Khái quát pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan qua thực tiễn cục hải quan tỉnh an giang (Trang 26)

ở các quyết định XPVPHC ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân VPHC. Đây là biện pháp thể hiện sự trừng phạt của Nhà nước đối với những hành vi VPPL; nó vừa có tính răn đe vừa có tính giáo dục cho mọi người có ý thức tn thủ pháp luật.

1.3. Khái quát pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực hải quan vực hải quan

1.3.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Việc XPVPHC, áp dụng các hình thức XPVPHC trong lĩnh vực hải quan phải bắt buộc tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật số 15/2012/QH13 về XLVPHC. Các nguyên tắc XPVPHC trong lình vực hải quan là những tư tưởng chỉ đạo, mang tính định hướng cho tồn bộ quá trình XPVPHC mà các cấp trong hoạt động hải quan có thẩm quyền phải tuân thủ nhằm bảo đảm cho công tác XPVPHC trong lĩnh vực hải quan được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật [21]. Theo quy định tại Điều 3 luật XLVPHC 2012, nguyên tắc XLVPHC nói chung được quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xừ lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Thứ hai, việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định cùa pháp luật;

r/íí? ba, xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Thứ tư, chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định; một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần; nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó; một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC; cá nhân, tổ chức bị xừ phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh minh không vi phạm hành chính.

Thứ sáu, đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, tại Nghị định sổ 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền XPVPHC và áp dụng biện pháp khắc phục

_ X

hậu quả như sau [16, Điêu 32]:

____ 9X_____________ ______________ _____

- Thâm quyên XPVPHC được xác định tưong ứng với một hành vi VPHC. Tức là mồi một hành vi VPHC sẽ xác lập thẩm quyền xứ phạt riêng.

- Đối với các trường hợp phạt tiền, thẩm quyền XPVPHC được xác định dựa vào mức tối đa của khung tiền phạt được quy định cho từng hành vi

vi phạm cụ thể.

- Đối với các trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xừ phạt của nhiều người khác nhau, thì việc xử phạt đó do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

- Đối với các trường hợp XPVPHC một người có nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:

+ Nêu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khăc phục hậu quả được quy định đôi với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

+ Neu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm

hành chính bị tịch thu, biện pháp khăc phục hậu quả được quy định đôi với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp vượt thấm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan chuyển vụ vi phạm để Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm ra quyết định xử phạt.

Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thơng quan thì những người này chuyển vụ vi phạm để Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định xử phạt;

+ Neu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thi thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì hải quan được giao quản lý địa bàn có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện xử phạt theo thẩm quyền.

- Ờ những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi khơng có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phịng đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;

- Ở những địa điểm trong vùng biển Việt Nam, nơi khơng có tổ chức hải quan thì Cảnh sát biển Việt Nam đóng tại địa bàn đó có thẩm quyền xử phạt tiền, xử phạt bố sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quá theo quy định.

1.3.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Việc quy định thời hiệu trong XPVPHC là một yêu cầu không thể thiếu đối với những cá nhân và cơ quan có thấm quyền XPVPHC, các đối tượng có

thâm quyên phải nhanh chóng giải quyêt các vụ việc vi phạm đảm bảo nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật nhất có thể. Ngồi ra, mục đích của việc quy định thời hiệu trong XPVPHC cịn nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong việc ra quyết định xử phạt cũng như thi hành các quyết định XPVPHC nói chung [3].

Thời hiệu XLVPHC được quy định tại Điều 6 Luật XLVPHC 2012 và Điều 137 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, theo đó, thời hiệu XPVPHC nói chung là một năm kể từ ngày VPHC được thực hiện, đồng thời Luật Quàn

lý thuế 2019 quy định thời hiệu cho hành vi trốn thuế là 2 năm kể từ khi thực hiện hành vi trốn thuế.

Cụ thể trong lĩnh vực hải quan, Điều 4 Nghị định 128/2020 cũng quy định thời hiệu cụ thể như sau:

Thứ nhất, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:

- Đối với VPHC là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hồn, khơng thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kế từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;

- Quá thời hiệu XPVPHC về quản lý thuế thì người nộp thuế khơng bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hồn, khơng thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi VPHC về quàn lý thuế.

Thứ hai, thời hiệu xử phạt đối với các HVVP khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Thứ ba, trường hợp xử phạt HVVP do cơ quan tiến hành tố tụng chuyến đến theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm

2012 thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại diêm a khoản 1, khoản 2 Điều này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ tư, trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

1.3.3. Các hình thức xữphạt vi phạm hành chính trong tĩnh vực hái quan

Các pháp lệnh trước đây và Luật hiện hành đều đặt ra hai hình thức xứ phạt hành chính: hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung. Khái niệm các hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung cũng như cách thức áp dụng chúng được quy định tương tự như Luật Hình sự.

Hình thức phạt chính được áp dụng một cách độc lập, nghĩa là đối với mỗi VPHC có thể áp dụng một hình thức phạt chính mà khơng nhất thiết phải áp dụng các hình thức phạt bổ sung kèm theo, nhưng chỉ có the áp dụng một trong những hình thức phạt chính mà thơi. Hình thức phạt bố sung khơng được áp dụng một cách độc lập, mà bao giờ cũng được áp dụng kèm theo một hình thức phạt chính nào đó.

Luật Xử lý vi phạm hành chính tại Điều 21 quy định năm hình thức xử phạt vi phạm hành chính: cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử đụng để vi phạm hành chính; trục xuất. Hai hình thức đầu chỉ dược quy định và áp dụng với tư cách hình thức xử phạt chính, trong khi đó ba hình thức sau có thể được quy định là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung tùy thuộc vào từng VPHC cụ thể [20, tr. 481], Theo đó, các hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan được quy định như sau:

a) Hình thức xử phạt chính

* Cảnh cáo: hình thức xử phạt cành cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Việc áp dụng hình thức xử phạt này được tiến hành với thủ tục đơn

giản, không lập biên bản vi phạm hành chính.

Tại Điều 5, Điều 28, Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

của Chính phủ có quy định hình thức xử phạt chính là phạt cành cáo.

* Phạt tiền: là hình thức xử phạt chính được áp dụng nhiều nhất đối với việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Hình thức xử phạt này tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất, gây hậu quả bất lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền thể hiện mức cưỡng chế của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiếm của hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Được xác định là hình thức xử phạt đem lại hiệu quả cao nhất trong cơng tác phịng, chống các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Mức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan của tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể từ Điều 7 đến Điều 25 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Và Điều 5 của Nghị định này đã quy định cụ thể về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức; đồng thời quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan.

b) Hình thức xử phạt bố sung

Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hái quan số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phù quy định hình thức xử phạt

bổ sung đối với nhóm các hành vi: vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra hẳi quan (Điều 11); vi phạm quy định về giám sát hải quan (Điều

12); vi phạm quy định về kiểm soát hải quan (Điều 13); Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (Điều 15); Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thế hiện khơng đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xà hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam (Điều 16); Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam (Điều 17); Vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa (Điều 20); Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa (Điều 21); Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế (Điều 23).

Hình thức xử phạt bổ sung đối với nhóm các hành vi quy định tại 5 Điều (Điều 10, 11, 12, 14, 15) của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là: tịch thu tang vật vi phạm; tịch thu niêm phong, chứng từ tài liệu giả mạo, chứng từ không hợp pháp. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

1.3.4. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hải quan được hiểu là khi tố chức, cá nhân có hành vi VPHC trong lĩnh vực hải quan sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật hải quan nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi của chính mình gây ra. Đặc biệt, trong một số trường hợp người có thẩm quyền khơng ra quyết định xử phạt VPHC do:

không xác định được đôi tượng vi phạm, hêt thời hiệu xử phạt, hêt thời hạn ra quyết định xử phạt... thì biện pháp này được áp dụng độc lập. Bởi lẽ hành vi VPHC trong lĩnh vực hải quan đã có tác động đế lại hậu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và nền kinh tế, vì vậy tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả này.

Tại khoản 1 Điều 28 Luật xừ lý vi phạm hành chính quy định cụ thể 09 biện pháp khắc phục hậu quả, còn tại điểm k khoản 1 Điều này, Quốc hội giao Chính phủ quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác. Theo đó, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả đối với nhóm các hành vi:

- Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế (Điều 7);

- Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hồn, khơng thu (Điều 9);

- Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra (Điều 11); - Vi phạm quy định về giám sát hải quan (Điều 12);

- Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan (Điều 13); - Xử phạt đối với hành vi trốn thuế (Điều 14);

- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (Điều 15);

- Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện khơng đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam (Điều 16);

- Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh,

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan qua thực tiễn cục hải quan tỉnh an giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)