thành một cấu trúc có ý nghĩa. Bạn đã biết cách loại bỏ những phần không cần thiết ra khỏi chảo đãi vàng cũng như đã biết cách tìm ra những “chất keo dính khơng thấy được” đang kết nối những thành phần của một lập luận lại với nhau (những giả định). Bạn đã có thể làm được những điều này nhờ việc đặt ra những câu hỏi mang tính phê bình. Dưới đây là những câu hỏi mà bạn đã biết:
1. Đâu là vấn đề và kết luận của tác giả? 2. Những lý do được đưa ra là gì?
3. Những từ ngữ hay cụm từ nào là không rõ ràng? 4. Đâu là những mâu thuẫn về giá trị trong lập luận này? 5. Đâu là những giả định mang tính phác họa?
Đặt ra những câu hỏi trên sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng được lập luận của tác giả cũng như có được ý thức rằng lập luận đó mạnh và yếu ở điểm nào. Đa số những chương kế tiếp sẽ giúp bạn xem xét lập luận đó có được tổ chức tốt hay khơng. Câu hỏi chính của bạn bây giờ là, “Với những lý do được đưa ra, ta có thể chấp nhận được kết luận hay khơng?” Bây giờ bạn đã tập trung vào việc
đánh giá lập luận. Mục tiêu của việc đọc và nghe với tư duy phê bình là để đánh giá xem những kết luận có đáng được chấp nhận hay không.
Trong giai đoạn này, bước đầu tiên của bạn là xem xét cấu trúc lập luận để coi tác giả có sử dụng những giả định đáng nghi ngờ, hay là sử dụng những “mánh lới” nào mà bạn nghĩ là sai lầm về mặt lơ-gíc hay khơng. Chương 6 đã giúp bạn học về các tìm và suy nghĩ về chất lượng của các giả định. Chương 7 sẽ giúp bạn tìm ra những “sai trật” trong lập luận mà chúng ta sẽ gọi là
những ngụy biện.
Những sự sai trật này có thể:
1. Cung cấp những giả định sai lầm,
2. Làm chúng ta mất tập trung bằng cách đưa ra những thơng tin thoạt nhìn có vẻ có liên quan đến kết luận nhưng thực ra lại khơng có,
3. Hỗ trợ cho kết luận bằng những chứng cứ địi hỏi rằng nếu kết luận đúng thì chứng cứ đó mới đúng.
Tìm ra những sự sai trật đó sẽ giúp chúng ta khơng bị ảnh hưởng bởi những lập luận khơng chính xác. Hãy nhìn vào những ngụy biện trong lập luận dưới đây:
58
Thưa ngài tổng biên tập: Tôi rất kinh ngạc khi thấy tờ báo của ngài ủng hộ lập luận của Nghị sĩ Spendall về việc tăng thuế đột xuất để có nguồn tài chính chi phí cho việc sửa chữa đường cao tốc. Dĩ nhiên là ông Nghị sĩ ủng hộ việc tăng thuế này. Ơng có thể địi hỏi điều gì khác hơn từ cái chủ nghĩa tự do đánh thuế để rồi tiêu xài phung phí của các ơng nghị!
Để ý rằng lúc đầu thì lá thư có vẻ như trình bày một “lý do” để chống lại việc tăng thuế bằng cách đề cập đến xu hướng tự do của ông nghị sĩ. Nhưng lý do này không liên quan đến kết luận. Vấn đề ở đây là đánh giá việc tăng thuế là tốt hay xấu. Người viết thư đã bỏ qua mọi lý do mà ông Nghị sĩ đưa ra, và cũng không đưa ra được lý do nào chống lại việc tăng thuế; thay vào đó, người này chỉ tấn công vào cá nhân ông Nghị sĩ. Thêm vào đó, việc sử dụng cụm từ “chủ nghĩa tự do đánh thuế và tiêu xài” được dùng để khơi gợi cảm xúc của người đọc, làm chúng ta mất tập trung vào vấn đề cơ bản. Người viết đã phạm một sai lầm trong lập luận – sử dụng lập luận tấn công cá nhân. Lập luận này, cũng như nhiều ngụy biện khác, được dùng để khơi gợi cảm xúc của người đọc. Chương này sẽ giúp bạn kỹ năng nhận diện những ngụy biện kiểu như vậy. Nên nhớ: ngụy biện là một “mánh lới” lý luận mà tác giả có thể sử dụng để thuyết phục bạn tin theo kết luận của họ.
Giữ thái độ thăm dị để tìm ra những ngụy biện trong lý luận
Có nhiều loại lý luận ngụy biện khác nhau, và có thể phân chia theo rất nhiều cách. Có những loại rất thường gặp đến nỗi đã được đặt tên từ rất lâu. Có những sách giáo khoa và website có thể liệt kê cho bạn một danh sách rất dài những loại ngụy biện khác nhau. May mắn là bạn không cần phải biết hết tất cả những loại ngụy biện và tên của chúng. Nếu có thể đặt ra những câu hỏi đúng, bạn có thể tìm ra những loại lý luận ngụy biện ngay cả khi bạn không biết chúng tên gì.
Vì thế, trong phần này chúng tơi nhấn mạnh đến việc đặt ra đúng câu hỏi thay vì bắt bạn nhớ hết một danh sách dài những loại ngụy biện. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tin rằng biết một số tên của một số loại ngụy biện thường gặp sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn trong các quá trình thảo luận. Trong phần trước, chúng tôi đã đưa ra một loại ngụy biện: lập luận tấn công cá nhân: là sự tấn công, hoặc lăng mạ, vào một cá nhân hơn là vào những lý do được đưa ra trong lập luận của người đó.
Bước khởi đầu: đánh giá những giả định
Nếu như bạn có thể tìm được những giả định trong lập luận (từ chương 5 và 6), đặc biệt là những giả định mang tính phác họa, bạn đã sở hữu được một kỹ năng chính để có thể nhận diện những giả định đáng ngờ và có thể tìm ra những ngụy biện cần thiết. Hễ giả định càng đáng ngờ chừng nào thì lập luận càng có thể khơng thích hợp chừng đó. Một số “lý do” có thể khơng hề liên quan gì đến kết luận đến nỗi bạn phải tự thêm vào những giả định hoàn tồn sai trật để có thể tạo
59 thành một liên kết về mặt lơ-gíc cho lập luận. Bạn có thể khơng chấp nhận những lập luận này ngay lập tức.
Trong phần kế tiếp, chúng tôi sẽ đưa ra nhiều ví dụ và qua đó bạn có thể hiểu được những loại ngụy biện thông thường. Một khi bạn biết làm thế nào để tìm ra chúng, bạn sẽ tự biết làm sao để có thể tìm ra nhiều loại khác. Chúng tơi đề nghị bạn suy nghĩ theo những bước sau đây để tìm những lập luận ngụy biện:
1. Tìm ra kết luận và những lý do.
2. Ln nhớ kết luận trong trí, và xem xét những lý do có thể thích hợp với nó; so sánh những lý do này với những lý do mà tác giả đưa ra.
3. Xem các lý do có đưa ra được những lợi thế hay bất lợi cụ thể hay không; nếu không, hãy thận trọng.
4. Nhận diện những giả định cần thiết bằng câu hỏi, “Nếu lý do này là đúng, cần phải tin thêm điều gì để nó có thể hỗ trợ kết luận một cách lơ-gíc, và chúng ta cần phải tin thêm điều gì để lý do này được xem là đúng?”
5. Hãy tự hỏi, “Những giả định này có hợp lý khơng?” Nếu có những giả định rõ ràng là sai, bạn đã tìm ra một lỗi ngụy biện và có thể khơng chấp nhận lập luận của tác giả. 6. Kiểm tra xem bạn có bị mất tập trung (phân tâm) khỏi những lý do thích đáng do những cụm từ khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ hay khơng.
Hãy dùng ví dụ dưới đây để đánh giá những giả định và xem chất lượng của lập luận:
Vấn đề ở đây khơng phải là chuyện uống rượu có hại cho sức khoẻ hay khơng. Chúng ta không nên ủng hộ việc Uỷ ban Truyền thơng Quốc gia (UTQ) cấm quảng cáo thức uống có cồn trên các phương tiện truyền thông. Nếu chúng ta cho phép họ làm như vậy, ai có thể nói trước được là năm sau họ sẽ khơng cấm quảng cáo kẹo vì kẹo gây ra sâu răng và béo phì nên phải cấm. Rồi cịn trứng và sữa? Có phải những thứ đó có nhiều mỡ động vật nên sẽ làm tăng cholesterol và gây ra các bệnh về tim mạch? Có phải chúng ta cũng muốn UTQ cấm quảng cáo bơ sữa và cả kem trên TV? Hơn nữa, chúng ta đều biết rằng có tìm cách cấm uống rượu cỡ nào cũng không ăn thua. Nếu người ta đã muốn nhậu, họ sẽ tìm ra cách để làm được.
Kết luận: Chúng ta không nên ủng hộ việc Uỷ ban Truyền thông Quốc gia (UTQ) cấm quảng cáo thức uống có cồn trên các phương tiện truyền thơng
Lý do: (1) Nếu UTQ có thể cấm quảng cáo, họ sẽ sớm cấm nhiều loại sản phẩm hơn nữa, vì những thứ này cũng sẽ có hại cho sức khoẻ.
60 Chúng ta thấy rằng cả hai lý do đều đưa ra những bất lợi của việc cấm quảng cáo. Để có thể chấp nhận được lý do (1), chúng ta phải đưa ra giả định ngầm rằng nếu cho phép hành động này xảy ra, chúng ta sẽ không thể ngăn cản những hành động tương tự trong tương lai. Chúng ta không đồng ý với giả định này, bởi vì tin rằng nếu UTQ hành động khơng hợp lý, vẫn có nhiều cách để chúng ta ngăn cản họ. Vì thế, lý do này là khơng chấp nhận được. Đây là ví dụ của một ngụy biện kiểu tuột dốc không phanh. Ngụy biện kiểu tuột dốc khơng phanh có nghĩa là đưa ra một giả định rằng nếu cho phép một việc xảy ra, nó sẽ dắt dây một chuỗi những sự kiện mà chúng ta khơng thể kiểm sốt được. Vì vậy phải cấm sự việc đầu tiên diễn ra.
Với lý do thứ hai, chúng ta có một giả định rằng mục đích chính của việc cấm quảng cáo thức uống có cồn là để loại bỏ hoàn toàn việc uống rượu. Mục tiêu này là sai, vì mục tiêu dễ chấp nhận hơn ở đây chỉ là hạn chế việc uống rượu. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng không chấp nhận lý do này. Đây là loại ngụy biện tìm kiếm giải pháp tồn hảo. Ngụy biện này có dạng: Chúng ta khơng nên ủng hộ giải pháp X vì nó khơng loại bỏ hồn tồn mọi khó khăn. Nếu có thể tìm được một giải pháp toàn hảo, chắc chắn chúng ta sẽ ủng hộ nó. Nhưng chỉ vì một phần khó khăn sẽ vẫn còn sau khi đưa một giải pháp vào thực tế khơng có nghĩa là giải pháp đó thiếu khơn ngoan. Một giải pháp cụ thể nào đó bao giờ cũng tốt hơn là khơng có giải pháp gì hết. Nó có thể đưa chúng ta đến gần việc giải quyết hoàn toàn vấn đề hơn.
Nếu đợi một giải pháp tồn hảo, chúng ta sẽ thường khơng thể làm được gì hết. Đây là một ví dụ của loại ngụy biện này: Tại sao lại chống việc phá thai tại Hoa Kỳ? Vì nếu như Hoa Kỳ chống phá thai, các cơng dân của họ vẫn có thể bay sang Châu Âu để làm việc đó.
Tìm kiếm một giải pháp tồn hảo có nghĩa là đưa ra giả định rằng chúng ta khơng nên theo đuổi một giải pháp chỉ vì nếu đưa vào thực hiện nó cũng sẽ khơng giải quyết được hết tồn bộ vấn đề.
Khám phá những lý luận ngụy biện thường gặp khác
Dưới đây là một số ví dụ giúp cho bạn làm quen với những lý luận ngụy biện khác nhau. Hãy cố sử dụng những gợi ý mà chúng tôi đã đưa ra ở trên. Một khi quen dần, bạn sẽ có thể tìm ra nhiều loại ngụy biện khác nhau.
Bài tập A
Cần sa nên được sử dụng để giảm đau cho những người bị các chứng đau kinh niên. Chúng ta nên ủng hộ cần sa trong giới hạn đã đạt được sự cho phép sử dụng trong điều trị, và trên thực tế đã có được sự cho phép đó. Một khảo sát cơng cộng báo cáo rằng hơn 73% những người được hỏi chấp nhận việc dùng cần sa trong điều trị. Thêm vào đó, hiệp hội chữa trị người bị AIDS cũng ủng hộ việc dùng cần sa để giúp giảm đau cho các bệnh nhân của họ. Những người chống việc dùng cần sa trong y tế là những người chưa bao giờ nhìn thấy các bệnh nhân gần như chết đi sống lại trong cơn đau đớn khổ sở của họ.
61 Kết luận: Cần sa nên được sử dụng để giảm đau cho những người bị các chứng đau kinh niên. Lý do: (1) Chúng ta nên ủng hộ cần sa trong giới hạn đã đạt được sự cho phép sử dụng trong điều trị, và trên thực tế đã có được sự cho phép đó.
(2) Một hiệp hội chữa trị người bị AIDS cũng ủng hộ việc dùng cần sa để giúp giảm đau cho các bệnh nhân của họ.
(3) Những người chống việc dùng cần sa trong y tế là những người chưa bao giờ nhìn thấy các bệnh nhân gần như chết đi sống lại trong cơn đau đớn khổ sở của họ.
Để ý rằng khơng có một lý do nào đưa ra được những lợi ích cụ thể của việc dùng cần sa trong y tế, vì thế chúng ta phải thận trọng từ bước đầu tiên. Tiếp theo, hãy nhìn vào một từ khố trong lập luận (1). Nghĩa của từ “cho phép” đã bị thay đổi và chúng ta dễ bị đánh lừa. Thơng thường, khi nói “cho phép sử dụng trong điều trị,” điều đó có nghĩa là nói đến sự ủng hộ từ các nghiên cứu khoa học, và điều này khác nhau xa với sự “cho phép” từ những khảo sát ý kiến công chúng ở nơi cơng cộng. Vì thế, lý do này khơng hợp lý và cần bị từ chối. Đây là loại ngụy biện nói lập lờ. Ngụy biện lập lờ (đánh lận con đen) là sử dụng một từ khoá đa nghĩa trong một lập luận và làm cho lập luận đó trở nên khơng hợp lý khi nghĩa của từ khố đó bị chuyển đổi.
Nhưng mà, ngay cả khi từ “cho phép” là lập lờ, cuộc khảo sát cơng cộng vẫn có thể là một lý do hỗ trợ cho kết luận? Điều này chỉ xảy ra khi mà chúng ta nghĩ rằng khi một điều gì là phổ biến thì nó là điều tốt – đây là một giả định sai trật. Người dân chưa từng nghiên cứu về vấn đề này không thể cho ý kiến đáng giá ở đây. Hãy thận trọng với những ý kiến của quần chúng vì đó ít khi hỗ trợ tốt cho một lập luận. Đây là loại ngụy biện theo tâm lý đám đông. Ngụy biện theo tâm lý đám đơng có nghĩa là tìm cách ủng hộ một lời tuyên bố nào đó bằng cách nói rằng đa số quần chúng cũng ủng hộ nó; điều này đi theo một giả định sai trật rằng những gì mà được đa số ưa chuộng thì cũng chính đáng.
Bây giờ, hãy xem xét lý do (2). Tác giả viện dẫn một thẩm quyền đáng phải xem xét - hiệp hội chữa trị người bị AIDS. Thẩm quyền của hiệp hội này trong việc sử dụng cần sa trong y tế là đáng được xem xét. Trừ khi chúng ta biết rõ hội này có những kiến thức rõ ràng và vững chắc về vấn đề này, chúng ta cũng xem đây là một ngụy biện. Đây là ngụy biện sử dụng những ý kiến chuyên môn đáng nghi ngờ. Ngụy biện sử dụng những ý kiến chun mơn đáng nghi ngờ là tìm cách hỗ trợ kết luận bằng cách trích dẫn những người khơng có chun mơn về lĩnh vực đó. Bây giờ là một ví dụ khác.
Bài tập B
Tơi chống lại chương trình phát triển trẻ em của chính phủ. Trẻ em cần phải được bảo vệ khỏi những nhà hoạch định xã hội và những nhà lý luận theo hướng khơng tưởng
62
khỏi vịng tay của cha mẹ chúng và xem chúng như là những con tốt thí trong cuộc thử nghiệm tạo ra hạnh phúc tồn cầu trong vịng 20 năm tới. Trẻ em phải sống với mẹ chứ không phải với một loạt các nhũ mẫu và y tá. Vấn đề ở đây là cha mẹ phải là những người có quyền định hình tính cách của trẻ con, hoặc nếu khơng thì nhà nước với những quyền hạn của nó sẽ làm việc đó.
Kết luận: Tơi chống lại chương trình phát triển trẻ em của chính phủ.