- BIÊN HỒ
Nếu có dịp đến thăm đình Tân Phong (thuộc khu phố 1, phường Tân Phong, thành phố Biên Hoà - trước đây là ấp Đồng Tràm, xã Tân Phong), chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy hai bên tả hữu tiền đình có hai lăng mộ được xây dựng mang dáng dấp của kiến trúc lăng mộ phong kiến. Lăng mộ được trang trí cặp hổ dữ chầu trên bình phong, cịn vịng phía sau là rồng chầu mặt trời, một hình tượng thần phục thiên triều của bậc tôi trung đối với nhà vua - Đây là hai lăng mộ của hai vị tướng thời nhà Nguyễn. Linh vị hai ông đã được đưa vào thờ trong đình cùng với thần hoàng bổn cảnh của đình thơn Tân Phong xưa. Triều đình đã phong sắc thần cho đình và tơn phong hai vị tướng này như những bậc phúc thần của làng xã. Hai lăng mộ này tục gọi là lăng Ông Anh và lăng Ông Em. Lăng Ông Anh ở vào bên tả tiền đình, cịn lăng Ơng Em nằm đối xứng bên hữu đình. Kiến trúc hai lăng khá giống nhau: ngơi mộ hình chữ nhật cao khoảng 70cm, xung quanh xây vòng thành cao, hai bên cổng gắn tượng hai con hổ dữ canh môn biểu trưng cho sự dũng mãnh. Vòng thành xây kiểu cổ bề mặt đắp nổi phù điêu Lưỡng long chầu nhật, biểu tượng sự thần phục của tơi trung đối với bậc Thiên tử, hình ảnh trang trí quen thuộc của mỹ thuật phong kiến Việt Nam. Năm 2001, bia mộ được khắc mới trên phiến đá trắng, nền dán gạch men, sơn phết màu sắc rất rực rỡ. Phía trên vịng thành ở lăng Ơng Anh ghi những dòng chữ Hán Thiên vương Đại thần, còn tấm bia mộ ghi rõ Nam Việt – Thiên Vương thống chế thần minh chánh trực. Trên bia mộ của Ông Em được ghi Nam Việt – Tiền chi vệ âm binh chánh trực tôn thần. Như vậy, qua văn bia, có thể xác định cả hai ông đều là những vị tướng tài giỏi, bậc trung thần của triều đình và là những con người ngay thẳng, chánh trực.
Theo tài liệu Tân Phong, 40 năm đấu tranh và xây dựng 1945-1985 và tư liệu điền dã tại địa phương cho biết: Thời kỳ vùng đất Đồng Nai mới được khai khẩn có một số bộ tộc thiểu số bản địa nổi lên chống đối. Vì vậy, năm 1838, triều đình đã phái Thống chế Lê Huỳnh đem quân vào dẹp loạn. Tới Đồng Nai, chưa kịp ra qn thì chẳng may ơng lâm trọng bệnh và qua đời vào tháng Giêng âm lịch... Người em trai là Tiền chi Lê Trác xin được vào Đồng Nai làm tiếp công việc dang dở của anh. Được triều đình đồng ý, Lê Trác đem quân tiến vào. Lê Trác là một tướng giỏi, ra quân thường thắng trận. Một lần trước khi xuất quân, Tiền chi Lê Trác gặp một bà bóng (bà bói) cho biết: Tướng quân đánh trận này sẽ thắng nhưng lúc về ngài phải theo đường nhỏ chứ đừng đi đường lớn thì mới mong bảo tồn tính mạng. Lê Trác khơng nghe và cho điềm gở xui xẻo nên sai quân chém đầu bà bóng. Quả nhiên, trận ấy ơng đã đánh thắng, đồn qn rầm rộ ca khúc khải hoàn trở về trên đường cũ nhưng bất ngờ bị một đám tàn quân giặc mai phục, bắn chết Tiền chi Lê Trác (tháng mười - âm lịch). Tiền chi Lê Trác thọ nạn vì q chủ quan, nhưng thực sự ơng là vị tướng hiên ngang, không sợ gian nan, nguy hiểm.
Mộ của Tiền chi Lê Trác và Thống chế Lê Huỳnh bấy giờ đều được lập tại thôn Tân Phong, huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hồ. Uy danh và chiến cơng của hai ông gắn liền với sự tồn tại và n lành của xã tắc, chính vì vậy nhân dân đã thờ cúng linh vị hai ông và tơn thờ như Thần hồng tại đình. Năm 1853, triều vua Tự Đức thứ 5 đã phong sắc thần cho đình thờ hai ơng trong đợt phong tặng sắc lần hai cho các ngơi đình ở Nam bộ (lần một vào năm Tự Đức thứ ba - 1850). Sắc thần ở đình Tân Phong vẫn cịn được giữ nguyên vẹn cho đến nay.
Theo tài liệu sưu tầm ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thì: hai lăng mộ của hai vị tướng nhà Nguyễn trước đây được mai táng ở hai vị trí gần nhau tại xóm giữa (thơn Tân Phong 1) và xóm dưới (thơn Tân Phong 2) gần Bàu Hang với kiến trúc kiểu cổ được xây dựng bằng xi măng, chiều cao 0,70m. Năm 1962, do yêu cầu mở rộng vành đai phi trường Biên Hoà, hai lăng mộ cổ đã được khai quật để di dời giải tỏa khu vực. Ngày 26 - 9 - 1962, Ty Hiến binh Biên Hoà và Hội đồng xã Tân Phong đã tiến hành khai quật lăng Ơng Anh trước cịn gọi là lăng Ơng Sối (khơng rõ tên). Hiện vật thu được gồm nhiều mảnh vàng chạm rồng có gắn hột đá và ngọc khi ghép lại thành một chiếc mão quan, 1 cái lược bằng sừng kích thước 6cm x 12cm, trên sống lược có chạm đồng, 1 mảnh đai lưng bằng gỗ bọc vải tơ màu xanh lá cây dày 2cm, rộng 6cm, 4 sợi dây vàng dài 105cm, 1 cây hốt18 bằng gỗ còn nguyên vẹn. Đến khi khai quật tiếp lăng Ông Em người ta chỉ thấy có 5 hột nút áo bằng đồng đã rỉ xanh ngoài xương cốt đã mục. Toàn bộ các hiện vật khai quật được, đều đem về Viện Bảo tàng Sài Gòn bảo quản (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh).
Sau khi khai quật, người ta đã đưa hai bia mộ về để xây hai lăng mới tại khu vực đình Tân Phong hiện nay (theo kiến trúc cũ). Trên mặt tiền bình phong mỗi lăng đều có 4 câu đối khẳng định vai trị, sứ mạng và công trạng của Thống chế (lăng Ông Anh) và Tiền chi (lăng Ông Em) đối với vùng đất mới phương Nam.
Đình làng Tân Phong là một trong những ngơi đình làng có nguồn gốc xây dựng từ đầu thế kỷ 19, vì theo Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức năm 1820, có ghi rõ: Thơn Tân Phong thuộc tổng Phước Vĩnh. Như vậy, sự có mặt của thơn Tân Phong tương đồng với sự ra đời của đình tập trung ở giữa thơn... Đình có kiến trúc ban đầu bằng gỗ ván, mái lợp lá bng, chỉ có một chánh điện rộng ba gian thờ Thần hoàng bổn cảnh. Năm 1945, đình bị cháy do chiến tranh, sau đó được nhân dân ấp Đồng Tràm 1, xã Tân Phong đóng góp tiền của dựng lại tại địa điểm hiện nay. Kiến trúc đình bằng gỗ, qui mơ nhỏ, mái lợp ngói vảy cá. Năm 1955, đình Tân Phong được tu sửa lần 2 với kiến trúc tường xây bằng gạch, cột kèo bằng gỗ, mái vẫn lợp ngói. Năm 1962, đình được tu sửa lần 3, xây thêm tiền điện, nóc trang trí cặp rồng chầu pháp lam, mái lợp ngói móc. Chánh điện thờ Thần hoàng bổn cảnh và linh vị hai vị tướng họ Lê (thời Nguyễn) có cơng dẹp loạn giặc Lạp Man ở vùng Đồng Nai thượng. Năm 1970, xây dựng cổng đình và nhà đơng lang. Năm 1994, xây thêm nhà võ ca và đài Tổ quốc ghi cơng ở trước sân đình.
Năm 2001, đình được đại trùng tu theo kiến trúc cũ bằng vật liệu kiên cố, chắc chắn, diện tích khoảng trên 200m2. Chánh điện có kiến trúc kiểu tứ trụ, cột bê tơng trịn đắp nổi rồng uốn lượn xung quanh. Chánh điện rộng ba gian, hành lang đông tây được mở rộng với những hàng cột xi măng chắc chắn. Tồn bộ vì kèo được thay bằng sắt, đà bê tơng, mái lợp tơn giả ngói, nền lát gạch men. Nối giữa các gian chánh điện là bao lam bằng gỗ chạm lộng các đề tài tứ linh được sơn thếp vàng. Bao lam chính giữa chạm khắc đề tài lưỡng long triều nhật, bên dưới là cuốn thư với bốn chữ Hán Bảo an chánh trực. Bao lam bức bàn trước chánh điện chạm các họa tiết trái lựu, trái đào, con tiện, ở giữa có bốn chữ Hán Tân Phong cổ miếu. Hai bên cánh buồm được chạm khắc hoa văn dây lá cúc cách điệu và cuốn thư chữ thọ. Gian tiền điện gắn ba bức hoành phi bằng gỗ được làm từ năm 1955 (năm đình tu sửa lần 2) với các nội dung như: Phong điều vũ thuận, Hộ quốc độ dân và Quốc thái dân khang. Kiến trúc gian tiền sảnh được mở rộng ra hành lang đơng tây theo hình chữ nhất ( ─ ), tạo cho kiến trúc tổng thể của đình theo lối hình chữ nhị (═).
Chánh điện đình Tân Phong thờ Thần hồng bổn cảnh, bên trong khám thờ có sắc thần và linh vị hai vị tướng họ Lê (thời Nguyễn). Hai bên thờ tả ban và hữu ban. Các bàn thờ được xây trên bệ xi măng dán gạch men, bên dưới trang trí các hình ảnh: lý ngư, điểu, long, hổ, chó sói..., kế đến là bàn thờ Bác Hồ (năm 2001, sau khi đại trùng tu đình, Ban tế tự đình đã đưa Bác Hồ vào thờ phía trước khám thờ Thần). Hai bên hành lang chánh điện cịn có hai bàn thờ chư vị, các vị tiền hiền, các hương chức trong làng có cơng xây dựng đình. Trước chánh điện là ba bàn hương án được xây bằng xi măng, dán gạch men bóng lống, sạch sẽ, nơi đặt đồ cúng lễ. Bên trái đình cịn có gian thờ Tiên sư.
Trước đình có nhà võ ca, hai bên có hai miếu thờ Ngũ Hành và Thổ Thần. Đặc biệt, hai lăng mộ Thống chế và Tiền chi nhà Nguyễn được di dời là bằng chứng lâu đời cho cư dân người Việt ở vùng Tân Phong – Biên Hồ khắc ghi cơng lao đối với những con người có cơng với làng, xóm.
Cụm di tích đình Tân Phong và hai lăng mộ huyền táng của hai vị tướng họ Lê thời Nguyễn là một trong những địa điểm di tích lịch sử ở thành phố Biên Hồ. Các di tích này ít nhiều có giá trị lịch sử, mỹ thuật, đặc biệt mang dấu ấn về hành trình khai mở vùng đất mới phương Nam của người lưu dân Việt hơn 300 năm trước rất đáng được du khách đến tham quan.