lối sống tuân thủ pháp luật
1.5.1. Những yếu tổ thuận lợi của Phật giáo trong giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật
- về yếu tố chủ quan: Do giáo lý Phật giáo hướng thiện, nhân văn, phù hợp với tinh thần con người Việt Nam, bên cạnh đó cịn là lịch sử gắn bó lâu đời cùng với người Việt nên Phật giáo đã từ lâu ăn sâu vào trong đời sống tâm thức con người Việt qua nhiều các thế hệ dù đã có nhiều đồi thay về hoạt động và cách thức sống.
- về mặt khách quan: Sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước ta đối với tơn giáo, tín ngưỡng nói chung hay Phật giáo nói riêng với
việc ban hành những quy định liên quan đến tự do tơn giáo, tín ngưỡng nằm trong những văn bản pháp luật có hiệu lực cao như Hiến pháp hay Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo...
- Hệ thống cơ sở Phật giáo phũ khắp cả nước nay đã được nâng tầm lên
các trường lớp, học viện đê giáo dục tăng ni, Phật tử khăp cả nước với cơ sở vật chất không thua kém nhiều các trường kinh tế, văn hóa, chính trị...
1.5.2. Những khó khăn mà giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật với Phật giáo gặp phải
- Xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tư phát triển mạnh mẽ về kinh tế nên vấn đề lợi ích cá nhân là khó tránh khỏi dẫn tới có những hành vi vượt qua pháp luật để đám bảo lợi ích cá nhân.
- Khi con người đã tự làm chủ được nhiều thứ vượt qua những gì họ đã nghĩ trước đây thì đa phần khơng cịn tin vào tơn giáo nữa, bên trong họ chỉ còn giữ lại những phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục.
- Sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều tầng lớp xã hội.
- Sự phát triển của khoa học kỳ thuật dẫn đến con người mất dần niềm tin vào tơn giáo, trong đó cỏ đạo Phật. Bên cạnh đỏ là quan niệm đạo Phật cũng như bao tôn giáo khác có những điều thần bí khơng có nhiều tác dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Sự phân hóa trong tầng lớp hiểu biết pháp luật.
- Sự tác động của chính trị tới Phật giáo cũng như hệ thống pháp luật.
- Phật giáo mang nhiều tính triết học nên nhiều người cũng chưa hiểu và còn mơ hồ nên việc Phật giáo đưa pháp luật vào giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn.
- Sự thay đổi của xã hội địi hỏi Phật giáo cần có những thay đổi để theo kịp thời đại
+ Thay đổi trong nhận thức tăng ni, Phật tử.
+ Thay đồi trong những bài giảng đạo: sự kết hợp nền tảng cốt lõi và ví dụ thực tế hiện tại.
+ Giáo hội Phật giáo cần có nhiều hoạt động cụ thể để tham gia phát triển xã hơi.
- Tơn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng là do mơi người chọn lựa, khơng có tính bắt buộc nên chỉ có tính tun truyền giáo dục.
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh nên người dân cũng chưa đặt trọn niềm tin vào pháp luật.
9,. <•Ằ -tí 1 -ts -t r • -t • \
- ơ Việt Nam do còn nhiêu hạn chê vê phát triên dân tới nhiêu người chưa được đặt đúng vị trí cơng việc, vai trị dẫn tới sự “lạc đường”.
- Con người bận rộn trước cuộc sống, trước nồi lo “cơm áo gạo tiền” nên ít cịn thời gian bồi dưỡng tâm hồn.
- Nhiều tăng ni Phật từ có những hành động chưa chuẩn chì dần tới những hiểu lầm về Phật giáo nói chung.
- Xã hội đã thay đổi nên con người ít chịu ảnh hưởng bởi sự ức hiếp mà đã có pháp luật
- Đói nghèo khiến chúng ta dề đánh mất mình nhung cũng là cơ hội đề mọi người nhìn nhận lại chính mình.
Chương 2
THựC TRẠNG VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO TRONG GIÁO DỤC• • • • ĐẠO ĐÚC VÀ LĨI SĨNG TN THỦ PHÁP LUẬT
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY• •
2.1. Thực trạng vai trị của Phật giáo trong giáo dục đạo đức ở Việt• • CT • o CZ7 CT • • • Nam hiện nay
2.1.1. Thực trạng đạo đức ở nước ta hiện nay
Có thể thấy thực trạng ngày nay là tình trạng xuống cấp, suy thối đạo đức xảy ra ở rất nhiều đối tượng, trong đó có thể kể đến như cán bộ, công nhân viên chức; trẻ em, học sinh - sinh viên; doanh nghiệp và một số bộ phận người dân.
Với cán bộ, công nhân viên chức, mục đích, sứ mệnh là phục vụ nhân dân, là những người vừa có tài vừa có đức mang trong mình trọng trách trọng giúp dân, chăm lo cho dân, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của dân trong đời sống xã hội... Với những sứ mệnh và trọng trách đó, cán bộ phải là những người gương mầu, nhận thức rõ vị trí của mình trong đời sống xã hội của người dân cũng như trong cơng việc nói riêng. Khơng phải bây giờ mới xuất hiện những vấn đề, những nạn liên quan đến đạo đức cán bộ, ngay sau khi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức chung cho những người làm cán bộ phải có “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”. Trong đó: cần - là cần cù, chịu khó; kiệm - là tiết kiệm của cơng, khơng lãng phí; liêm - là khơng tham ơ, sống trong sạch; chính - phải ln ngay thẳng, chính trực; chí cơng vơ tư - là sự rạch rịi giữa việc cơng và việc tư, phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, thực trạng tại nhiều nơi từ các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh nhở hơn đều xảy ra những tình
trạng xuông câp vê đạo đức ở một sô bộ phận cán bộ trong những công tác đối với người dân cũng như đối với công việc. Vô số những trường hợp được người dân phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách, vòi vĩnh của cán bộ trong công tác phục vụ người dân đặc biệt là trong các hoạt động thủ tục hành chính, vấn nạn “bơi trơn” để công việc được thông qua, được suôn sẻ, thuận lợi có ở khắp că nước. Trước đây khi cả nước tập trung vào đấu tranh giải phóng dân tộc thì hiện tượng này chưa xuất hiện nhiều như hiện nay khi mà bắt đầu thời kì đối mới tại Đại hội VI chỉ đưa ra cảnh báo: “Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tơn trọng và bão vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể, của Nhà nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền” nhưng hiện nay vấn nạn đó đã xảy ra không chỉ trong người dân mà tác động lớn tới cả bộ phận cán bộ, trong tất cả các lĩnh vực. Từ cán bộ cấp trên có những hành vi vi phạm đạo đức như quan liêu, tham nhũng, chạy chức chạy quyền của cá nhân cho tới các hình thức như “tổ chức, móc nối, thơng đồng để chuộc lợi ích nhóm, chia chác” giữa nhiều cơ quan, ban ngành, địa phương với nhau đe cùng nhau hưởng lợi khi có lợi nhưng cũng cùng nhau bảo vệ nhau khi xảy ra rủi ro, bị phát hiện vi phạm. Trước đây, vấn nạn xuống cấp đạo đức của cán bộ chỉ xảy ra ở bản thân mồi cá nhân, vi phạm mang tính đơn lẻ nhung hiện nay, vi phạm đạo đức về những nguyên tắc trong công việc đã đổi mới phương thức với thực trạng làm theo “ekip, nhóm” để có thể bảo vệ nhau tốt hơn. Song song với đó cịn là việc cán bộ lên nắm quyền thì “ra oai, tranh thủ” với thực trạng tận dụng thời cơ, cơ hội được thăng quan tiến chức, lên nắm quyền thì lơi kéo, dẫn dẵt người nhà, người thân tham gia cùng cơ cấu, xây dựng bộ máy đế cùng nhau phát triển, cùng nhau hưởng lợi và khi hết nhiệm kỳ thì cùng nhau rời đi vừa tránh bị phát hiện những sai phạm trong công tác tuyển chọn cán bộ nhưng
cũng là chôi bỏ, né tránh hậu quả của những vi phạm trong quá trình đương chức, đương quyền do mình gây ra. Đây là thực trạng chung hiện nay phổ biến của nhiều địa phương, nhiều cán bộ. Nhưng có thể thấy là thực trạng này lan dần từ thành phố lớn tới thành phố nhỏ bởi ở các địa phương, cán bộ làm việc cịn ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của “tình làng nghĩa xóm”, người làm cán bộ ở đây cịn phải nhìn trước ngó sau nhiều. Thực trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy bằng cấp...” đang nhức nhối hơn bao giờ hết.
Thực trạng cán bộ cũng cho thấy nhiều cán bộ chấp nhận tới những vùng xa xôi hẻo lánh để giúp đỡ người dân nhưng cũng khơng ít cán bộ lợi dụng sự thiếu hiểu biết tại các địa phương này để nhằm thực hiện những mưu đồ, kế hoạch như bán đất, mua đất, cấp phép xây dựng, sản xuất, khai thác trái quy định nhằm chuộc lợi riêng cho bản thân. Nhiều địa phương để lại hậu quả nặng nề về vấn đề khai thác quá mức hay khai thác, sử dụng trái với quy trình.
về thực trạng đạo đức của thế hệ trẻ và học sinh - sinh viên: Thống kê trong Hội thảo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hợp tác với UNICEF ngày 18/04/2019 đưa ra có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại; trên cả nước có 1547 vụ xâm hại trẻ em với 1293 trẻ bị xâm hại tình dục; 68,4% sổ trẻ cho biết từng bị cha mẹ hoặc người chăm sóc bạo lực tại nhà, đứng thứ 27 trên 75 quốc gia được khảo sát. Bên cạnh đó là tình trạng bạo lực học đường xảy ra càng ngày càng nhiều và với những hậu quả khó lường, trong đó có cả các hành vi bạo lực giữa học sinh với học sinh cũng như thầy cơ giáo với học sinh. Chưa dừng lại ở đó, tình hình vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm của lứa tuổi này ngày càng một phổ biến và lan rộng. Cũng theo số liệu thống kê thì: “hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt giữ, truy tố hơn 115 nghìn người mà trong đó có 16-18 nghìn trẻ vị thành niên ...” [14], theo như dự báo thì tình hình tội phạm sẽ tăng lên mức 1 triệu người sau 5-10 năm nữa và trong số đó có khoảng 200 nghìn người dưới tuổi 30. Như vậy có thể thấy
độ ti xng câp vê đạo đức ngày càng được trẻ hóa và mức độ xng câp ngày càng nghiêm trọng với những tình trạng văn hóa độc hại được du nhập nhiều vào nước ta.
Hiện nay lối sống bng thả, thích hưởng thụ, vui chơi, thích thể hiện, thích khoe khoang... đang lan dần từ thành phố tới các vùng quê. Tại các thành phố thì thực trạng này do điều kiện về kinh tể phát triển, tại đây có thể “bn tận gốc, bán tận ngọn” cho nhiều người nên thu nhập hay lãi là rất cao, người dân có thế làm một ngày mà chơi một tuần, làm một tuần chơi một tháng và làm một tháng chơi cả năm... kéo theo thời gian rãnh rồi rất nhiều nên “nhàn cư vi bất thiện”, họ sẽ nghĩ ra nhiều trò, nhiều thú vui để tiêu khiển, xâm phạm cả những chuẩn mực giá trị đạo đức, bất chấp những quy chuẩn chung để “hưởng thụ” cuộc sống một cách “ngông cuồng, chất chơi” nhất. Còn đối với các vùng quê, vùng chưa phát triển thì thực trạng cịn phức tạp hơn khi mà hiện tượng đua đòi, bắt chước theo lối sống thành phố thông qua những sự phổ biến lối sống qua mạng Internet đã kéo theo nhiều hệ lụy khi mà tại các vùng này do điều kiện cho cho phép thì nhiều thành phần bất chấp tất cả như trộm cắp, cướp của, buôn bán trái phép, bán hàng cấm... để có những đồng tiền phục vụ cho nhu cầu ăn chơi, đua đòi của bản thân. Và cịn đó là những hành động, hành vi thiếu suy nghĩ như chỉ vì câu nói, hành động, cử chỉ mà cũng dẫn tới đánh nhau, thậm chí giết người ở lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển, chưa ổn định mà lại khơng có sự hướng dẫn, giáo dục đúng đắn, sự quan tâm cần thiết từ phía gia đình và xã hội dẫn tới những cách nghĩ, cách sống lệch lạc. Dư luận chấn động bởi những vụ thảm sát vì tiền như Lê Văn Luyện tại Bắc Giang nhưng cũng có những vụ giết người vì tình như vụ án của Nguyễn Hải Dương tại Bình Dương hay cháu giết bà vì chơi game và tưởng rằng bà có thể “hồi sinh” như trong game...
Văn hóa ni dạy trẻ em ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập nên
chưa theo được với giáo dục các nước phát triên, đon cử là trong việc “chiêu” con quá mức của các bậc phụ huynh, nhiều đứa trẻ đã sớm được sống trong cuộc sống đầy đủ tiện nghi cơ sở vật chất cũng như điều kiện chăm sóc giáo dục dẫn tới hình thành nhiều hành vi xấu như nhu cầu đáp ứng những đòi hỏi cùa bản thân mà gào khóc, đánh lại phụ huynh... để được đáp ứng nhu cầu và nhiều phụ huynh mới thấy con như vậy đã phải mềm lòng để chiều theo ý con cái. Việc làm như vậy của nhiều phụ huynh đã vơ tình để lại cho trẻ em thói quen sống khơng có kỷ luật dẫn tới hình thành lối sống vơ kỷ luật sau này. Đây cũng một trong những nguyên nhân của những việc làm không tuân thủ pháp luật của mọi người sau này.
Thực trạng hiện nay cũng nhiều trường học tập chỉ tập trung vào đào tạo các lĩnh vực, ngành nghề để phù hợp với quá trình vận động của xã hội phát triển kinh tế thị trường nên đa số các ngành nghề trong các trường học là kế toán, kinh tế, thương mại... và tập trung vào thành tích đào tạo với số lượng học sinh sinh viên ra được trường và kiếm được việc hằng năm nhưng không hề chú trọng tới công tác đào tạo, giáo dục đạo đức. Nhiều học sinh ra trường ít hoặc khơng có kĩ năng mềm, khó khăn trong việc thích ứng với mơi trường xã hội hay có những hành vi, chuấn mực, nhận thức không chuấn, lệch lạc là do xuất hiện từ thời cịn đi học, xa ra đình và sống cùng bạn bè nên thiếu sự quản lí, giám sát, chỉ bảo của gia đình và lối sống hiện đại, theo xu hướng kéo dài tới tận khi đi làm.
Với doanh nghiệp hiện nay, vấn đề đạo đức khơng cịn chi được coi trọng với những đối tượng như những người thầy như: thầy giáo, thầy thuốc... mà đã phải cảnh tỉnh cả đạo đức đối với các doanh nghiệp. Trước đây, xã hội chỉ coi đạo đức là dành cho những người, những đối tượng mà chi
liên quan đến “chữ nghĩa”, những đối tượng phục vụ cộng đồng là chủ yếu bởi khi làm những công việc liên quan tới cộng đồng như vậy, những người
này phải tiêp xúc với nhiêu người hơn nên họ phải có cách cư xử, xử trí trong nhiều trường họp khác nhau với những sự kiện, tình huống và những thành phân người khác nhau. Cho nên họ phải coi trọng, phải tuân thú và làm theo những quy chuẩn, những nguyên tắc chung của cả cộng đồng đã đưa ra để mọi người làm theo và càng quan trọng hơn với những người, những nghê mà mang tính cộng đồng, ảnh hưởng tới cộng đồng cao như nghề giáo, nghề lang... Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà chúng ta đã khơng có sự chuân bị cho sự thay đổi của xã hội khi mà sự hội nhập phát triển dẫn tới sự đối thay của kinh tế, chính trị, văn hóa... kéo theo nhiều thành phần mới xuất hiện và có sức ảnh hưởng tới cộng đồng khơng kém, thậm chí cịn nhiều hơn như các