Tần suất đơn giải pháp hữu ích được thẩm định nội dung theo chủ

Một phần của tài liệu TRẦN MAI ANH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG cấp văn BẰNG bảo hộ SÁNG CHẾ, GIẢI PHÁP hữu ÍCH TRONG LĨNH vực dược tại cục sở hữu TRÍ TUỆ năm 2020 LUẬN văn THẠC sĩ dược học (Trang 54 - 99)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả cơ cấu đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích được

3.1.11. Tần suất đơn giải pháp hữu ích được thẩm định nội dung theo chủ

Tần suất đơn giải pháp hữu ích được thẩm định nội dung theo chủ thể được thể hiện trong bảng sau đây, với lưu ý rằng, một đơn giải pháp hữu ích có thể có nhiều hơn 1 chủ thể đăng ký bảo hộ:

Bảng 3.18. Tần suất đơn giải pháp hữu ích được thẩm định nội dung theo chủ thể

STT Chủ thể Chủ thể được cấp Chủ thể không được cấp Số lượt Tỷ lệ (%) Số lượt Tỷ lệ (%)

1 Trường đại học 2 40,0 1 25,0

2 Doanh nghiệp 1 20,0 1 25,0

3 Viện nghiên cứu 1 20,0 2 50,0

4 Cá nhân 1 20,0 - -

Tổng 5 4

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các chủ thể của các văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích được cấp, trường đại học là chủ thể sở hữu phần lớn văn bằng bảo hộ với 40%.

Về các đơn giải pháp hữu ích khơng được cấp, 50% số giải pháp hữu ích khơng được cấp thuộc về chủ thể viện nghiên cứu – chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với 2 chủ thể còn lại là doanh nghiệp, trường đại học.

3.1.12. Cơ cấu đơn sáng chế được thẩm định nội dung theo thời điểm ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn

Cơ cấu đơn sáng chế được thẩm định nội dung theo thời điểm ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung được trình bày trong bảng sau đây:

44

Bảng 3.19. Cơ cấu đơn sáng chế được thẩm định nội dung theo thời điểm ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn

STT Tháng cấp/ Tháng ra Thông báo

Số đơn được cấp Số đơn không được cấp SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Tháng 6 44 12,6 57 11,4 2 Tháng 7 42 12,1 59 11,8 3 Tháng 9 42 12,1 30 6,0 4 Tháng 5 42 12,1 52 10,4 5 Tháng 8 38 10,9 54 10,8 6 Tháng 10 34 9,8 48 9,6 7 Tháng 11 34 9,8 25 5,0 8 Tháng 3 21 6,0 41 8,2 9 Tháng 4 21 6,0 23 4,6 10 Tháng 2 11 3,2 23 4,6 11 Tháng 1 10 2,9 23 4,6 12 Tháng 12 9 2,6 64 12,8 Tổng 348 100 499 100

Nhận xét: Nhìn chung, các văn bằng bảo hộ sáng chế được cấp nhiều hơn vào giữa năm (từ tháng 5 đến tháng 11 – chiếm 79,4% số đơn).

Các Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn sáng chế được ra nhiều hơn vào cuối năm (trong các tháng 5-8, 12 – chiếm 57,2%).

3.1.13. Cơ cấu đơn giải pháp hữu ích được thẩm định nội dung theo thời điểm ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn

Sau đây là cơ cấu đơn giải pháp hữu ích được thẩm định nội dung theo thời điểm ra Thông báo thẩm định nội dung đơn.

45

Bảng 3.20. Cơ cấu đơn giải pháp hữu ích được thẩm định nội dung theo thời điểm ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn

STT

Tháng cấp/ Tháng ra Thông báo

Số đơn được cấp Số đơn không được cấp SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 T10/2020 2 40,0 - - 2 T6/2020 1 20,0 1 25,0 3 T7/2020 1 20,0 1 25,0 4 T8/2020 1 20,0 - - 5 T12/2020 - - 2 50,0 Tổng 5 100 4 100

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy các văn bằng bảo vệ giải pháp hữu ích được cấp rải rác vào nửa cuối năm 2020.

50% số Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn giải pháp hữu ích được ra vào tháng 12, chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các tháng còn lại.

3.1.14. Cơ cấu đơn sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp bằng theo thời gian giải quyết hồ sơ sau khi có Thơng báo dự định cấp văn bằng bảo hộ

Cơ cấu đơn sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp bằng theo thời gian giải quyết hồ sơ sau khi có Thơng báo dự định cấp văn bằng bảo hộ được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 3.21. Cơ cấu đơn sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp bằng theo thời gian giải quyết hồ sơ sau khi có Thơng báo dự định cấp văn bằng

bảo hộ

STT Thời gian Đơn sáng chế được cấp Đơn giải pháp hữu ích được cấp

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

1 3 tháng 84 24,1 - -

2 4 tháng 77 22,1 - -

46 4 Khơng nộp phí 38 10,9 - - 5 7 tháng 18 5,2 - - 6 5 tháng 16 4,6 - - 7 1 tháng 12 3,4 1 20,0 8 6 tháng 8 2,3 - - 9 8 tháng 6 1,7 - - 10 9 tháng 6 1,7 - - 11 Chờ nộp phí 6 1,7 - - 12 10 tháng 2 0,6 - - 13 13 tháng 2 0,6 - - 14 0 tháng - - 1 20,0 Tổng 348 100 5 100

Nhận xét: Theo nghiên cứu cho thấy, các đơn sáng chế được cấp sớm nhất là sau 1 tháng (3,4%) từ khi có Thơng báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và muộn nhất là sau 13 tháng (0,6%). 67,2% số đơn sáng chế được cấp bằng sau 2- 4 tháng từ khi có Thơng báo dự định cấp văn bằng bảo hộ.

Các đơn giải pháp hữu ích được cấp muộn nhất là sau 2 tháng kể từ khi có Thơng báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và phần lớn số đơn giải pháp hữu ích được cấp bằng sau 2 tháng (chiếm tỷ lệ 60%).

3.2. Phân tích ngun nhân khơng được cấp của các đơn giải pháp hữu ích, giải pháp hữu ích trong lĩnh vực dược tại Cục Sở hữu trí tuệ năm 2020

3.2.1. Cơ cấu đơn sáng chế không được cấp theo kết quả Thông báo thẩm định nội dung

Kết quả khảo sát cơ cấu đơn sáng chế không được cấp theo kết quả thẩm định nội dung khơng đáp ứng được trình bày trong bảng sau đây, trong đó trình tự các kết quả Thông báo thẩm định nội dung đã được nêu cụ thể trong mục 1.1.5.3:

47

Bảng 3.22. Cơ cấu đơn sáng chế không được cấp theo kết quả Thông báo thẩm định nội dung

STT Kết quả thẩm định nội dung Số đơn SL Tỷ lệ (%)

1 Dự định từ chối 323 64,7

2 Quyết định từ chối 176 35,3

Tổng 499 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, số đơn sáng chế có dự định từ chối chiếm 64,7% số đơn sáng chế không được cấp, tỷ lệ này cao gần gấp đơi so với số đơn có quyết định từ chối (35,3%).

3.2.2. Cơ cấu đơn giải pháp hữu ích khơng được cấp theo kết quả Thơng báo thẩm định nội dung

Cơ cấu đơn giải pháp hữu ích không được cấp theo kết quả thẩm định nội dung khơng đáp ứng được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 3.23. Cơ cấu đơn giải pháp hữu ích không được cấp theo kết quả Thông báo thẩm định nội dung

STT Kết quả thẩm định nội dung Số đơn SL Tỷ lệ (%)

1 Dự định từ chối 4 100

Tổng 4 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các đơn giải pháp hữu ích khơng được cấp đều có dự định từ chối và khơng có đơn nào có quyết định từ chối.

3.2.3. Nguyên nhân đơn sáng chế có dự định từ chối nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Thơng tin về tần suất đơn sáng chế có dự định từ chối theo nguyên nhân nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ lần đầu được thể hiện trong bảng dưới đây, trong đó, thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ sẽ được làm rõ hơn trong mục 3.2.3.2:

48

Bảng 3.24. Tần suất đơn sáng chế có dự định từ chối theo nguyên nhân nêu trong Thông báo dự định từ chối

STTNguyên nhân nêu trong Thông báo

dự định từ chốiSố lượtTỷ lệ (%)

1 Thiếu sót khơng liên quan trực tiếp

đến điều kiện bảo hộ 270 83,6

2 Không đáp ứng điều kiện bảo hộ 101 31,3

Tổng 323

Nhận xét: Phần lớn các đơn sáng chế có dự định từ chối có thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ (83,6% số đơn).

3.2.3.1. Nguyên nhân đơn sáng chế không đáp ứng điều kiện bảo hộ nêu trong

Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Sau đây là bảng mô tả tần suất đơn sáng chế có dự định từ chối theo nội dung khơng đáp ứng điều kiện bảo hộ nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ lần đầu, phân loại theo “Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày

14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016” của Bộ Khoa học và Công nghệ, với

lưu ý rằng, các đơn khơng đáp ứng tính mới sẽ mặc nhiên khơng đáp ứng về trình độ sáng tạo:

Bảng 3.27. Tần suất đơn sáng chế có dự định từ chối theo nội dung khơng đáp ứng nêu trong Thông báo dự định từ chối

STTNội dung không đáp ứng nêu trong Thông báo

dự định từ chốiSố lượtTỷ lệ (%)

1 Tính mới 63 62,4

2 Tính sáng tạo 42 41,6

Tổng 101

Nhận xét: Trong các lý do không đáp ứng điều kiện bảo hộ nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ của đơn sáng chế, lý do khơng đáp ứng tính mới chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn (62,4% số đơn).

49

a) Nguyên nhân đơn sáng chế khơng đáp ứng tính mới nêu trong Thơng báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Kết quả phân tích cơ cấu đơn sáng chế có dự định từ chối theo lý do khơng đáp ứng tính mới nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ lần đầu được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 3.28. Cơ cấu đơn sáng chế có dự định từ chối theo lý do khơng đáp ứng tính mới nêu trong Thông báo dự định từ chối

STT Lý do khơng đáp ứng tính mới nêu trong Thơng báo dự định từ chối

Số đơn SL Tỷ lệ (%)

1 Trùng với giải pháp tại nước ngoài 62 98,4

2 Trùng với giải pháp tại Việt Nam 1 1,6

Tổng 63 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, 98,4% đơn sáng chế bị mất tính mới do giải pháp tại nước ngồi, trong đó 1,6% đơn sáng chế bị mất tính mới do giải pháp tại Việt Nam.

b) Ngun nhân đơn sáng chế khơng đáp ứng tính sáng tạo nêu trong Thơng báo

dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nghiên cứu các đơn sáng chế có dự định từ chối theo lý do khơng đáp ứng tính sáng tạo nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ lần đầu, cơ cấu của các đơn này phân loại theo “Quy chế thẩm định đơn đăng ký

sáng chế ngày 31/03/2010” của Bộ Khoa học và Công nghệ được trình bày trong

bảng sau đây:

Bảng 3.29. Cơ cấu đơn sáng chế có dự định từ chối theo lý do khơng đáp ứng tính sáng tạo nêu trong Thơng báo dự định từ chối

STT Lý do khơng đáp ứng tính sáng tạo nêu trong Thơng báo dự định từ chối

Số đơn SL Tỷ lệ (%)

1 Lựa chọn hiển nhiên 39 92,8

2 Thay thế tương tự 2 4,8

3 Kết hợp hiển nhiên 1 2,4

50

Nhận xét: Đối với các đơn sáng chế có dự định từ chối do khơng đáp ứng tính sáng tạo, 92,8% đơn sáng chế bị mất tính sáng tạo do giải pháp chỉ là lựa chọn hiển nhiên trong lĩnh vực kỹ thuật.

3.2.3.2. Nguyên nhân đơn sáng chế có thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Tần suất đơn sáng chế có Thơng báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ lần đầu ngoài các điều kiện bảo hộ cơ bản (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp) được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 3.25. Tần suất đơn sáng chế có Thơng báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo

hộ

Thiếu sót Số

lượt Tỷ lệ (%)

Yêu cầu bảo hộ chứa dấu hiệu bổ sung là chức năng, công

dụng 151 55,9

Phần mô tả viết chưa đúng quy chuẩn 43 15,9

Phạm vi bảo hộ sáng chế chưa rõ ràng 30 11,1

Thiếu bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung

so với bản tài liệu ban đầu đã nộp 14 5,2

Không đảm bảo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 10 3,7 Yêu cầu bảo hộ khơng đáp ứng tính thống nhất 9 3,3

Bản mơ tả chưa được Việt hóa hồn tồn 6 2,2

Chưa nộp đủ phí 5 1,9

Yêu cầu bảo hộ chứa đối tượng không được bảo hộ với

danh nghĩa sáng chế 2 0,7

Thiếu chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp 2 0,7

Yêu cầu bảo hộ nhiều hơn một đối tượng 1 0,4

Chưa trình bày tóm tắt các giải pháp kỹ thuật đã biết trong

phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế” 1 0,4

51

Nhận xét: Trong các thiếu sót không liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ khiến cho đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, 3 thiếu sót chiếm tỉ lệ nhiều nhất là:

- Yêu cầu bảo hộ chứa dấu hiệu bổ sung là chức năng, công dụng (55,9%); - Phần mô tả viết chưa đúng quy chuẩn (15,9%);

- Phạm vi bảo hộ sáng chế chưa rõ ràng (11,1%).

(*) Đối với các đơn sáng chế Việt Nam có dự định từ chối

Trong 9 đơn Việt Nam không được cấp trong năm 2020, có 2 đơn có quyết định từ chối (1 đơn xin rút đơn chuyển giải pháp hữu ích và 1 đơn do người nộp đơn trả lời khơng xác đáng). 7 đơn cịn lại có dự định từ chối có cơ cấu như sau:

- Theo chủ thể: 3 đơn của chủ thể viện nghiên cứu (chiếm 42,8%), 2 đơn của chủ thể cá nhân và 2 đơn của chủ thể doanh nghiệp (đều chiếm 28,6%);

- Theo nguồn gốc của đối tượng: 5 đơn có đối tượng bảo hộ có nguồn gốc hóa dược (chiếm 71,4%), 2 đơn có đối tượng có nguồn gốc dược liệu (chiếm 28,6%);

- Theo chiến lược bảo hộ: 6 đơn có chiến lược bảo hộ kéo dài (chiếm 85,7%), 1 đơn có chiến lược bảo hộ lần đầu (chiếm 14,3%);

- Theo đánh giá nêu trong Thông báo kết quả thẩm định nội dung: 7 đơn đều không đáp ứng điều kiện bảo hộ và 4 đơn cịn có thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ (cụ thể là do bản mô tả viết chưa đúng quy chuẩn – chiếm 57,1%);

- Trong 7 đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ, có 2 đơn khơng đáp ứng tính mới chiếm 28,6% số đơn (1 đơn bị mất tính mới do tài liệu trong nước, 1 đơn bị mất tính mới do tài liệu nước ngồi) và 5 đơn khơng đáp ứng trình độ sáng tạo chiếm 71,4% số đơn (4 đơn do chỉ là lựa chọn hiển nhiên từ các giải pháp kỹ thuật đã biết, 1 đơn do là thay thế tương tự các phương tiện đã biết).

52

3.2.4. Nguyên nhân đơn giải pháp hữu ích có dự định từ chối nêu trong Thơng báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Tần suất đơn giải pháp hữu ích có dự định từ chối theo nguyên nhân nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ lần đầu được trình bày trong bảng sau đây:

Bảng 3.26. Tần suất đơn giải pháp hữu ích có dự định từ chối theo nguyên nhân nêu trong Thông báo dự định từ chối

STT Nguyên nhân nêu trong Thông báo dự định từ chối

Số đơn SL Tỷ lệ (%)

1 Thiếu sót khơng liên quan trực tiếp

đến điều kiện bảo hộ 4 100

Tổng 4

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các đơn giải pháp hữu ích có dự định từ chối đều đáp ứng các điều kiện bảo hộ và cịn có thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ.

* Nguyên nhân đơn giải pháp hữu ích có thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Tần suất đơn giải pháp hữu ích có dự định từ chối theo nội dung không đáp ứng nêu trong Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ lần đầu theo thiếu sót khơng liên quan trực tiếp đến điều kiện bảo hộ được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 3.30. Tần suất đơn giải pháp hữu ích có dự định từ chối theo nội dung

Một phần của tài liệu TRẦN MAI ANH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG cấp văn BẰNG bảo hộ SÁNG CHẾ, GIẢI PHÁP hữu ÍCH TRONG LĨNH vực dược tại cục sở hữu TRÍ TUỆ năm 2020 LUẬN văn THẠC sĩ dược học (Trang 54 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)