CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu Chính Sách Tiền Tệ - Thị Trường Tiền Tệ pot (Trang 40 - 44)

1. Củng cố, đổi mới ngân hàng nhà nước Việt Nam.

1.1. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ.

Việc hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới không thể tách rời quá trình hoàn thiện hệ thống ngân hàng nói chung và bộ máy tổ chức điều hành của NHNN nói riêng. Bởi lẽ, hệ thống ngân hàng- trước hết là bộ máy tổ chức NHTW tương đối độc lập, lành mạnh và vững chắc.

Thực thi chính sách tiền tệ thận trọng, điều hành linh hoạt lãi suất và tỷ giá, sử dụng tích cực hơn các công cụ gián tiếp, theo cơ chế thị trường thay thế dần các biện pháp hành chính trực tiếp, để vừa giữ vững ổn định vĩ mô, vừa tao lập môi trường thuận lợi và thông thoáng cho sản xuất kinh doanh, cho hoạt động tín dụng- ngân hàng.

Hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp, chú trọng thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ, các giao dịch phòng tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái.

1.2. Cải tiến công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước cả về nội dung và mô hình tổ chức.

Giám sát các tổ chức tín dụng yếu kém. Có phương án và bước đi cụ thể để củng cố, phục hồi, sáp nhập, hoặc giải thể những tổ chức này, xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân hoạt động bất minh, trái pháp luật, làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Đảm bảo từng bước thực hiện được nhiệm vụ hạn chế kiểm soát rủi ro của cả hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Hướng cơ cấu lại và cải tiến cơ bản công tác thanh là tuân thủ các nguyên tắc quốc tế và thanh tra ngân hàng, đảm bảo ổn định hệ thống tài chính trong nước và quốc tế.

Tạo lập các thiết chế cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống như hoàn thiện đồng bộ hơn khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng, trích lập và dự phòng rủi ro, đưa vào hoạt động tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như giám sát từ xa đảm bảo an toàn hệ thống không thể xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát.

Xử lý nợ tồn đọng, tăng năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản trị điều hành. Tách bạch chức năng cho vay chính sách với vay thương mại, tôn trọng và đề cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng.

1.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng nhà nước.

thanh toán, phát triển tin học, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, tiếp nhận nhanh với công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể là nâng cao vị thế tương đối độc lập của NHTW trong việc thực thi các chính sách tiền tệ ; tạo điều kiện thực hiện các công cụ mới của chính sách tiền tệ như triết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, hoàn thiện thị trương liên ngân hàng cả nội tệ và ngoại tệ; nâng cao chất lượng và hiệu lực của công tác thanh tra, giám sát theo chuẩn mực quốc tế; thực hiện có hiệu quả với chi phí thấp các hoạt động kho quỹ, thanh toán, cung ứng, và thu hồi tiền mặt.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN cần đi đôi với cải cách hành chính, tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, trong đó có việc sắp xếp lại một số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc NHNN.

2. Củng cố, lành mạnh hoá hệ thống các tổ chức tín dụng, tiền tệ.

Việc củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nhằm lành mạnh hoá cả hệ thống tài chính ngân hàng, phục vụ chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: nâng cao khả năng cạnh tranh cả về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và năng lực quản lý, tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng Việc cơ cấu lại và phát triển các NHTM tại Việt Nam và các tổ chức tài chính khác là một trong những chương trình trọng tâm của chiến lược cải cách cơ cấu kinh tế ở nước ta từ nay đến năm 2010. Chương trình này đang được triển khai từng bước và sẽ hoàn thành về cơ bản trước năm 2005 để chuẩn bị cho hệ thống NHTM hội nhập thị trường tài chính khu vực vào năm 2006.

Về cung ứng tiền: NHNN nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế.

Thực hiện điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất triết khấu phù hợp với diễn biến thị trường theo hướng nới lỏng thận trọng chính sách tiền tệ, đồng thời

hoàn thiện cơ chế tái cấp vốn.

Về dự trữ bắt buộc: sử dụng một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trường ngằm tác động tới việc gia tăng tổng phương tiện thanh toán và kích thích tăng trưởng tín dụng tác động tới diễn biến lãi suất thị trường theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ.

Thực hiện nghiệp vụ SWAP giữa các tổ chức tín dụng với NHNN để hỗ trợ thêm phương tiện thanh toán bằng VNĐ giúp các tổ chức tín dụng tăng khả năng thanh toán.

Nghiệp vụ thị trường mở: Rà soát lại quy chế về nghiệp vụ thị trường mở nhằm mở rộng thời hạn còn lại của các chứng từ có giá tạo điều kiện để cung ứng vốn cho các tổ chức tín dụng với thời gian dài hơn, qua đó giúp cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nền kinh tế. NHNN vẫn tiếp tục chào mua các giấy tờ có giá ngắn hạn để bơm thêm tiền trung ương vào nền kinh tế qua các tổ chức tín dụng, tăng cường hình thức mua đứt các chứng từ có giá trong giai đoạn này.

Về tỷ giá: Theo dõi sát các diễn biến trên thị trường tiền tệ để có biện pháp sử lý kịp thời phù hợp với bén động trên thị trường ngoại hối nhằm hình thành tỷ giá hợp lý, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và các dòng vốn, tăng giao dịch kiều hối qua ngân hàng, tăng dự trữ ngoại tệ cho nhà nước, củng cố giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam.

Về lãi suất: theo dõi, bám sát diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất cơ bản và biên độ phù hợp làm cho lãi suất cơ bản thực sự đóng vai trò là tín dụng để điều tiết lãi suất thị trường.

Nghiên cứu để có giải pháp về sử lý mức vốn và thời hạn cho vay, trong đó có thể nâng tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, nâng vốn điều lệ để tăng khả năng huy động và tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.

Các tổ chức tín dụng phải tích cực tìm các giải pháp mở rộng hình thức huy động vốn từ nền kinh tế quốc dân để tăng nguồn vốn mở rộng tín dụng, đồng thời chủ động tìm kiếm dự án có hiệu quả, hướng dẫn giải thích xây dựng đề án để vay vốn đầu tư cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Chính Sách Tiền Tệ - Thị Trường Tiền Tệ pot (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w