Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Minh

Trong thời gian nhằm tạo điều kiện hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Rà sốt lại chính sách phân loại nợ và quản trị chất lượng nợ

HDBank cần tiếp tục phát triển hệ thống phân loại nợ và xếp hạng khách hàng, bao gồm việc xây dựng các mơ hình tín dụng đối với từng phân khúc, và đánh giá chi tiết hơn khả năng tín dụng của từng khách hàng. Điều này sẽ tạo ra tiền đề cho những mơ hình đánh giá tín dụng tiên tiến hơn.

Ngồi ra, HDBank cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo hiệu quả để kịp thời điều chỉnh chính sách, mơ hình quản lý và thu hồi nợ. Ngồi ra, để cơng tác quản lý chất lượng nợ được tốt hơn, cần có hệ thống ghi nhận, giám sát và cảnh báo được tồn bộ tiến trình quản lý và thu hồi nợ từ sau vay tới khi khoản vay được tất tốn dựa trên vịng đời sản phẩm theo đặc thù phân khúc khách hàng. HDBank nên nghiên cứu và áp dụng mơ hình chi phí rủi ro theo đủ các mặt cắt khách hàng – sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh đồng thời lượng hóa được tồn bộ các yếu tố đầu vào.

- Đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

- Trong quá trình cho vay, ngân hàng cần có phương án giải ngân vốn vay phù hợp. Đối với khách hàng là cá nhân có thể giải ngân tiền mặt từng lần hoặc tồn bộ vốn vay, do thơng thường số tiền cho vay cá nhân là không lớn như doanh nghiệp.

- Tuỳ theo mức độ tin cậy đối với từng khách hàng mà áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp như: phải có tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm tiền vay, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tín chấp …

- Việc chuyển chức năng đòi nợ các khoản nợ xấu từ chi nhánh sang bộ phận thu hồi nợ của Hội Sở tuy đã góp phần giải phóng thời gian để chi nhánh có nhiều thời gian hơn dành cho việc kinh doanh, phát triển thị trường. Tuy nhiên có thể thấy rằng mơ hình địi nợ này hiệu quả vẫn cịn thấp khơng được như mong muốn vì hình thức địi nợ chủ yếu là gọi điện thoại thúc giục khách hàng. Thực tiễn cho thấy việc xử lý được các khoản nợ nhất là nợ xấu ngồi việc ngân hàng cùng chung tay chia sẻ tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn giúp đỡ khách hàng thì muốn thu được nợ cơng tác địi nợ phải quyết liệt bám sát địa bàn. Các khoản nợ xấu càng để lâu thì càng khó xử lý.

- Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng cần phải được thêm nhiều yếu tố về tính địa phương của từng vùng. Có như vậy mới phản ánh được hết mức độ rủi ro tổng quát của từng khách hàng.

- Bổ sung nhân lực, vật lực cho Khối Quản trị rủi ro của ngân hàng để xây dựng khối này thành một đơn vị chủ lực trong việc phòng ngừa, giải quyết xử lý các rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng trong hoạt động của hệ thống HDBank

- Thường xuyên đưa ra các thông tin, cảnh báo về những lĩnh vực, ngành hàng đang tiềm ẩn rủi ro để các đơn vị kinh doanh chủ động phòng ngừa, hạn chế rủi ro. HDBank cần hoàn thiện hơn nữa các quy định hướng dẫn việc bảo đảm tiền vay nhất là đối với các tài sản thế chấp là kho hàng, quyền địi nợ, hàng hóa ln chuyển, máy móc thiết bị đặc chủng chặt chẽ và dễ áp dụng để vừa bảo đảm hạn chế rủi ro, vừa có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Nghiên cứu và triển khai: cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của Pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó ln ln biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Trong thời gian tới, HDBank cần ban hành sổ tay tín dụng để nâng cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Cần thực hiện việc rà sốt, tái bản có điều chỉnh sổ tay tín dụng, 06 tháng lần đề cập các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 93 - 95)