Hệ số thành thục theo các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 78 - 80)

Các ký tự khác nhau trên cùng một đồ thị thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy giá trị GSI biến động theo các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Đối với cá cái, GSI tăng từ giai đoạn II (sinh trưởng) đến giai đoạn V (chín và rụng trứng) và đạt mức cao nhất là 5,89%. Các giá

trị GSI ở các giai đoạn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và dao động trong khoảng 1,5% đến 5,8% (Hình 3.7A).

Ở cá đực, tổ chức mơ học của tinh sào phức tạp hơn ở buồng trứng bởi có sự xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau. Trong tinh sào cá đực đều tồn tại các tế bào sinh dục ở cùng một giai đoạn phát triển hay cùng tồn tại nhiều giai đoạn phát triển. GSI cũng tăng liên tục từ giai đoạn II (giai đoạn chưa trưởng thành) đến giai đoạn V (sinh sản), cao nhất ở giai đoạn V (3,19%) và thấp nhất ở giai đoạn II (0,23%) (Hinh 3.7B).

Nhìn chung, xu hướng biến động của HSI và GSI theo các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục là khác nhau. Cụ thể, giá trị HSI tăng từ giai đoạn II đến giai đoạn III, sau đó giảm dần từ giai đoạn III đến giai đoạn V (Hình 3.5). Trong khi đó, GSI tăng liên tục từ giai đoạn II đến giai đoạn V (Hình 3.7).

3.1.2. Biến động hàm lượng hormone steroid trong huyết tương 3.1.2.1. Biến động hàm lượng E2 ở cá cái 3.1.2.1. Biến động hàm lượng E2 ở cá cái

Hàm lượng E2 trong huyết tương cá dìa thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các tháng trong năm (Hình 3.8), điều này chỉ ra rằng, trong điều kiện nuôi nhốt, mùa vụ sinh sản của cá dìa kéo dài quanh năm. Từ tháng 11 đến tháng 1, hàm lượng E2 khá thấp và khơng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05), dao động từ 76,53 pg/ml đến 175,53 pg/ml. Từ tháng 2 đến tháng 4, E2 tăng mạnh lên mức 821,1 pg/ml ở tháng 4. Tuy nhiên, hàm lượng E2 lại giảm đột ngột xuống mức 288,47 pg/ml ở tháng 5. Hàm lượng E2 trong huyết tương cá dìa đạt mức cao nhất ở tháng 6 (1.445,62 pg/ml).

Một nghiên cứu trước đây trên cùng một lồi cho thấy có mối tương quan giữa hormone steroid trong huyết tương và chu kỳ trăng [170]. Hàm lượng E2 trong huyết tương của cá dìa trong mùa đơng (từ tháng 11 đến tháng 1) thấp, có thể liên quan đến nhiều lý do, trong đó nhiệt độ thấp có thể làm giảm q trình nội tiết tố hoặc đây có thể là giai đoạn khơng tham gia sinh sản trong chu kỳ sinh sản tự nhiên của cá dìa. Vào mùa hè từ tháng 2 đến tháng 6, khi nhiệt độ nước cao hơn, mức E2 tăng lên đáng kể. Những quan sát đó có thể thấy rằng nhiệt độ nước là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình nội tiết tố và sự thành thục ở cá dìa.

Sự suy giảm hàm lượng E2 trong tháng 5 có thể liên quan đến sự thành thục của cá cái được lấy mẫu. Chất tiền nỗn hồn được hình thành theo mùa hoặc theo chu kỳ tùy thuộc vào các hormone gây phóng thích KDT như hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone hồng thể hóa (LH), kích thích tiết steroid sinh dục từ các tuyến sinh dục [175]. Trong chu kỳ sinh sản của cá, trong giai đoạn tạo nỗn hồng, FSH được sản xuất bởi tuyến yên và chịu trách nhiệm sản xuất estradiol. Các nghiên cứu khác cho thấy trước và sau giai đoạn hình thành nỗn hồng, E2 trong huyết tương được ghi nhận ở mức độ thấp trên một số loài cá [33, 120, 127, 161, 181]. H àm lượ ng E2 ở cá cái (pg /ml) 11 12 1 2 3 4 5 6 Tháng thu mẫu

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)