Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Chính Sách Tiền Tệ - Thị Trường Tiền Tệ pot (Trang 26 - 32)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở

3. Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

Từ năm 1991 đến nay, cùng với công cuộc đổi mới ngân hàng, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ cũng được hình thành và phát triển. Trong điều kiện thị trường tiền tệ và thị trường tài chính chưa phát triển. Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện kiểm soát tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp kết hợp với các công cụ gián tiếp và từng bước đổi mới chuyển từ sử dụng công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước.

3.1. Công cụ dự trữ bắt buộc.

Công cụ dữ trữ bắt buộc được chính thức thực hiện từ năm 1992. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, công cụ dự trữ bắt buộc đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Ban đầu, theo quy định của hệ thống ngân hàng nhà nước năm 1992 tiền dự trữ bắt buộc được duy trì tại một tài khoản riêng và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng. Theo đó, vai trò của tỷ lệ dự trữ bắt buộc là để đảm bảo khả năng thanh toán và kiểm soát cung ứng tiền nhưng lại hạn chế ngân hàng nhà nước trong việc dự báo nhu cầu tăng, giảm dự trữ của các NHTM và vốn của các NHTM không được sử dụng linh hoạt.

Để khắc phục các hạn chế trên, năm 1995 các công cụ này đã được đổi mới như sau: tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền thanh toán được thống nhất vào một tài khoản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% áp dụng cho các loại tiền gửi dưới 1 năm, và trong cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc có 70% phải gửi tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng phải thường xuyên duy trì đầy đủ số lượng tiền dự trữ bắt buộc phải gửi tại ngân hàng nhà nước( duy trì hàng ngày). Với những đổi

mới này, ngân hàng nhà nước có thể dự báo nhu cầu dự trữ của các tổ chức tín dụng thông qua theo dõi mức dự trữ vượt. Tuy nhiên, việc khống chế theo ngày cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ ở mức độ thấp khiến cho công cụ này trở nên cứng nhắc, các tổ chức tín dụng luôn để dự trữ vượt do đó hạn chế khả năng sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng.

Từ năm 1999, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được áp dụng mở rộng thêm với các đối tượng: Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 0- 20% và đặc biệt số tiền dự trữ bắt buộc được tính bình quân số dư tiền gửi tại ngân hàng nhà nước trong kỳ duy trì. Với cách tính dự trữ bắt buộc mới, các tổ chức tín dụng có thể điều hành vốn linh hoạt hơn trước đây, đồng thời ngân hàng nhà nước có thể dự đoán được nhu cầu của các NHTM, tăng khả năng kiểm soát tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Đặc biệt, trong năm 2000-2001, công cụ dự trữ bắt buộc tiếp tục được điều hành phù hợp với diễn biến tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước. Việc điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, đồng thời giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND đã có tác dụng lớn trong việc điều hành lãi suất và tỷ giá, góp phần thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi VND, do đó hạn chế dòng chuyển đổi từ VND sang USD. Để phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là xu hướng giảm mạnh lãi suất trên thị trường quốc tế tháng 12 năm 2001, ngân hàng nhà nước đã quyết định điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ xuống còn 10% nhằm tăng khả năng huy động ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.

3.2. Công cụ tái cấp vốn.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng của công cụ này, ngân hàng nhà nước đã từng bước đổi mới theo hướng tỷ trọng tái cấp vốn theo hình thức thế chấp các chứng từ có giá tăng dần, còn tỷ trọng tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định ngày càng giảm. Trên thực tế, bên cạnh hai hình thức tái cấp vốn trên, ngân hàng nhà

nước đã thực hiện cho vay thanh toán bù trừ, một hình thức tái cấp vốn ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt thanh toán tạm thời của các NHTM từ năm 1991. Với hình thức cho vay thế chấp chứng từ, chứng từ thế chấp cũng được mở rộng. Từ ban đầu, chứng từ thế chấp chỉ bao gồm tín phiếu kho bạc chưa đến hạn thanh toán, khế ước cho vay ngắn hạn( theo quyết định 285/ QĐ-NH14 ngày 10/11/1994 của thống đốc ngân hàng nhà nước). Đến năm 1997, ngân hàng nhà nước bổ sung thêm hình thức cho vay thế chấp bằng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại ngân hàng nhà nước. Hiện nay, theo quy định của luật ngân hàng nhà nước, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng gồm: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, triết khấu, tái triết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Đặc biệt, việc quy định về lãi suất tái cấp vốn cũng được đổi mới: từ năm 1994 đến đầu năm 1997, lãi suất tái cấp vốn được quy định theo tỷ lệ % trên lãi suất cho vay áp dụng đối với dự án cho vay của tổ chức tín dụng( bằng từ 60%-100% lãi suất cho vay ghi trên khế ước). Nhưng từ cuối tháng 5 năm 1997 đến nay, lãi suất tái cấp vốn đã được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến cung cầu vốn trên thị trường. Hiện nay, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN nhằm thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Thống đốc NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái triết khấu xuống mức 0,4%/ tháng và 0.35%/ tháng tương ứng.

3.3. Nghiệp vụ thị trường mở.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều hành chính sách tiền tệ, sau một quá trình chuẩn bị, ngày 12 tháng 7 năm 2000. NHNN đã chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở. Đây là một bước tiến mới trong điều hành chính sách tiền tệ theo hướng từ sử dụng các công cụ trực tiếp sang các công cụ gián tiếp để phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước. Hiện nay, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã tăng cường sử dụng với việc tăng định kỳ giao dịch lên 2 phiên/ tuần thay cho 1 phiên/ 10 ngày thực hiện vào năm

2000. Tuy nhiên trong số gần 50 phiên giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở trong cả năm 2001, thì trên 40 phiên NHNN chào mua với doanh số hơn 3000 tỷ đồng để kịp thời bơm thêm vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, bên cạnh việc đưa nghiệp vụ SWAP vào hoạt động, việc NHNN liên tục thực hiện chào mua giấy tờ có giá với khối lượng lớn đã giúp các tổ chức tín dụng khắc phục được khó khăn về nguồn vốn VND.

Mặc dù doanh số giao dịch qua các phiên giao dịch chưa lớn, số lượng thành viên tham gia và lượng hàng hoá có thể sử dụng trên thị trường còn hạn hẹp, nhưng kết quả các phiên giao dịch cho thấy việc sử dụng các công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã có những dấu hiệu tích cực, góp phần tác động đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.

3.4. Lãi suất.

Năm 1992, NHNN đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng chuyển từ chính sách lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương tạo đòn bẩy cho các NHTM chuyển từ hoạt động kinh doanh thua lỗ sang có lãi.

Năm 1996, NHNN thực hiện tự do hoá lãi suất tiền gửi và quy định trần lãi suất cho vay nhằm hoàn thiện công cụ lãi suất dần tiến tới mục tiêu tự do hoá lãi suất.

Tháng 8 năm 2000, NHNN đã thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành lãi suất. Thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Với cơ chế điều hành lãi suất này được coi là phù hợp với mức độ phát triển của thị trường tiền tệ và khả năng kiểm soát của NHNN.

Năm 2001, để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, NHNN đã bốn lần điều chỉnh lãi suất cơ bản từ mức 0,75%/ tháng xuống 0,6%/ tháng.

NHNN về việc thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận bằng VND. Theo tinh thần quyết định này, tất cả các ngân hàng được toàn quyền quyết định lãi suất cho vay của ngân hàng mình. NHNN vẫn công bố lãi suất cơ bản để các NHTM tham khảo.

3.5. Về tỷ giá.

Trong hơn 10 năm qua, NHNN đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế điều hành tỷ giá. Từ năm 1994, cùng với sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN đã bắt đầu thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế mới thay cho chế độ đa tỷ giá trước đây. Theo đó, NHNN bắt đầu công bố tỷ giá chính thức giữa đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam, tỷ giá mua bán trên thị trường được phép dao động trong biên độ dao động cho phép. Trên thực tế, trong các năm 1997- 1998, việc NHNN chủ động điều chỉnh biên độ giao dịch và tiếp theo việc NHNN ấn định tỷ giá chính thức trên cơ sở tỷ giá mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng khiến cho cho tỷ giá phù hợp hơn với tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do đó đã góp phần hạn chế ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 ở mức 6%, lạm phát được kiềm chế ở mức 9,2%. Năm 1999, NHNN thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trường bằng việc hàng ngày công bố tỷ giá chính thức là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch trước đó. Các tổ chức tín dụng được quy định tỷ giá giao dịch giữa VND và USD không vượt quá 0,1% so với tỷ giá do NHNN công bố.

Năm 2001, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, bám sát biến động của lãi suất USD trên thị trường quốc tế và cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước. Ngày 8/ 9/ 2001, NHNN đã quyết định mở rộng kỳ hạn thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi của tổ chức tín dụng, và điều chỉnh mức gia tăng tỷ giá hoán đổi, kỳ hạn với trần tỷ giá giao ngay. Điều này đã giúp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện thực hiện linh hoạt các giao dịch ngoại hối, các tổ chức tín

dụng được chủ động hơn trong kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo vai trò kiểm soát của NHNN.

Trong bối cảnh diễn biến thị trường quốc tế có nhiều biến động, việc điều hành tỷ giá linh hoạt và can thiệp kịp thời của NHNN trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã góp phần ổn địng tỷ giá, có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

3.6. Công cụ hạn mức tín dụng.

Được NHNN áp dụng từ năm 1994, xuất phát từ những đòi hỏi thực tế là lạm phát có xu hướng tăng cao, tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh. Trong điều kiện thị trường thứ cấp chưa phát triển, NHNN chưa thể sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã sử dụng công cụ hạn mức tín dụng để hạn chế số nhân tiền tệ, qua đó kiểm soát sự gia tăng tổng phương tiện thanh toán. Trên thực tế, việc áp dụng công cụ hạn mức tín dụng trong các năm từ 1994- 1997 đã góp phần kiểm soát mức độ gia tăng tổng phương tiện thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng chỉ được phân bổ đối với một số các NHTM nên phần nào hạn chế tính công bằng trong cạnh tranh. Nhất là trong các năm từ 1998 đến nay, trong điều kiện nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam rất lớn, lạm phát có xu hướng giảm thấp, việc áp dụng công cụ này phần nào ảnh hưởng đến việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó, từ quý II năm 1998, NHNN đã quyết định không sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách tiền tệ mà chỉ dùng đến hạn mức tín dụng khi cần phải hạn chế sự gia tăng tín dụng nhanh chóng có nguy cơ lạm phát cao.

Đánh giá chung:

Nhìn lại thực tế hơn 10 năm qua có thể thấy rằng việc kiểm soát tiền tệ của NHNN đã từng bước đổi mới với những bước đi thận trọng, phù hợp với điều kiện thị trường nước ta. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ vẫn còn một số hạn chế nhất định:

-Tái cấp vốn thực hiện chủ yếu với các NHTM quốc doanh theo hình thức chỉ định, việc tiếp cận của các NHTM khác với kênh tái cấp vốn từ NHNN còn hạn chế vì các đơn vị này thường không đủ điều kiện tham gia tái cấp vốn, lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phát huy hiệu quả điều tiết thị trường, kích thích tăng hoặc giảm nhu cầu tiền tệ.

-Dự trữ bắt buộc chỉ áp dụng đối với tiền gửi dưới 12 tháng khiến cho khả năng kiểm soát M2 của NHNN còn hạn chế, việc quy định trả lãi cho tiền gửi dự trữ vượt không thực sự khuyến khích các NHTM sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Số lượng rất ít tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở cùng với nguồn hàng hoá trên thị trường hạn hẹp làm cho tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến các điều kiện thị trường còn hạn chế

Chương 3. Các giải pháp nâng vai trò của NHTW

trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Chính Sách Tiền Tệ - Thị Trường Tiền Tệ pot (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w