Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội (Trang 44 - 47)

3. tượng, mục Đối tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Tổng quan về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Bảng 2. 1. GRDP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

GRDP(%) 8,2 7,85 7,17 7,62 5,68

Nguồn: Sở Công Thương thành phố Hà Nội

Là thủ đô của nước ta và một trong những thành phố mũi nhọn của cả nước, kinh tế thành phố Hà Nội luôn phát triển ổn định với mức tăng trưởng thường xuyên cao hơn bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng 1,34 lần so với năm 2015. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thủ đô được cải thiện rõ rệt. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn đứng trong top đầu cả nước.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước, bằng 39,2% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2019 đạt 8,67 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội dẫn đầu cả nước. Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước. Hà nội cũng giao thương chặt chẽ với nhiều địa phương, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước

b. Điều kiện xã hội và nguồn nhân lực

Song song với phát triển kinh tế thì trong những năm qua thành phố Hà Nội cũng chú trọng phát triển văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học…Đời sống người dân Thủ đơ ln có những chuyển biến và cải thiện ấn tượng. Các khu đô thị lớn, mới cùng những bệnh viện và trường học hàng đầu cả nước đều có mặt tại Hà Nội. Đến cuối năm 2020, tồn thành phố có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hồn thành trước thời hạn 2 năm mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nơng thơn

mới cao nhất cả nước. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 55 triệu đồng, gấp

1,36 lần so với năm 2016. Hà Nội cịn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương, hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh. Có thể nói, khơng những cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, mà vai trị, vị thế, uy tín của Thủ đơ ngày càng được nâng cao. Đây chính là những cơ sở để thành phố đặt ra những mục tiêu cao hơn, xa hơn trong giai đoạn tới.

Là trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có nguồn lao động dồi dào từ trong thành phố, cũng như là lao động từ các địa phương khác vào thành phố. Giai đoạn 2015-2020, trung bình mỗi năm, tồn thành phố tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 202.000 lượt người, đạt 132% so với kế hoạch. Nhờ đó, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 53,14% vào năm 2015 lên 70,25% vào năm 2020. Với vị thế có nhiều trường đại học lớn, và lượng trường nghề cũng đa dạng, nguồn lao động có trình độ đại học, cao đằng nghề của Hà Nội cũng khá nhiều. Thành phố cũng đang chú trọng khai thác lượng nhân lực bền vững, có tay nghề, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ để có nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp lớn đặc biệt là những tập đoàn xuyên quốc gia, doanh nghiệp FDI.

c.Cơ sở hạ tầng – kĩ thuật

Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách cơng cộng và hạ tầng xã hội. Ước tính đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng của thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là 10,05% và 20,05%. Bên cạnh đó, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô; từng bước phát triển vùng đô thị khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Đến nay, Hà Nội đã đạt diện tích nhà ở bình qn 27,25m2/người, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ đơ thị hóa của thành phố đạt 49,2%.

Hệ thống cầu đường, đường sá cũng được thành phố đã và đang cải thiện để hoạt động kinh tế, lưu thơng vận chuyển diễn ra hiệu quả nhất, tình trạng ùn tắc giao thơng, ngập lụt cũng được thành phố xử lý. Ngoài ra, với mục tiêu bảo vệ, cải thiện môi trường để đô thị phát triển bền vững, thành phố đã đầu tư hệ thống trạm quan trắc đánh giá ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nhất là ở những khu vực nguy cơ cao, từ đó nâng cao năng lực dự báo và có kế hoạch kiểm sốt ơ nhiễm cụ thể với lộ trình rõ ràng.

Với những điều kiện tiên quyết về kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng mà thành phố Hà Nội đã và đang xây dựng, củng cố sẽ là những nền tảng vững chắc đầu tiên trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi từ EU vào thành phố. Bên cạnh đó, thì những nhà đầu tư EU u cầu khá cao trong môi trường đầu tư, hệ thống hành chính cũng như là các ưu đãi đầu tư và với sự phát triển ổn định về mọi mặt đây được coi là lợi thế so sánh không hề nhỏ cho thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào thành phố Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w