Mỗi khi hành hương theo hương lộ 19B về thăm khu tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ huyện Nhơn Trạch tại ấp 5, xã Long Thọ, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy những miệng địa đạo, lỗ thông hơi và những đoạn đường xương sống của địa đạo cịn sót lại nằm sâu trong lòng đất, ngay mặt tiền tượng đài – nơi một thời cha anh đã sống, làm việc chiến đấu, giành lại độc lập tự do cho nước nhà.
Lần theo hồi cố của các nhân chứng lịch sử: Địa đạo Nhơn Trạch – nguyên là căn cứ Huyện uỷ Nhơn Trạch, được xây dựng trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Trước kia thuộc xã Phước An, nay thuộc xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch. Nhân dân địa phương thường gọi là địa đạo Phước An.
Phước An là một vùng đất ở phía nam huyện Nhơn Trạch, nằm dọc theo tỉnh lộ 19, có diện tích tự nhiên 10.997 ha. Người dân Phước An chủ yếu sống bằng nghề ruộng rẫy, chài lưới. Tại đây có các căn cứ quân sự của Mỹ như kho bom đạn Thành Tuy Hạ, sân bay Cát Lái, sơng Lịng Tàu – con đường thuỷ huyết mạch mà đế quốc Mỹ dùng để vận chuyển phương tiện chiến tranh xâm lược ở hướng đơng nam Sài Gịn.
Do vị trí chiến lược của vùng đất nên ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, Phước An đã trở thành căn cứ chủ yếu của lực lượng vũ trang Bình Xuyên và là nơi trú quân của nhiều đơn vị cơ động của tỉnh, khu như: Liên quân Hoàng Thọ, Chi đội 7, Chi đội 6, bộ đội Sài Gòn – Chợ Lớn... Phước An đã được mệnh danh là “thủ đơ giải phóng” của huyện Long Thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đầu năm 1961, tỉnh Biên Hoà quyết định tách Long Thành làm 2 huyện: Long Thành và Nhơn Trạch. Đồng chí Võ Văn Lượng (tức Tư Định) làm Bí thư huyện Nhơn Trạch; đồng chí Vũ Hồng Phơ (Sáu Khánh) làm Bí thư huyện Long Thành. Tháng 7-1962, đồng chí Tư Định được rút về tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Thơng (Hai Thơng) thay làm Bí thư huyện Nhơn Trạch.
Tháng 2-1963, Ban Thường vụ Huyện uỷ Nhơn Trạch đề ra chủ trương: Tất cả các cơ quan đơn vị từ huyện đến xã không được thốt ly khỏi địa bàn mình phụ trách, tiến hành đồng loạt xây dựng ô ụ chiến đấu, gắn với từng bước xây dựng địa đạo, phải giành lấy dân thì mới chiến thắng được quân thù.
Từ kinh nghiệm đào, xây hầm bí mật để cán bộ giấu mình hoạt động, Huyện uỷ Nhơn Trạch quyết định học tập Củ Chi phát triển từ hầm bí mật thành địa đạo trong lòng đất mang chức năng “vừa trú ẩn, vừa đánh địch và khi cần sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi an toàn khác để bảo tồn lực lượng”. Đó là nguyên nhân, yếu tố cơ bản dẫn đến sự ra đời của địa đạo Nhơn Trạch. Cuộc họp Ban Thường vụ Huyện uỷ đã quyết định: “Trong bất kỳ tình huống nào, Đảng bộ và lực lượng võ trang huyện phải bám được khu rừng Lòng Chảo để lãnh đạo nhân dân đến ngày tồn thắng”.
Vị trí thích hợp để xây dựng căn cứ Huyện uỷ cả trên mặt đất lẫn trong lịng đất để đáp ứng được nhiệm vụ chính trị đề ra là khu vực thuộc ô thửa 82-81 và 12- 13 trên bản đồ địa chính huyện Nhơn Trạch. Đây là vùng có nhiều tre rừng và cây cao tạo thế có lợi cho ta và bất lợi cho địch khi tác chiến. Kế hoạch xây dựng địa đạo nhanh chóng được thơng qua. Theo dự kiến, địa đạo sẽ bắt đầu đào từ ô thửa 82-81 và 12-13 thuộc khu vực Hang Nai – rừng Lòng Chảo, đào qua Ban Chỉ huy Huyện đội. Từ Huyện uỷ đào xuống các xã Phước An, Phước Thiền, Phước Thọ, Phú Hội... từ xã này đào thông qua xã kia tạo thành hệ thống địa đạo liên hồn khép kín. Hội nghị quyết định giao công việc trên cho đồng chí Hai Thông (Nguyễn Văn Thông) chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, chuẩn bị triển khai đào địa đạo vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ 19-5-1963.
Nắm vững chủ trương của Ban Thường vụ Huyện uỷ “xây dựng địa đạo mang tính chất: vừa là nơi làm việc của văn phịng Huyện uỷ, vừa là nơi tiến cơng địch khi cần thiết, đồng thời là nơi bảo tồn lực lượng khi có sự cố xảy ra”, đồng chí Hai Thơng đã thiết kế, bố trí căn cứ Huyện uỷ gồm hai phần: một trên mặt đất, một dưới lòng đất.
Phần trên mặt đất, căn cứ Huyện ủy được bố trí như một tam giác đều, mỗi cạnh dài 70m với ba mặt là giao thông hào sâu 2m, rộng 1m20 tạo thành hệ thống giao thơng khép kín. Cách bố trí này được gọi bố trí theo kiểu “kiềng ba chân”, cả ba mặt giao thông hào được xây dựng 7 ụ chiến đấu, mỗi ụ có kích thước ngang 2m, dài 3m, sâu 1m20; phía trên lắp cây, đắp đất dày 1m, ba mặt bố trí ba lỗ châu mai và thường xuyên có ba chiến sĩ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Bên ngoài hệ thống giao thơng hào được bố trí hai hàng chơng sắt lớn nhỏ và tầm vông vạt nhọn xen kẽ vào nhau. Cuối cùng là ba lớp hàng rào kẽm gai. Dẫn vào căn cứ duy nhất có một con đường mịn nằm về phía tây bắc của rừng Lịng Chảo, tại đây được bố trí một tổ vũ trang, bảo vệ Huyện uỷ. Qua khỏi chốt bảo vệ vào bên trong giao thông hào là cơ sở làm việc của Huyện uỷ Nhơn Trạch: Hội trường, văn phịng huyện, mặt trận, các đồn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân và một bếp ăn. Tất cả đều làm bằng vật liệu nhẹ (mây tre lá). Một giếng nước có đường kính 1m50, sâu 20m, miệng giếng được lấp đất nguỵ trang rất kỹ, chỉ chừa một lỗ tròn 0,50m.
Bên dưới căn cứ Huyện uỷ là hệ thống địa đạo liên hồn khép kín trong lịng đất, được bố trí có dạng gần giống chữ chi (Z), với nhiều đường thẳng gấp khúc. Chiều dài mỗi đoạn khoảng 100m, ngăn cách giữa các đoạn với nhau bằng một ngăn bí mật có nắp đậy kín, độ dày của ngăn là 1m được khoét một lỗ tròn ở giữa vách ngăn có đường kính đủ một người chui qua. Miệng chính của địa đạo được bố trí tại trung tâm căn cứ, kích thước: dài 2m, ngang 1m50, sâu 7m dẫn vào xương sống địa đạo (độ sâu 7m tính từ mặt đất tới đáy địa đạo được đào theo hình dzích dzắc tạo thành những bậc thang lên xuống dễ dàng).
Kích thước của địa đạo tính từ vịm tới đáy dao động: cao 1m80 đến 2m, ngang 1m đến 1m20.
Nóc địa đạo có cấu trúc hình vịm để tạo sự vững chắc và giảm bớt khả năng sạt lở của đất. Độ dày của nóc dao động từ 3m đến 5m tuỳ địa hình trên mặt đất và được chống đỡ bằng những cây rừng rắn chắc xếp ngang đường xương sống địa đạo.
Tại điểm chính giữa ở mỗi đoạn xương sống địa đạo (100m) được bố trí hai lỗ thơng hơi hình phễu úp song song được tạo vào các gốc cây có kích thước lớn để tránh địch phát hiện, đồng thời hứng gió được tất cả các hướng trên mặt đất thổi xuống địa đạo dễ dàng.
Sau khi đường xương sống địa đạo dài được 200m, bắt đầu được trổ ngách sang hai bên để tạo thành phòng họp, phòng đánh máy và phịng làm việc của các đồn thể như phụ nữ, thanh niên, mặt trận, bếp ăn và một giếng nước dưới địa đạo. Hầu hết các phịng kể trên đều có kích thước 4m x 3m = 12 m2. Riêng phịng họp có kích thước 4m x 4m = 16 m2
. Khoảng cách từ các phòng tới đường xương sống địa đạo dài 3m.
Đúng như dự kiến, sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị, địa đạo Nhơn Trạch được khởi công đúng vào ngày 19 - 5 -1963. Lực lượng tham gia gồm: đồng chí Nguyễn Văn Tâm (đội trưởng), Phan Văn Trường, Lê Văn Hiếu, Bình, Hồng, Kết, Chơn, Tài, Nhân lớn, Nhân nhỏ, Quyết, Ú, Nhung và chị Sáu Đức, được chia thành hai tổ thay phiên nhau đào vào ban đêm. Mọi người lấy dây rừng đan thành ky đựng đất, dùng cuốc, xẻng, xà beng, cuốc chim để đào và xúc đất. Đất moi lên được đem rải đều trên mặt đất ở xung quanh, sau đó đánh những vịng cỏ lớn nơi khác đem về trồng lên, hoặc lấy lá cây rừng khơ phủ lên mặt để xố dấu vết.
Với quyết tâm cao, chỉ trong thời gian ngắn (tháng 5-1963 đến cuối 1964) vừa làm nhiệm vụ canh phịng bọn biệt kích thám báo vào khu căn cứ, vừa chiến đấu, tham gia vận chuyển lương thực, đội đã đào được hàng ngàn mét đường địa đạo với nhiều ngõ ngách, hầm bí mật.
Hiện nay, căn cứ Huyện uỷ Nhơn Trạch trong thời kỳ chống Mỹ khơng cịn. Khu rừng nguyên sinh Lòng Chảo cũng khơng cịn nữa, đã nhường chỗ cho những dãy đất trồng điều, khoai mì, bạch đàn. Địa đạo chỉ cịn sót lại 3 đoạn nhỏ chạy theo hướng tây-nam với tổng chiều dài 194m và một số miệng lỗ thơng hơi khơng hồn chỉnh nằm rải rác trong khu vực vườn điều của bà con xã Long Thọ. Kích thước mỗi đoạn đo được: đoạn EF dài 115m; đoạn CD dài 56m và đoạn AB dài 23m. Từ đoạn EF sang đoạn CD (theo bản vẽ) phải qua một ngăn bí mật, độ dày của ngăn 1m và được khoét một lỗ tròn vừa đủ một người chui qua.
Chiều cao của địa đạo tính từ vịm tới đáy dao động từ 1m80 đến 2m, ngang 1m đến 1m20. nóc địa đạo có cấu trúc hình vịm, độ dày của nóc dao động từ 3m đến 5m và được chống đỡ bằng những cây rừng rắn chắc xếp ngang qua đường xương sống địa đạo. Từ đường xương sống có rất nhiều ngách rẽ sang hai bên trái và phải, nhưng nay đã bị sạt và bít lại. Ở hướng nam địa đạo chỉ còn lại một số đoạn xương sống rất ngắn có thể chui vào được cịn hầu hết đã bị sạt lún chỉ còn lại một số miệng và lỗ thông hơi.
Mặc dù các yếu tố gốc chẳng còn bao nhiêu, song với cấu trúc và cách bố trí căn cứ địa đạo như trên, cùng với vị trí tọa lạc chứng tỏ tính sáng tạo, tính khoa học trong quá trình xây dựng căn cứ của Huyện uỷ Nhơn Trạch. Địa đạo Nhơn Trạch đã giúp cho Huyện uỷ Nhơn Trạch bám trụ lâu dài trên địa bàn rừng Lòng Chảo, chỉ đạo nhân dân trong toàn huyện trường kỳ kháng chiến trong suốt thời gian chiến tranh ác liệt tới ngày miền Nam hồn tồn giải phóng 1975 bằng những chiến cơng vang dội, góp phần tô đẹp thêm những trang sử oai hùng của quân dân huyện Long Thành-Nhơn Trạch. Mở đầu là trận đánh ngày 1-7-1965 của đội du kích Phước An, bám ụ chiến đấu, vận động dưới địa đạo đánh bật nhiều đợt xung phong của hai đại đội bảo an cùng 4 cố vấn Mỹ càn vào khu Lòng Chảo thuộc xã Phước An. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 3-7-1965, địch buộc phải rút lui với 67 tên chết, 30 tên bị thương trong đó có 4 cố vấn Mỹ.
Trận đánh ngày mùng 7 Tết năm Bính Ngọ (1966) kéo dài từ ngày 27-1-1966 đến ngày 2-2-1966, lực lượng cách mạng đã đánh bật các đợt tiến công kết hợp giữa bộ binh, pháo binh, xe tăng thiết giáp và phi cơ oanh tạc của địch vào căn cứ Huyện uỷ. Ba mặt của căn cứ Huyện uỷ cả trên không lẫn dưới mặt đất đã nằm gọn trong vòng vây các hướng tấn công của địch. Dựa vào hệ thống địa đạo, 20 tay súng của văn phịng Huyện uỷ đã bình tĩnh vận động linh hoạt sáng tạo đẩy lùi các đợt tiến công của địch kéo dài suốt một tuần lễ gây cho địch những tổn thất nặng nề: 167 tên xâm lược Mỹ bị tiêu diệt, bắn rơi 6 máy bay trực thăng, bắn cháy 5 xe tăng. Căn cứ địa đạo được bảo tồn.
Mặc dù bị tổn thất nặng nề, song địch vẫn không từ bỏ dã tâm ủi phá rừng Lòng Chảo nhằm đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi vùng căn cứ. Huyện uỷ Nhơn Trạch đã kịp thời quán triệt nghị quyết trong toàn Đảng: Dù bất kỳ tình huống nào, Đảng bộ huyện Nhơn Trạch cũng phải quyết tâm xử lý linh hoạt, bám địa bàn Nhơn Trạch. Nếu cây rừng bị địch dùng xe tăng ủi, bom phá, bom xăng đốt thì khoét đất để ở, bám dân để sống. Một tấc không đi, một ly không dời. Huyện uỷ Nhơn Trạch chỉ đạo toàn dân đánh giặc, đập tan kế hoạch “lột da” khu Lòng Chảo của Mỹ - nguỵ kéo dài từ ngày 21-2 đến ngày 23-3-1970 khiến cho kẻ thù phải trả giá đắt trong trận ủi phá rừng: 43 xe tăng, xe ủi bị cháy, gần 20 máy bay bị bắn rơi, hàng trăm tên giặc Mỹ phải bỏ xác chôn vùi trong vùng đất nóng bỏng Nhơn Trạch.
Từ năm 1972, địa đạo Nhơn Trạch đã trở thành nơi bám trụ dài ngày của 500 cán bộ chiến sĩ Đoàn 10 Rừng Sác, là nơi xuất phát đánh địch ở các hướng sơng Lịng Tàu, kho bom Thành Tuy Hạ... gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, góp phần xứng đáng cùng toàn miền Nam đẩy Mỹ - nguỵ lao nhanh đến sụp đổ.
Với thời gian tồn tại, địa đạo Nhơn Trạch đã trở thành nơi bám trụ vững chắc của các cơ quan lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang của huyện, tỉnh, Khu, Miền trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
sơ khoa học trình Bộ Văn hố Thơng tin đề nghị cơng nhận cấp quốc gia cho di tích, đồng thời đưa vào danh mục các di tích lịch sử tỉnh nhà.