Tổng quan về quá trình hình thành Cơng ty Cổ phần Workway và các nhân tố ảnh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Workway trên thị trường nội địa (Trang 25)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1. Tổng quan về quá trình hình thành Cơng ty Cổ phần Workway và các nhân tố ảnh

tố ảnh hưởng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2015, 1Office ra đời sau hơn 10 năm ấp ủ, “thai nghén” ý tưởng của ông Lê Việt Thắng ( Founder & CEO 1Office) về một phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp. Công ty được thành lập từ năm 2015 với trụ sở ban đầu ở 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, sau đó chuyển về trụ sở chính nằm ở Tầng 3 - Tịa G2 Five Star Garden - số 2 Kim Giang - Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội đến bây giờ. Năm 2018, Công ty mở thêm chi nhánh ở miền Nam, đánh dấu cho việc mở rộng thị trường. Sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển Công ty đã tạo được uy tín và tín nhiệm từ hơn 3.500 doanh nghiệp, 300.000 người dùng. Công ty Cổ Phần Workway không ngừng cải tiến, nỗ lực không ngừng để đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, đảm bảo cho mọi doanh nghiệp đều có thể thực hiện công cuộc chuyển đổi số và tiếp cận giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp với mức giá linh hoạt.

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Workway

- Trụ sở chính: Tầng 3, Tháp G2, Tịa nhà Five Star, Số 2 Kim Giang, Phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Mã số thuế: 0106920494

- Đại diện pháp luật: Lê Việt Thắng - Điện thoại: 0462972709

- Website: 1office.vn

- Loại hình cơng ty: Cơng ty Cổ phần ngồi Nhà Nước

Cơng ty Cổ phần Workway hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính cho các doanh nghiệp, phù hợp với ngành nghề được phếp hoạt động và kinh doanh theo quy định của Nhà Nước.

18

Sản phẩm của cơng ty Workway chỉ có duy nhất phần mềm 1Office – phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp trên 1 nền tảng duy nhất.

2.1.3. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần Workway

(Nguồn: Phịng Nhân sự – Cơng ty Workway)

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị bao gồm 5 thành viên chính. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, nhân danh công ty để đưa ra ra các quyết định thực hiện về quyền và nghĩa vụ của công ty cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhân viên trong công ty cũng như kêu gọi các nhà đầu tư, cổ đơng rót vốn.

- Ban Giám Đốc: (Board of Director) Là các cá nhân được hội đồng quản trị bầu ra để quản lý công ty và giám sát các chính sách, mục tiêu do hội đồng quản trị đưa ra cũng như đại diện cho hội đồng quản trị.

- Ban Quản lý: Là những cá nhân đại diện cho cổ đơng để theo dõi tình hình hoạt động của công ty cũng như tham gia vào các hoạt động quản trị, lên kế hoạch hướng đi tương lai cho cơng ty.

19

- Phịng Dev: Phụ trách xây dựng và phát triển phần mềm cũng như tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

- Phịng Kinh Doanh: Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng về sản phẩm cũng như thăm dò và tìm hiểu phân khúc thị trường để từ đó đưa các chiến lược, chính sách kinh doanh cho Ban Giám Đốc.

- Phịng Marketing: Thực hiện nhiệm vụ truyền thơng về sản phẩm trên các kênh mạng xã hội, kênh quảng cáo (Facebook, Google...) và tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho phịng kinh doanh cũng như phân tích nhu cầu thực sự của khách hàng cùng với phòng kinh doanh để từ đó có kế hoạch truyền thơng và chạy quảng cáo dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc

- Phịng HR: Nhiệm vụ chính là giám sát số lượng cũng như sự biến đổi nhân sự trong cơng ty và đề ra các chính sách khen thưởng, quy tắc trong cơng ty sau đó trình lên Ban Giám Đốc để áp dụng vào văn hóa cơng ty. Ngồi ra, phịng HR cịn bố trí nhân sự sao cho phù hợp với các vị trí trong cơng ty, thanh tốn lương cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.

- Phịng Kế tốn: Quản lý nguồn tài chính của cơng ty, thống kê các khoản tiêu chi của công ty và hiệu quả sử dụng nguồn tiền cho các mục đích khác nhau. Ngồi ra, phịng Kế tốn cịn chấp hành các hạch tốn, các chỉ tiêu tài chính theo quy định của pháp luật cũng như giám sát các hợp đồng của công ty để làm cơng tác kiểm tốn.

Nhận xét mơ hình: Cơng ty được tổ chức theo mơ hình phân cấp nhiệm vụ từ trên xuống dưới với quyền hành cao nhất là của Ban Giám Đốc rồi đến Ban Quản lý rồi trưởng phịng các bộ phận trong cơng ty, chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi tình hình của cơng ty cũng tham gia giải ngân, góp ý và đưa ra ý kiến về đường lối, chính sách phát triển của cơng ty trong tương lai. Mơ hình này giúp cho Ban Giám Đốc giảm được chi phí về quản lý các phịng ban và thuận lợi cho cơng tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực, nhưng mơ hình này có 1 yếu điểm đó là sự mâu thuẫn giữa các phịng ban nếu như cơng việc quy trình gặp sự cố.

2.1.4. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2017 – 2021

Kết quả sản xuất kinh doanh cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Từ các kết quả cũng như các chỉ số này ta có thể biết được doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không trong khoảng thời gian mà ta muốn so sánh, rút ra các điểm cần cải thiện cũng như các điểm tối ưu để lập tiếp các kế hoạch dài hạn tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

20

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh và số lượng người dùng của Công ty Cổ phần Workway trong giai đoạn 2017 – 2021

Năm Số người dùng (người) Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) Doanh thu (tỷ đồng) Chi phí marketing (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu so với

năm trước (%) 2017 70,890 - 7,145 1,262 - 2018 101,663 43.41 7,238 1,326 1.30 2019 150,623 48.16 13,11 3,493 81.13 2020 246,890 63.91 25,479 7,264 94.35 2021 302,765 22.63 16,987 3,546 -33.33

(Nguồn: Phịng Kế tốn – Cơng ty Workway)

Như ta có thể thấy, số người dùng mới của Cơng ty tăng đều qua các năm, cụ thể với năm 2018 tăng 69,73% so với năm trước, năm 2019 tăng 67,5% và tăng nhanh chóng vào năm 2020 với 2021 với tỷ lệ là 61,01% và 81,55%. Ngoài ra, doanh thu của công ty Workway qua các năm tăng trưởng khá là nhanh chóng. Cụ thể 2 năm đầu doanh thu của công ty chỉ dao động khoảng 7 tỷ, nhưng sau đó nhờ sự quảng bá cũng như tiềm năng của thị trường SaaS nên doanh thu của công ty tăng lên đến 13 tỷ vào năm 2019, đạt hơn 25 tỷ doanh thu vào năm 2020 nhưng do dịch Covid hoành hành nên doanh thu của 2021 bị chững lại (tính đến tháng 9/2021, giảm 33% so với 2020), nhưng với tình hình chỉ thị 15 gần đây của Nhà Nước thì Cơng ty kỳ vọng doanh thu sẽ tăng trở lại trong tương lai không xa.

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng

a. Các nhân tố vĩ mô ➢ Sự biến đổi kinh tế:

- Yếu tố lạm phát: Lạm phát trong nước ở nước ta ở mức cao. Điều này đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng bị giảm do phần mềm trả phí ln có giá thành cao, ngồi ra phụ thuộc vào nguồn tiền chi trả của doanh nghiệp, đồng thời lạm phát

21

cao cịn làm tăng chi phí đầu vào để tạo ra và cải tiến phần mềm cũng như trả lương cho cán bộ nhân viên và các chi phí khác liên quan đến Công ty Workway.

- Lãi suất: Năm 2018, Theo NHNN, hiện mặt bằng lãi suất cho vay do các ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Năm 2019, NHNN đã ban hành 2 quyết định có hiệu lực từ ngày 19/11/2019 về việc giảm lãi suất, theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao cũng giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.

Việc giảm lãi suất cho vay đã tạo nhiều thuận lợi to lớn cho Công ty Cổ phần Workway. Việc tiếp cận nguồn vốn cũng như vay vốn sẽ diễn ra dễ dàng hơn, cụ thể hơn là Công ty tiếp nhận nguồn vốn vay qua đối tác sử dụng phần mềm là MBBANK với lãi suất thấp trong thời gian dài. Cơng ty có nhiều cơ hội hơn trong cạnh tranh về giá cả đối với các đối thủ của mình. Lãi suất càng thấp thì Cơng ty sẽ càng thuận tiện hơn trong việc cân bằng dòng tiền và các khoản chi tiêu cũng như dự trù nguồn vốn dự phòng cho các trường hợp xấu hơn.

Chính trị, pháp luật:

Pháp luật ảnh hưởng đến việc kinh doanh và hiện hành của Công ty trên thị trường, cụ thể ở đây là thị trường phần mềm. Việc các doanh nghiệp tuân thủ luật bản quyền và đăng ký sở hữu trí tuệ cũng như đóng đầy đủ các khoản liên quan và đóng thuế đầy đủ là góp phần đảm bảo độ trung thực của doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật cịn quy định các khoản phí phải đóng cho Nhà Nước và các khung luật với từng ngành hàng khác nhau, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng 1 cách tốt nhất cũng như tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp phải biết tận dụng các lợi thế do pháp luật đưa ra để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

Văn hóa, xã hội:

Sự phát triển của Công ty nằm trong giai đoạn đất nước đang hồi phục và đón nhận nhiều các xu thế mới từ việc hội nhập quốc tế, trong đó có các biến đổi về cơng nghệ thơng tin. Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu đời , tuy nhiên trong quá trình hội nhập trên nền kinh tế thế giới nên nền văn hóa Việt Nam cũng có nhiều thay đổi đáng kể như cách ăn ở, lối sống,…Đồng thời trong giai đoạn này biến đổi từ xu thế 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ vào trong cơng việc để đảm bảo có được năng suất tốt nhất

22

cho công việc. Tuy nhiên, điều này mới chỉ phổ biến ở những nơi trung tâm thành phố, có trình độ học vấn cao, cũng như có đủ cơ sở hạ tầng để triển khai các phần mềm, công nghệ mới cho các doanh nghiệp.

Xu hướng tồn cầu hóa:

Việc tồn cầu hóa, quốc tế hóa đã mở mang được nhiều cơ hội và kiến thức học hỏi cho các doanh nghiệp, trong đó có việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vào quy trình làm việc của các doanh nghiệp. Chính xu thế số hóa doanh nghiệp từ quốc tế đã giúp cho nhiều doanh nghiệp tham khảo và học hỏi được về sản phẩm và cách thức mà các doanh nghiệp nước ngoài họ kinh doanh sản phẩm của mình, từ đó mà các doanh nghiệp trong nước học hỏi và bắt đầu phát triển sản phẩm của riêng mình cũng như áp dụng cơng nghệ sao cho tối ưu hóa trong sản xuất và cơng việc. Xu thế này cũng giúp cho nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển hơn bao giờ hết bởi nó thay đổi cách suy nghĩ của doanh nghiệp về việc áp dụng số hóa cũng như thay đổi cách nền kinh tế phát triển, cách các doanh nghiệp làm thế nào để nâng cao hiệu suất và bán hàng trên thị trường.

b. Các nhân tố vi mô

- Thị trường và phân phối sản phẩm: SaaS là từ viết tắt của Software-as-a-Service, là một trong những dạng điện tốn đám mây phổ biến nhất. SAAS là mơ hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm, trong đó nhà cung cấp khơng bán sản phẩm mà chỉ bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó.

Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS trong nước ta còn khá trẻ. Tuy Việt Nam cũng là nước luôn cập nhật xu hướng công nghệ của thế giới nhưng xu hướng thị trường SaaS và thị trường điện tốn đám mây vẫn cịn là một thị trường khá trẻ và chỉ mới nhận được sự đầu tư và chú ý trong 1 vài năm trở lại đây. Trước đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này thường phân phối sản phẩm của mình qua các kênh tiếp thị truyền thống như dựa vào quan hệ của công ty hoặc sale, trực tiếp phát tờ rơi, đến các công ty khách hàng tiềm năng mời chào và khảo sát nhu cầu... để từ đó tìm ra được các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Hiện tại thị trường cung cấp dịch vụ SaaS đã nhận được nhiều sự chú ý và ưu tiên phát triển hơn nhiều năm về trước, rất nhiều công ty công nghệ phát triển SaaS đã bắt đầu “trở mình” và đạt được nhiều sự quan tâm hơn. Nhờ các công ty công nghệ phát triển SaaS và đưa SaaS đến tay người dùng (các doanh nghiệp) nên thị trường cung cấp dịch vụ SaaS 2021 khơng cịn ảm đạm như vài năm trước mà đã bắt đầu nhộn nhịp hơn. Các doanh nghiệp trong mảng này hiện giờ chủ yếu phân phối sản phẩm của mình qua các kênh online như

23

Facebook, Google, website cũng như kết hợp với việc tổ chức các hội thảo để tìm kiếm khách hàng.

Thị trường cung cấp dịch vụ SaaS hiện nay mặc dù vẫn còn non trẻ nhưng đã có nhiều gương mặt tiêu biểu đi đầu trong ngành này. Các đối thủ trực tiếp của Cơng ty Cổ phần Workway có thể kể đến đó là Misa và Base.

- Khách hàng:

Khách hàng là mắt xích quan trọng trên thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm và góp phần vào luân chuyển dòng tiền của nền kinh tế. Khách hàng tạo ra sức ép từ nhu cầu của mình thơng qua các chỉ tiêu như giá cả, chất lượng, kênh phân phối sản phẩm, cách thanh toán....và giúp các doanh nghiệp cạnh tranh trên thương trường. Với sản phẩm của công ty – phần mềm quản trị doanh nghiệp thì khách hàng chủ yếu là các thành phần doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Mỗi ngày trên Việt Nam đều có nhiều doanh nghiệp được thành lập và đang kinh doanh nên việc tiếp cận khách hàng của công ty Workway sẽ phải cẩn thận hơn so với các loại hàng hóa tiêu dùng thơng thường. Ngồi ra, giá trị của sản phẩm phần mềm khá lớn nên việc bỏ ra chi phí lớn để mua phần mềm và sử dụng lâu dài cũng như hợp tác trong tương lai với cơng ty Workway thì đó là 1 điểm mạnh.

- Đối thủ cạnh tranh:

a) Công ty Cổ phần Misa:

Website: https://www.misa.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/MISAJSC

Công ty cổ phần Misa được thành lập vào 25/12/1994 có trụ sở chính tại 218 Đội Cấn, Q. Ba Đình, Hà Nội. Từ năm 2010, MISA là một trong những công ty phần mềm đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và triển khai các phần mềm như một dịch vụ theo xu hướng điện toán đám mây.

Việc sử dụng các phần mềm này như một thiết yếu khiến MISA nhanh chóng trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của cộng đồng doanh nghiệp cũng như khối cơ quan nhà nước, cá nhân.

Nền tảng MISA AMIS cung cấp các bộ quản lý Tài chính - kế tốn, Nhân sự, Marketing - bán hàng và Quản lý - điều hành, hiện đang được lựa chọn và tin dùng bởi hơn 12.000 doanh nghiệp tại Việt Nam.

24 Website: https://base.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/base.vietnam

Base là công ty công nghệ được thành lập và vận hành bởi CEO của các công ty có nhiều kinh nghiệm trong thị trường cơng nghệ, ngân hàng, tài chính ở Việt Nam. Sứ mệnh của Base là xây dựng một nền tảng CNTT toàn diện và hiện đại cho các doanh nghiệp, hỗ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Workway trên thị trường nội địa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)