3. tượng, mục Đối tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.3 Một số kiến nghị về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, Bộ Kế hoạch-Đầu tư
a. Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ: tạo điều kiện cho thủ đơ tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngồi, đầu tư chi phí hạ tầng, vốn, chính sách hỗ trợ, tăng cường hỗ trợ các dự án về truyền thông giới thiệu tới các nước đầu tư tiềm năng, mở rộng thị trường với các chương trình quảng bá. Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất trên trang website trên các trang internet để quảng bá, giới thiệu đến anh em, bạn bè quốc tế về các ưu đãi khi đầu tư tại thành phố Hà Nội. Đồng thời tổ chức giới thiệu, tuyên truyền quảng bá thơng qua các sự kiện văn hóa, thể thao các phương tiện thơng tin đại chúng trong và ngoài nước.
Sau đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn, khơng chỉ vậy hoạt động thu hút cũng như đón đầu làn sóng đầu tư FDI từ EU từ hiệp định EVFTA cũng bị ảnh hưởng và hạn chế, vì thế các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ, giải quyết khó khăn của nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta đều nhìn thấy những cơ hội khá lớn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU ngay khi hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực nhưng hầu như doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội chưa thực sự quan tâm đầy đủ cũng như hiểu rõ về hiệp định cũng như cơ hội của nó. Vì thế trong thời gian, Nhà nước có thể cung cấp những thơng tin, giải thích những vướng mắc cho các doanh nghiệp, cũng như định hướng những công tác xúc tiến đầu tư FDI cần thiết và kịp thời.
b. Kiến nghị với Chính phủ
Các nghị định, quyết định được thơng qua bởi Chính Phủ hi vọng sẽ có nhiều những thuận lợi, ưu đãi cho cả phía từ doanh nghiệp trong nước cũng như đối với các nhà đầu tư. Các nghị định về kế hoạch đầu tư, chiến lược quy hoạch, ưu đãi các ngành ưu tiên chọn lọc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cho từng địa phương nói chung cũng như cho thành phố Hà Nội.
Chính phủ nên cho doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài thấy rõ các kế hoạch chống dịch, biện pháp từng giai đoạn. Bởi việc nhìn được kế hoạch chống dịch của Chính phủ sẽ hỗ trợ rất tốt về kế hoạch của doanh nghiệp. Hiện các chuỗi sản xuất đứt gãy đang ở trên bình diện thế giới, khu vực và rõ nhất đối với các nền sản xuất mở cửa. Vì vậy, lộ trình kế hoạch cần được đưa ra để cộng đồng hiểu được việc họ quay trở lại với sản xuất bình thường. Chính phủ luôn phải chia sẻ, lắng nghe doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh.
Đồng thời cho phép các doanh nghiệp được mở lại sản xuất - kinh doanh theo cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn do Bộ Y tế phê duyệt. Điều đặc biệt quan trọng hiện nay là các quy định phòng, chống dịch phải bảo đảm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh mỗi nơi làm một kiểu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư EU hoạt động trong thời gian dịch Covid 19 đang diễn ra khá phức tạp
c. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch-Đầu tư
Là cơ quan mũi nhọn trong hoạt động quản lý và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Bộ cần theo sát, chủ động thanh tra, kiểm tra công tác QLNN của thành phố Hà Nội trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU. Bên cạnh đó, các chương trình, đề xuất, dự kiến mà Đảng ủy Thành phố gửi lên Bộ cũng mong được Bộ có thể phê duyệt, định hướng các hoạt động giải quyết. Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý, thành phố Hà Nội cũng mong muốn có những tham mưu kịp thời, chỉ đạo thực hiện kịp thời cho ban cán bộ quản lý của thành phố Hà Nội.