Yếu tố gia đình và cộng đồng

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNGCỦA NGƯỜI BỆNH MẮC LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠITRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH NĂM 2022 (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị lao

1.6.2. Yếu tố gia đình và cộng đồng

Gia đình, người thân và cộng đồng xã hội đóng vai trị rất quan trọng trong vấn đề điều trị của NB, có thể hỗ trợ NB trong lúc khó khăn về vật chất cũng như tinh thần để NB có điều kiện thuận lợi giúp TTĐT tốt hơn, các việc làm như người thân bên cạnh động viên, hỗ trợ kinh phí, tặng quà…, quan trọng hơn hết là việc nhắc nhở uống thuốc, giám sát điều trị giúp cho việc điều trị bệnh thuận lợi hơn. Có nhiều nghiên cứu quan tâm vấn đề này, như theo nghiên cứu của Weiguo Xu (2009) và nghiên cứu của JinJing Zhang và các cộng sự (2020) tại Trung Quốc cho thấy thiếu sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình có liên quan đến việc khơng tn thủ TTĐT của NB (47), (49).

Tại Việt Nam, một nghiên cứu khác của tác giả Trần Văn Ý (2017), cho thấy NB được gia đình, người thân chăm sóc, hỗ trợ thì TTĐT được tốt hơn, cịn NB được gia đình, người thân giám sát việc uống thuốc thì việc TTĐT cao gấp 4 lần so với những NB khơng có người thân giám sát (7).

1.6.3. Yếu tố dịch vụ y tế

Vấn đề cung cấp dịch vụ được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng và bắt buộc phải thực hiện trong việc đáp ứng nhu cầu điều trị của NB nhằm đảm bảo điều trị khỏi và hồn thành mục tiêu Chương trình Chống lao Quốc gia, trong một vài nghiên cứu cho thấy vấn đề này có liên quan đến TTĐT của NB cũng khơng ít.

Yếu tố giám sát điều trị

Sự giám sát của CBYT đối với NB hết sức quan trọng trong việc đảm bảo NB TTĐT đúng với mục tiêu khỏi bệnh là chiến lược được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam đã góp phần thành cơng phong trào phịng chống lao những năm qua. Nghiên cứu của Weiguo Xu (2009) tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc chỉ ra rằng những NB được bác sỹ và gia đình trực tiếp giám sát thì việc điều trị làm tăng tỷ lệ TTĐT (47). Nghiên cứu Liang Du và các cộng sự (2020) cho thấy việc cần sự giám sát có liên quan đến TTĐT (48). Cũng theo nghiên cứu của tác giả

Ngũn Xn Tình năm (2013) khơng có giám sát điều trị thì việc tn thủ chưa đúng chiếm 92% (31).

Yếu tố thuộc CBYT

Một trong những vấn đề quan trọng giúp cho việc điều trị của NB được thuận lợi đó là mối quan hệ giữa cán bộ y tế và NB, người CBYT có quan tâm, nhiệt tình tư vấn, giải thích tỉ mỉ đến việc điều trị và giúp cho NB cảm thấy thân thiện, trao đổi thoải mái, qua đó CBYT đánh giá được kiến thức từ NB cung cấp, và những thắc mắc của NB khi chưa giải quyết được trong vấn đề điều trị, hướng dẫn xử lý khi xảy ra tác bất lợi của thuốc giúp cho NB có thái độ TTĐT tích cực hơn góp phần mang lại hiệu quả trong điều trị. Ngược lại CBYT có thái độ lạnh lùng, thờ ơ, không quan tâm, thiếu thân thiện, thiếu trách nhiệm với NB như thiếu tư vấn, giải thích hướng dẫn, giám sát điều trị làm cho NB cảm thấy lo lắng, không dám hỏi làm cho kiến thức NB bị hạn chế dễ dẫn đến thất bại trong điều trị. Theo một nghiên cứu Ibrahim LM và các cộng sự tại Nigeria (2011) qua các cuộc thảo luận nhóm kết quả cho thấy các rào cản lớn đối việc TTĐT là sự không thân thiện của nhân viên y tế đối với NB (50). Theo nghiên cứu định tính của tác giả JinJing Zhang và các cộng sự (2020) thực hiện tại Tây Tạng Trung Quốc cho thấy thiếu kỹ năng giám sát có liên quan đến việc khơng tuân thủ TTĐT (49). Theo nghiên cứu Yacob Ruru (2018) cho thấy việc khơng TTĐT có liên quan đến việc khơng được NVYT giáo dục về bệnh lao và hướng dẫn điều trị (29).

Qua nghiên cứu của tác giả Trần Văn Ý (2017), những người được CBYT tư vấn về nguyên tắc điều trị thường TTĐT tốt hơn so với những người không được tư vấn về nguyên tắc điều trị với (OR = 2,5; p = 0,009) (7). Tham khảo nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hà (2013) mặc dù nghiên cứu này cho thấy khơng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc CBYT quan tâm, giải thích cho NB và TTĐT, nhưng qua đó cho thấy NB được CBYT quan tâm, giải thích thì TTĐT cao hơn 0,69 lần so với nhóm NB khơng được quan tâm (34).

Yếu tố về việc cung cấp thuốc kháng lao:

trong điều trị đó là việc NB phải được sử dụng thuốc kháng lao đầy đủ và liên tục theo đặc thù của bệnh lao và theo phác đồ điều trị cụ thể trên từng NB, từng thể bệnh, NB không được sử dụng thuốc đầy đủ liên tục ảnh hưởng rất lớn cho NB cũng như khó khăn trong việc điều trị sau này và còn nhiều vấn đề liên quan khác như kháng thuốc, tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, theo quyết định 1314/QĐ- BYT (2020) thì Chương trình Chống có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, liên tục các thuốc điều trị lao đảm bảo chất lượng (10). Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2020 của chương trình chống lao quốc gia có đề cập đến những khó khăn về việc thiếu thuốc điều trị lao, thuốc không đảm bảo số lượng dự trữ để cung cấp cho các tuyến, bên cạnh đó cịn gặp nhiều khó khăn như chuẩn bị cho việc chuyển từ chế độ cung cấp thuốc miễn phí sang thanh tốn bảo hiểm y tế vào năm 2021 (2). Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới chưa thấy một nghiên cứu nào đề cập đến mối liên quan giữa cung cấp thuốc kháng lao và TTĐT. Một vài nghiên cứu trong nước có đề cập đến tình hình cung cấp thuốc kháng lao nhưng kết quả chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc cung cấp thuốc kháng lao với việc TTĐT (7, 33, 34). Theo một nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hà thực hiện tại Phịng khám lao quận Hồng Mai, Hà Nội (2013), mặc dù nghiên cứu khơng tìm thấy mối liên quan giữa việc thiếu hụt thuốc và việc TTĐT, tuy nhiên thực tế có đến 18/118 NB đã xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị (34).

Thuốc điều trị

Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến TTĐT là vấn đề tác dụng phụ của thuốc điều trị lao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng phụ của thuốc có liên quan đến việc khơng tn thủ TTĐT của NB lao, những NB không xảy ra tác dụng phụ thì việc TTĐT cao hơn những người có xảy ra tác dụng phụ của thuốc (7), (49), (51). Trong báo cáo của tác giả Nguyễn Xuân Tình (2013) cho thấy lí do NB khơng TTĐT là do tác dụng phụ của thuốc chiếm 75% (31).

Một vấn đề khác là khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần hay xa có thuận tiện hay khơng cũng góp phần ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị.

Theo nghiên cứu của tác giả Đào Thị Chinh (2013) những NB có quãng đường từ nhà đến cơ sở y tế dưới 5 km thì TTĐT khơng tốt gấp 0,3 lần những người có khoảng cách 5 km trở lên (32). Theo nghiên cứu Yacob Ruru và các cộng sự (2018) thực nghiên cứu bệnh chứng ở Jayapura, tỉnh Papua, Indonesia cho thấy có vấn đề về khoảng cách để tiếp cận dịch vụ y tế có liên quan đến TTĐT của NB (29).

Một phần của tài liệu TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNGCỦA NGƯỜI BỆNH MẮC LAO ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠITRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH NĂM 2022 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)