn hơn nhiều.[3]

Hình 2.10. Một số loại relay trong công nghiệp AO: Analog output AO: Analog output

G: GND +: VCC

2.3.1.2. Cấu tạo

Về cấu trúc cơ bản của relay (rơ – le) sẽ bao gồm một cuộn dây kim loại đồng hoặc nhôm được quấn quanh một lõi sắt từ. Bộ phận này có phần tĩnh được gọi là ách từ (Yoke) và phần động được gọi là phần cứng (Armature). Phần cứng sẽ được kết nối với một tiếp điểm động, cuộn dây có tác dụng hút thanh tiếp điểm lại để tạo thành trạng thái NO và NC. Mạch tiếp điểm (mạch lực) có nhiệm vụ đóng cắt các thiết bị tải với dòng điện nhỏ và được cách ly bởi cuộn hút. [3] Xem hình (2.12)

Hình 2.11. Cấu tạo cơ bản của relay

2.3.1.3. Nguyên lý hoạt động

Khi dịng điện chạy qua mạch thứ nhất (1), nó sẽ kích hoạt nam châm điện. Từ đó tạo ra từ trường để thu hút một tiếp điểm (màu đỏ). Sau đó sẽ kích hoạt mạch thứ hai (2). Khi tắt nguồn, một lò xo được lắp trước vào tiếp điểm sẽ có nhiệm vụ là kéo tiếp điểm trở lại vị trí ban đầu, tắt mạch thứ hai lại một lần nữa. [3] Xem hình (2.13)

Hình 2.12. Nguyên lý hoạt động của relay

2.3.2. Contactor

2.3.2.1. Tổng quan về contactor

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mơ hình tủ điện cấp nguồn tự động, điều khiển cho hệ thống chữa cháy

vượt quá giới hạn dòng điện quá tải của mạch điện. Việc đóng cắt cơng tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện. Thủy lực hay khí nén. Thơng thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện hay một cách gọi khác là contactor điện từ. [3]

Những năm gần đây người ta đã chế tạo loại contactor không tiếp điểm. Việc đóng ngắt được thực hiện bằng cách cho các xung điện để khóa hoặc mở các van bán dẫn (thyristor, triac). Loại khởi động từ khơng tiếp điểm có tần số đóng cắt lớn, có thể tới 1800 lần trong một giờ. [3]

Hình 2.13. Một số loại contactor thông dụng

2.3.2.2. Cấu tạo

Cấu tạo cơng tắc tơ [3] (xem hình 2.17) bao gồm:

- Nam châm điện: gồm có các chi tiết: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm; Lõi sắt; Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

- Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mịn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

- Hệ thống tiếp điểm cơng tắc tơ: gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ

- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dịng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của công tắc tơ trong tủ điện làm mạch từ hút lại.

- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở.

- Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong công tắc tơ ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi công tắc tơ ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở.

Hình 2.14. Cấu tạo của contactor

2.3.2.3. Thông số kỹ thuật của contactor 3 pha LS-9A

Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật của Contactor 3 pha LS-9A

Tên thơng số Đặt tính

Mã sản phẩm: MC-9b

Số cực: 3

Dòng định mức: 9A

Công suất: 4kW

Tiếp điểm phụ: 1a1b

Cuộn hút: 220V, 380V,...

Điện áp hoạt động: 690VAC

Điện áp thử nghiệm xung (Uimp): 6kV

Độ bền cơ học: 2.5 triệu lần đóng cắt

Tiêu chuẩn: IEC 60947

Tương thích rơ le nhiệt: MT-32

Xuất xứ: LS Hàn Quốc

Bảo hành: 12 tháng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu, THIẾT kế và CHẾ tạo mô HÌNH tủ điện cấp NGUỒN tự ĐỘNG, điều KHIỂN CHO hệ THỐNG CHỮA CHÁY (Trang 38 - 41)