Đường chuẩn 11-KT

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 67 - 70)

2.2.3. Xác định thành phần sinh hóa trứng cá dìa qua các giai đoạn

Sau khi lấy mẫu làm tiêu bản tổ chức học, mẫu buồng trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau được mang đi phân tích thành phần sinh hóa được sấy ở nhiệt độ 600C trong 24 giờ sau đó được nghiền mịn bằng cối sứ, mẫu nghiền xong được giữ trong điều kiện nhiệt độ -200C cho đến khi phân tích. Thành phần đạm (protein), lipid,

tro và độ ẩm được phân tích theo phương pháp của AOAC (2000) [28] tại Trung tâm Thí nghiệm Thực hành - Trường Đại học Nha Trang.

2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (Mean ± SD). Biến động về hàm lượng hormone steroid theo tháng, các giá trị GSI, HSI và ảnh hưởng của hCG và LHRH-A đến thành phần sinh hóa của cá được phân tích theo phương pháp phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) và kiểm định Duncan với mức ý nghĩa P < 0,05 bằng phần mềm SPSS.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sự phát triển của tuyến sinh dục và biến động hàm lượng hormone steroid của cá dìa trong chu kỳ sinh sản của cá dìa trong chu kỳ sinh sản

Môi trường và sự điều khiển của thần kinh nội tiết là các tác nhân chi phối chu kỳ sinh sản ở cá xương. Sự thay đổi mùa vụ trong năm có ảnh hưởng đến hệ thần kinh nội tiết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, não bộ là trung tâm điều khiển hoạt động sinh sản thông qua trục Não bộ - Tuyến yên - Tuyến sinh dục. Trạng thái thành thục của cá có thể đánh giá hoặc dự báo được thông qua sự phát triển của tuyến sinh dục và những thay đổi về hàm lượng hormone steroid trong huyết tương, điều này có ý nghĩa trong cơng tác quản lý đàn cá bố mẹ.

3.1.1. Sự phát triển của tuyến sinh dục cá dìa trong chu kỳ sinh sản 3.1.1.1. Kích thước đàn cá nghiên cứu 3.1.1.1. Kích thước đàn cá nghiên cứu

Đàn cá dìa bố mẹ có chiều dài tồn thân (TL) dao động từ 19 – 34 cm. Chiều dài trung bình lớn nhất là 31,33 ± 1,87 cm và nhỏ nhất là 20,86 ± 1,68 cm. Khối lượng thân (BW) cá dao động từ 130 – 800 g. Khối lượng trung bình lớn nhất là 606,67 ± 104,04 g và nhỏ nhất là 154,29 ± 29,92 g. Trong thời gian nghiên cứu, kích thước đàn cá bố mẹ khơng thay đổi nhiều.

Đối với cá dìa, cùng một thời gian và điều kiện sinh trưởng, cá cái thường có chiều dài và khối lượng tối đa lớn hơn cá đực. Tỷ lệ khối lượng trên chiều dài của cá cái thường lớn hơn cá đực. Điều này có thể nhận định rằng vào giai đoạn sinh sản cơ thể cá cái trong giai đoạn tích lũy, tích trữ năng lượng nên có xu hướng tăng lên về mặt khối lượng.

3.1.1.2. Sự phát triển của buồng trứng trong chu kỳ sinh sản

Vào mùa sinh sản, những chất dự trữ tích lũy ở các cơ quan được huy động để tổng hợp thành protein nuôi dưỡng các tế bào sinh dục phát triển, tức là nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình thành thục và tạo giao tử ở cá tăng lên. Trong thời kỳ tạo giao tử, sự sinh trưởng của tuyến sinh dục tăng lên liên tục, trong khi đó sự sinh trưởng của tế bào sinh dưỡng hầu như dừng lại. Thậm chí sau khi cá ngừng ăn, nhưng tuyến sinh dục vẫn tiếp tục tích lũy lipid và protein. Vì vậy, trước khi bước vào thời kỳ sinh sản, cơ thể cá phải tích lũy năng lượng, chuẩn bị cho q trình sinh sản.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)