6. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
3.2.3. Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng thường xuyên sẽ góp phần giúp cho hoạt động tín dụng thêm lành mạnh, chấn chỉnh ngay những vấn đề xảy ra gây nguy cơ rủi ro cho hoạt động tín dụng. Chi nhánh cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục đầu tư đối chiếu với hoạt động thực tế của khách hàng,
cập nhật hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi chặt chẽ dịng tiền thanh tốn, kiểm tra sử dụng vốn đúng quy định, vì nếu việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả khách hàng mới có thể hồn trả gốc và lãi đúng hạn. Theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, đảm bảo tiến độ trả nợ đúng cam kết. Việc cấp tín dụng mới chỉ thực hiện dựa trên nguyên tắc lựa chọn những phương án khả thi hiệu quả, có nguồn thanh tốn đảm bảo và chi nhánh có khả năng kiểm sốt được nguồn tiền thanh tốn. Đối với tài sản đảm bảo, yêu cầu đơn vị hoàn thiện thủ tục pháp lý theo đúng quy định hiện hành khi tài sản đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo, khuyến nghị mua bảo hiểm cho các cơ sở kinh doanh của đơn vị và Ngân hàng là người thụ hưởng đầu tiên trong các hợp đồng bảo hiểm.
Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngồi ra, việc nhận diện rủi ro thơng qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, nó địi hỏi cán bộ tín dụng phải ln theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Việc phát hiện những dấu hiệu rủi ro cần phải có sự thơng tin liên lạc trong hệ thống, các cán bộ đều có trách nhiệm thơng báo cho cán bộ tín dụng, cán bộ rủi ro những dấu hiệu rủi ro, tạo cơ chế thông tin linh hoạt.
Ngoài ra, việc báo cáo kịp thời theo đúng yêu cầu về rủi ro cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác kiểm sốt, quản trị rủi ro tín dụng. Báo cáo có kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp và sử dụng biểu tượng đèn giao thơng với tín hiệu đỏ, vàng, xanh thể hiện các cấp độ rủi ro tín dụng. Các báo cáo phải thể hiện rõ các điểm nóng của tình hình, chi tiết danh mục khách hàng, kế hoạch hành động cụ thể, cũng như là kết quả của việc xử lý tồn tại đã đặt ra lần trước để tiếp tục tránh lặp lại các sai lầm như vậy mới có định hướng hành động tiếp theo. Định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý, định kỳ báo cáo hàng ngày và báo cáo tức thời.
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Công tác kiểm tra nội bộ là những nền tảng ban đầu cho việc triển khai hệ thống cảnh báo rủi ro. Việc phối hợp hai công cụ quản lý này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi phòng Kiểm tra nội bộ được tách ra thành đơn vị hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi công tác nghiệp vụ, tập trung trong công tác kiểm tra nội bộ và báo cáo quản lý tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay chi nhánh chưa có phịng Kiểm tra nội bộ gây khó khăn cho việc kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Chi nhánh cần bố trí những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phịng với tiêu chuẩn có phẩm chất trung thực và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thơng tin cũng như có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ. Định kỳ Phịng kiểm tra nội bộ có trách nhiệm kiểm tra thơng tin liên quan đến các khoản tín dụng và lập báo cáo số liệu tín dụng của chi nhánh; phản ánh kịp thời các thơng tin trọng yếu về tình hình vay trả nợ của khách hàng, tài sản bảo đảm. Các cán bộ Quan hệ khách hàng là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng có trách nhiệm phối hợp với cán bộ Kiểm tra nội bộ rà soát các dấu hiệu cảnh báo rủi ro có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Phòng Kiểm tra nội bộ sẽ thực hiện ra soát độc lập các bằng chứng của việc chấp hành các quy trình, quy định trong quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng và ghi nhận thông tin liên quan đến rủi ro trong hoạt động của khách hàng để ước tính rủi ro có thể xảy ra.
Phịng kiểm tra nội bộ khơng chỉ tính tốn báo cáo số liệu tín dụng chung của chi nhánh mà phải được đào tạo để phân tích báo cáo, xây dựng danh mục cho vay, phát hiện dấu hiệu rủi ro hệ thống, đề xuất biện pháp khắc phục với ban giám đốc. Chi nhánh phải quy định rõ trách nhiệm đối với cán bộ kiểm tra nội bộ, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra đồng thời khơng ngừng hồn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.