Chương 14: Ôn tập

Một phần của tài liệu gioi-thieu-ve-tu-duy-phe-binh (Trang 116 - 118)

trọng nhất mà bạn đã có được qua lớp học này là những câu hỏi mang tính phê bình. Ở dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê hết lại những câu hỏi này cho bạn. Khi bạn đọc một bài báo, nghe một bài giảng, tham gia một cuộc thảo luận, xem tin tức trên Internet, hay đọc một cuốn sách giáo khoa, hãy cố gắng sử dụng những câu hỏi này. Lúc ban đầu, bạn có thể cần phải ghi cái danh sách này ra một mảnh giấy bìa cứng nhỏ (dạng flash-card) để có thể đem theo bên mình. Dần dần, chúng tơi hy vọng việc đặt những câu hỏi này sẽ trở thành một dạng phản xạ có điều kiện của bạn giống như đi xe đạp vậy. Bạn sẽ quen dần và cảm thấy thoải mái khi sử dụng những câu hỏi dạng này.

Danh sách những câu hỏi có tính phê bình

1. Đâu là vấn đề và kết luận của tác giả? 2. Những lý do được đưa ra là gì?

3. Những từ ngữ hay cụm từ nào là không rõ ràng? 4. Đâu là những mâu thuẫn về giá trị trong lập luận này? 5. Đâu là những giả định mang tính phác họa?

6. Có sự ngụy biện nào trong lập luận hay khơng? 7. Các chứng cứ đưa ra có đúng khơng?

8. Có ngun nhân nào khác ngồi ngun nhân mà tác giả trình bày? 9. Các phép thống kê có đáng tin cậy khơng?

10. Có những thơng tin quan trọng nào đã bị bỏ sót?

11. Có kết luận nào khác là hợp lý và có thể chấp nhận được?

Dễ dàng nhận thấy rằng 5 câu hỏi đầu tiên sẽ giúp bạn hiểu rõ được cấu trúc lập luận của tác giả. Nếu biểu diễn thành một cơng thức có dạng, nó sẽ giống như sau:

Lập luận = Kết luận + những lý do + những giả định+(yêu cầu hiểu đúng những từ khóa)

Trong đó, kết luận và những lý do là các thành phần dễ thấy của lập luận. Những giả định và đòi hỏi phải hiểu đúng những từ và cụm từ khóa là những thành phần quan trọng đằng sau lập luận. Sau khi đã hiểu rõ được cấu trúc của lập luận, các câu hỏi từ 6 đến 11 giúp bạn có thể đánh giá lập luận đó.

Câu hỏi từ 6 đến 9 là các câu hỏi giúp bạn đánh giá các lý do của tác giả. Câu 6 sẽ giúp bạn xem có những lỗi ngụy biện nào khơng khi tác giả đưa ra các lý do của họ. Câu 7 sẽ giúp bạn tìm hiểu xem những chứng cứ hỗ trợ được nêu ra trong các lý do đó có chất lượng hay khơng. Những chứng cứ có thể là trực giác, lời chứng cá nhân, kinh nghiệm, việc dẫn những nguồn được cho là đáng tin cậy, quan sát cá nhân, nghiên cứu, ví dụ điển hình, và sử dụng phép tương tự.

117 Bạn đã học cách đánh giá những chứng cứ này trong chương 8 và chương 9. Tiếp đó, bạn sẽ dùng câu hỏi số 8 để xem xét khi tác giả giải thích vấn đề, có những ngun nhân nào khác ngồi điều mà tác giả đang nói đến hay khơng. Câu hỏi số 9 sẽ giúp bạn biết cách đánh giá và thận trọng với những phép thống kê.

Hai câu hỏi cuối cùng, số 10 và 11, là hai câu hỏi tổng quát. Câu 10 sẽ giúp bạn nhớ tìm xem tác giả có bỏ sót thơng tin nào khơng, và câu 11 sẽ giúp bạn xem kết luận mà tác giả đưa ra có hợp lý hay khơng.

Tóm lại, đễ dễ nhớ các câu hỏi từ 6 đến 11, bạn chỉ cần nhớ những cụm từ khoá sau đây:

lỗingụy biện, chứng cứ,

nguyên nhân khác, thống kê,

thơng tin bị bỏ sót, kết luận khác.

Những cụm từ khố này sẽ nhắc bạn biết mình phải xem xét đánh giá hoặc tìm kiếm cái gì.

Lời cuối sách

Tư duy phê bình là một cơng cụ. Nó giúp bạn suy luận tốt hơn. Chúng tơi muốn kết thúc sách này bằng cách khuyến khích bạn sử dụng tối đa những cơng cụ và kỹ năng mà bạn đã cố gắng rất nhiều trong những tuần qua để phát triển.

Thái độ của bạn khi sử dụng những câu hỏi phê bình

Là một người có tư duy phê bình, bạn có khả năng trở thành một người ưa khiêu chiến và hay làm phiền người khác, lúc nào cũng tìm cách đánh đổ những người lý luận không cẩn thận. Nhưng học tập là một hoạt động xã hội. Chúng ta cần người khác để có thể cùng khám phá tri thức, để cùng nhau thảo luận và phát triển trong đường học vấn. Không ai trong chúng ta đủ khả năng có thể đương đầu với những vấn đề phức tạp của cuộc sống một mình, vì vậy chúng ta cần có những người khác bên cạnh mình.

Vì thế, bạn phải nghĩ về cách mình dùng những kỹ năng này như thế nào. Cách bạn đặt câu hỏi sẽ cho người khác thấy những cơng cụ này có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Một số người chỉ hăm he đặt những câu hỏi này để đả phá và đánh đổ người khác trong một tinh thần hẹp hịi. Chúng tơi mong muốn bạn sẽ khơng đi theo con đường đó. Một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất để sử dụng tư duy phê bình là cách kết hợp những yếu tố sau: sự phấn khích ham

118 muốn học hỏi của trẻ thơ, sự thận trọng hoài nghi (theo nghĩa tích cực) của nhà khoa học, và sự khiêm nhường ôn tồn của một người Cơ Đốc.

Hãy nhớ, mục đích của tư duy phê bình là giúp tìm ra những kết luận tốt hơn về một vấn đề nào đó. Tìm kiếm những điều này khơng phải để cho thấy rằng bạn hơn người khác, nhưng để chúng ta cùng tiến bộ và hiểu rõ hơn về mình và thế giới xung quanh.

Phê bình ln là một cơng việc địi hỏi bạn phải tế nhị. Trong một số trường học, gia đình, và Hội thánh, bất đồng ý kiến bị cho là xấu tính. Trong những môi trường này, người ta muốn bạn phải luôn mỉm cười và đồng ý với bất kỳ ý kiến nào đang được đưa ra. Việc quan trọng nhất là bạn phải biết cách đưa những câu hỏi của mình ra dưới một cách nhìn tốt nhất.

“Chiến lược” tốt nhất là phải cho mọi người thấy rằng bạn, cũng như tác giả đang đưa ra lập luận, cũng đang cố gắng tìm kiếm những kết luận tốt hơn cho vấn đề đó. Điều quan trọng khơng phải là ai tìm ra kết luận đó, mà là tất cả chúng ta đã tìm được nó. Nếu bạn đưa ra tín hiệu cho người khác biết rằng bạn chỉ mong muốn cùng hợp tác với họ để tìm ra điều tốt đẹp hơn cho tất cả. Trong tinh thần hợp tác đó, những cơng cụ phê bình của bạn sẽ trở nên có ích lợi cho tất cả.

Một số cách để có thể sử dụng tư duy phê bình trong tinh thần hợp tác

1. Hãy bày tỏ cho người ta thấy bạn sẵn sàng nghe họ nói, và ln ln muốn hiểu rõ điều họ đang nói. Đó là lý do tại sao bạn đặt ra những câu hỏi.

2. Lặp lại những gì họ đã nói hay viết theo văn phong của bạn, để kiểm tra xem bạn có hiểu rõ những gì họ nói hay khơng.

3. Đặt câu hỏi trong tinh thần ham học hỏi, chứ không phải để đánh đố hay bắt lỗi người khác.

4. Xin tác giả đưa thêm lý do để có thể làm cho lập luận trở nên mạnh hơn.

5. Cố gắng giúp cho cuộc trị chuyện tiếp tục, vì có thể người ta sẽ khựng lại vì các câu hỏi có tính phê bình của bạn.

6. Hãy xin phép tác giả cho phép bạn được tìm hiểu về những mặt yếu kém của lập luận. Điều này sẽ khuyến khích họ cùng tham gia đánh giá lập luận chung với bạn.

7. Đưa ra ấn tượng rằng bạn chỉ muốn hợp tác với họ để cùng đưa ra được kết luận tốt hơn.

Xin chúc rằng bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong học vấn và trong cuộc sống nhờ vào những cơng cụ tư duy phê bình này.

Một phần của tài liệu gioi-thieu-ve-tu-duy-phe-binh (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)