CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn thu thập dữ liệu:
Các đơn xin cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích và các đơn sáng chế/giải pháp hữu ích được ra Thơng báo kết quả thẩm định nội dung được thống kê trong Bảng thống kê kết quả giải quyết đơn hằng tháng năm 2020.
Công cụ thu thập dữ liệu:
• Mục tiêu 1: Xây dựng biểu mẫu thu thập dữ liệu từ các văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích được cơng bố trên phần mềm Microsoft Excel (Phụ lục 01).
• Mục tiêu 1, 2: Xây dựng biểu mẫu thu nhập dữ liệu từ các đơn sáng chế/giải pháp hữu ích được ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ (Phụ lục 02) và các đơn sáng chế/giải pháp hữu ích được ra Dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ trên phần mềm Microsoft Excel (Phụ lục 03).
Trình tự thu thập dữ liệu:
- Từ bảng thống kê kết quả giải quyết đơn hằng tháng, rút ra các đơn sáng chế/giải pháp hữu ích trong lĩnh vực dược (có mã phân loại Bằng sáng chế Quốc tế IPC là A61K và A61P) được cấp bằng/ra Thông báo dự định từ chối/quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ năm 2020.
- Từ các đơn sáng chế/giải pháp hữu ích đó, tra cứu trên “Thư viện số về sở hữu công nghiệp” trên nền tảng WIPO Publish của Cục Sở hữu trí tuệ rút ra nội dung bằng/Thơng báo dự định từ chối/quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
• Mục tiêu 1: Thu thập các thông tin về các văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích được cơng bố theo biểu mẫu đã xây dựng (Phụ lục 01), bao gồm: số đơn, tên SC/GPHI, quốc tịch của chủ đơn, chủ thể, đối tượng được bảo hộ, tháng cấp…
• Mục tiêu 2: Thu thập các thông tin về các đơn sáng chế/giải pháp hữu ích được ra Thơng báo dự định từ chối/quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ (Phụ lục 02 và 03), bao gồm: số đơn, tên SC/GPHI, đánh giá nêu trong Thông báo kết
33
quả thẩm định nội dung, quốc tịch của chủ đơn, chủ thể, đối tượng được bảo hộ, thời điểm ra Thông báo…