2.2.1 Một số quy định về cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng Sacombank
• Ngân hàng Sacombank chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
• Ngân hàng Sacombank xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng thõa mãn:
Các pháp nhân phải có trách nhiệm dân sự: các cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
Dự án đầu tư là dự án có tính chất khả thi, tính toán được hiệu quả trực tiếp.
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ 3 hoặc được tín chấp theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
• Đối tượng cho vay trung, dài hạn là các công trình, hạng mục công trình hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng phát huy tác dụng, đảm bảo thu hồi vốn nhanh, cụ thể như:
Giá trị máy móc, thiết bị Công nghệ chuyển giao Sáng chế phát minh
Chi phí nhân công và vật tư
Chi phí mua bảo hiểm cho tài sản thuộc dự án đầu tư Chi phí khác
Các công trình xây dựng cơ bản mới
Công trình xây dựng cải tạo hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Công trình khôi phục, thay thế tài sản cố định
Cải tiến kỹ thuật hợp lý…
• Thời hạn cho vay:
Đối với cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm) nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân.
Đối với cho vay dài hạn từ trên 60 tháng nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không vượt quá 15 năm đối với các dự án phục vụ đời sống.
• Mức lãi suất cho vay do ngân hàng Sacombank và khách hàng thoãn thuận phù hợp với quy định của NHNN về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng và phù hợp với biểu lãi suất công bố của ngân hàng do Tổng giám đốc ngân hàng Sacombank quy định trong từng thời kỳ.
• Mức cho vay: được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng pháp luật và tùy thuộc vào vốn tự có của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Mức cho vay tối đa được Tổng giám đốc ngân hàng Sacombank quy định. Thông thường là:
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) - Vốn tự có của các bên tham gia - Nguồn vốn huy động khác (trong đó có vay của các tổ chức tín dụng khác)
Về việc phát hành tiền vay, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện theo quy định của hợp đồng trong thời hạn rút vốn.
• Trả gốc và lãi:
Do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận có thể trả nợ gốc và lãi theo một kỳ hạn hay nhiều kỳ hạn.
Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, khách hàng phải chủ động chuyển tiền trả nợ. Nếu chưa có khả năng trả nợ đúng hạn thì khách hàng phải gia hạn nợ nếu không ngân hàng sẽ tự động trích tiền trong tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ gốc và lãi. Nếu số dư trong tài khoản không đủ để thu nợ thì số nợ này có thể chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất quy định cho nợ quá hạn.
• Phương thức cho vay:
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, ngân hàng sẽ áp dụng hình thức cho vay từng lần. Trong thời hạn rút vốn của hợp đồng khách hàng có thể rút vốn nhiều lần hoặc một lần nhưng tổng số tiền không được vượt quá số tiền vay.
Ngân hàng Sacombank có thể cho vay theo hạn mức khi giữa ngân hàng và khách hàng có thỏa thuận về một hạn mức cho vay trong thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có được sự tín nhiệm của ngân hàng. Đòi hỏi cán bộ ngân hàng luôn kiểm tra đảm bảo nợ vay bằng phương pháp tính toán cân đối vật tư đảm bảo nợ vay.
Đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hóa sản xuất phải có vốn tự có tối thiểu tham gia dự án bằng 15% tổng mức vốn đầu tư.
Đối với dự án mới khách hàng phải có tối thiểu bằng 20% tổng mức vốn đầu tư.
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm xét cho vay, trừ trường hợp có chỉ thị của Chính phủ.
Ngoài ra, còn có một số quy định khác như lập hồ sơ vay vốn, thẩm định vá quyết định cho vay, gia hạn nợ,…
2.2.2 Thực trạng và chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng Sacombank
2.2.2.1 Thực trang tín dụng trung - dài hàn tại ngân hàng Sacombank
Cuối năm 2009, tổng dư nợ tín dụng của Sacombank là 55.497 tỷ đồng, tăng 21.789 tỷ đồng, tương ứng tăng 64,64% so với năm 2008. Dư nợ tín dụng chủ yếu là từ khách hàng là tổ chức kinh tế và dân cư, cho vay các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng rất thấp (cuối năm 2009 số dư là 249 tỷ đồng, chiếm 0,45% tổng dư nợ).
Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng có phần chậm hơn so với năm 2009, chỉ đạt 77.486 tỷ đồng, tăng 21.988 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,63% so với thời điểm cuối năm 2009. Nguyên nhân là do nên kinh tế nhìn chung vẫn còn những khó khăn nhất định sau phục hồi, mặt khác trong năm 2010 nền kinh tế không tiếp tục nhận được các gói giải pháp hỗ trợ của Chính phủ như năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Bảng 2.4: Tổng dư nợ tín dụng của Sacombank năm 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Số dư % tăng Số dư % tăng
Tổ chức tín dụng 31.042 249.425 127.163
Khách hàng 33.677.315 55.247.904 77.359.040
Tổng dư nợ tín dụng 33.708.357 55.497.32 9
64,64 77.486.203 39,63
Theo loại hình cho vay
Bảng 2.5: Hoạt động tín dụng theo loại hình cho vay của Sacombank năm 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục cho vay
khách hàng 2008 2009 % tăng giảm 2009/2008 2010 % tăng giảm 2010/2009 Cho vay ngắn hạn 18.764.811 34.564.527 84,2% 51.904.547 50,2%
Cho vay trung hạn 6.247.878 9.726.083 55,7% 16.282.072 67,4%
Cho vay dài hạn 8.664.626 10.957.294 26,5% 14.298.184 30,5%
Cộng 33.677.315 55.247.904 82.484.803
Dự phòng rủi ro tín dụng ngày 31/12 (249.608) (511.656) (820.603) Danh mục chovay ngày 31/12, thuần 33.427.707 54.736.248
Năm 2009, tổng dư nợ của Sacombank đạt mức 55.248 triệu đồng tăng 21.571 triệu đồng, tương ứng tăng 64,05% so với thời điểm cuối năm 2008. Trong đó tỷ trọng về dư nợ ngắn hạn chiếm 62,6% tỷ trọng dư nợ. Đồng thời tỷ trọng về dư nợ trung và dài hạn đều giảm lần lượt từ 18,6%, 25,7% xuống còn 17,6% và 19,8%. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện những sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng với mức lãi suất phù hợp. Mặt khác, do nước ta mới khắc phục được khủng hoảng kinh tế nên ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay các dự án trung và dài hạn.
Đến năm 2010, tổng dư nợ của Sacombank tiếp tục tăng khá cao đạt 82.485 triệu đồng tăng 27.237 triệu đồng, tương ứng tăng 49,3% so với năm 2009. Trong đó, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm hơn một nửa tỷ trọng dư nợ, cụ thể có tỷ trọng là 62,9%. Về cơ bản, các nguồn dư nợ ngắn, trung và dài hạn năm 2010 đều tăng so với năm 2009. Nguyên nhân do ngân hàng đã quan tâm đến các dự án đầu tư trung và dài hạn, không chỉ vậy ngân hàng cũng đã thu hút những khách hàng cá nhân vay vốn với những sản phẩn và dịch vụ cho vay đa dạng, mức lãi suất phù hợp. Qua đó, chúng ta thấy rằng, ngân hàng đang phát triễn một cách bền vững, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Uy tín của ngân hàng với các cá nhân và tổ chức ngày càng được nâng cao.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại ngân hàng Sacombank giai đoạn 2008-2010
ĐVT: triệu đồng
2008
55,7% 18,6%
2009 62,6% 62,6% 17,6% 19,8% 2010 62,9% 19,8% 17,3%
Theo ngành nghề
Bảng 2.6: Hoạt động tín dụng của Sacombank theo các ngành nghề năm 2008-2010
Đơn vị tính:triệu đồng
Khoản mục cho vay khách hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Thương mại 7273128 21.6 13262089 24 22467222 27.2
Nông lâm nghiệp 2423460 7.8 3134744 5.7 5004173 6.1
Công nghiệp 8381650 24.9 15431060 27.9 26790896 32.5
Xây dựng 2056442 6.1 3504652 6.3 5515353 6.7
Dịch vụ cá nhân và công cộng 5768865 17.1 6459943 11.7 7223953 8.8
GTVT và thông tin liên lạc 742489 2.2 4134744 7.5 7040598 8.5
Giáo dục, đào tạo 1279052 3.8 1586989 2.9 1173843 1.4
Tư vấn, kinh doanh bất động sản 2949151 8.8 4904855 8.9 2802582 3.4
Khách sạn, nhà hàng 787038 2.3 759403 1.4 897198 1.1
Khác 1816040 5.4 2069425 3.7 3568985 4.3
Cộng 33.677.315 100 55.247.904 100 82.484.803 100
Ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu ở hai ngành công nghiệp và thương mại. Hai ngành này chiếm tỷ trọng khá cao (hơn 50% tổng dư nợ trung và dài hạn). Tổng dư nợ của ngành xây dựng chiếm tỷ trọng không cao (dưới 7%), điều này phản ánh từ khi có cuộc khủng hoảng kinh tế thì ngân hàng Sacombank đã thận trọng hơn khi đầu tư cũng như cho vay trong các lĩnh vực xây dựng như: khách sạn, bất động sản, cao ốc…bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Hơn nữa theo nhận định trong một số năm tới ngành xây dựng sẽ có những chuyển biến mới phức tạp hơn điều này dẫn đến tỷ trọng ngành xây dựng giảm từ 7,1% năm 2009 xuống còn 6,7% năm 2010.
Bên cạnh đó, sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế của nước ta bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, vì thế trong những năm tới đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng nhanh. Do đó, nhu cầu vay vốn các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông, đường sá, cầu cống…đều có xu hướng tăng. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của ngành Giao thông vận tải năm 2008 đạt 2,2%, đến năm 2009 đạt 7,5% và đến cuối năm 2010 đạt đến 8,5% trong tổng dư nợ trung và dài hạn, chủ yếu là do ngân hàng cho vay làm đường xá như đại lộ Đông Tây, cầu Phú Mỹ,…
Tỷ trọng dư nợ của ngành công nghiệp trong những năm qua của ngân hàng liên tục tăng. Chiếm tỷ trọng 21,9% trong tổng dư nợ các ngành năm 2008 lên đến 32,5% trong tổng dư nợ các ngành năm 2010.
Theo khu vực
Bảng 2.7: Hoạt động tín dụng của Sacombank theo khu vực năm 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục cho vay
khách hàng Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Thành phố Hố Chí Minh 17.026.870 50,6 24.265.562 43,9 38.430.655 46,6 Đồng bằng sông Cửu Long 4.579.773 13,6 7.875.754 14,3 10.854.857 13,2 Miền Trung và Đông Nam Bộ 7.234.516 21,5 14.635.433 26,5 19.796.391 24
Miền Bắc 4.836.156 14,3 8.471.155 15,3 11.629.839 14,9
Nước ngoài - 0 - 0 1.773.061 1,3
Cộng 33.677.315 100 55.247.904 100 82.484.803 100
Thị trường tín dụng của Sacombank tập trung chủ yếu là ở miền Nam, trong đó dư nợ cho vay riêng khu vực thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 là 24.266 tỷ đồng, chiếm 43,92% trên tổng dư nợ. Trong các năm qua, thành phố Hồ Chí Minh luôn là khu vực trọng điểm, luôn dẫn đầu dư nợ tín dụng với tỷ trọng trên 40%.
Theo thành phần kinh tế
Bảng 2.8: Tình hình hoạt động của Sacombank theo thành phần kinh tế năm 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng ĐVT: %
Khoản mục cho vay khách hàng Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%)
Doanh nghiệp nhà nước 723.513 2.15 3.631.508 6.57 2.583.839 3.13 Công ty cổ phần và TNHH 15.158.402 45.01 26.347.086 47.69 43.394.379 52.61 Doanh nghiệp tư nhân 1.983.480 5.89 3.727.778 6.75 4.253.642 5.16
Hợp tác xã 65.587 0.19 287.264 0.52 268.760 0.13
Công ty liên doanh 18.852 0.06 8.006 0.01 167.258 0.29
Công ty 100% vốn nước ngoài 334.022 0.99 351.107 0.64 270.002 0.33
Cá nhân 15.393.459 45.71 20.895.095 37.82 31.546.923 38.35
Cộng 33.677.315 100 55.247.904 100 82.484.803 100
Về mặt cơ cấu nợ, Sacombank tiếp tục dành nhiều quan tâm hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân. Đến cuối năm 2009, dư nợ của khu vực công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đạt 30.075 tỷ đồng chiếm 54,44% tổng dư nợ. Không chỉ vậy, với định hướng là một ngân hàng bán lẻ nên đối tượng cho vay cá thể, hộ gia đình cũng chiếm tỷ lệ cao, đạt 20.895 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,82% tổng dư nợ.
Tổng dư nợ của Sacombank theo thành phần kinh tế năm 2010 tăng trưởng cao hơn so với năm 2009. Sacombank vẫn đặc biệt chú trọng nguồn cho vay đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân, tăng từ 30.075 tỷ đồng lên 47.647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,77% tổng dư nợ. Đồng thời cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình cũng chiếm tỷ trọng khá cao là 38.35% tổng dư nợ.
2.2.2.2 Chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại ngân hàng Sacombank
a. Tổng dư nợ cho vay
Theo biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng tổng dư nợ của Sacombank qua các năm đều tăng trưởng. Năm 2009 đạt 55.497 tỷ đồng tăng 64,64% so với năm 2008. Đến năm 2010 đạt 77.486 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,62% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng một phần là do nước ta đã gia nhập WTO vào đầu năm 2007. Cùng với sự kiện này, môi trường đầu tư cũng được cải thiện, đầu tư trong nước tăng kéo theo nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng. Thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy quy mô hoạt động của ngân hàng rất lớn, nhu cầu tín dụng rất cao và từ đó có thể thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng được hoàn thiện, giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra.
b. Tỷ lệ nợ
Thực hiện theo quyết định số 18/2007/QĐ/NHNN ngân hàng Sacombank phân loại nợ theo 5 nhóm.
Tình hình nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5)
Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn tại