Tăng cường sự kết hợp giữa tổ chức Phật giáo và các tổ chức xã

Một phần của tài liệu Vai trò của phật giáo trong giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86)

xã hội, gia đình, nhà trường trong giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật

Giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật hướng tới tất cả các tầng lớp mọi người trong xã hội cho nên q trình giáo dục khơng chỉ cần đến

sự hợp tác giữa các tô chức Phật giáo và Nhà nước bởi xét ở tông thê Nhà nước chỉ quản lý tầm vĩ mô. Cho nên đế đạt được hiệu quả sâu rộng tới mọi tầng lớp thì cần phải có sự tham gia phối hợp, giúp đỡ của các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường trong giáo dục đạo đức và lổi sống tuân thủ pháp luật.

Các tố chức Phật giáo với các tổ chức xã hội: tiếp túc, tích cực trong các hoạt động tình nguyện hồ trợ những người, những hồn cảnh khó khăn thơng qua việc thường xuyên liên lạc và cung cấp thông tin kịp thời cho nhau về những trường hợp khó khăn trên tại các vùng xa xơi và hẻo lánh. Chẳng hạn các tố chức Phật giáo tại địa phương có thể thơng báo tới các phương tiện thơng tin đại chúng về các hồn cảnh khó khăn đó và nhờ các tổ chức có điều kiện kinh tế, vật chất và có khả năng giúp đỡ... Cùng với những chuyển cơng tác của các tổ chức có thể vừa là thiện nguyện đem lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân và cũng có thể đem sách báo, tạp chí... liên quan đến pháp luật cung cấp cho các tổ chức Phật giáo địa phương để các tổ chức Phật giáo có điều kiện phổ biến thêm về pháp luật tới người dân.

Các tổ chức Phật giáo với gia đình: nhân rộng, mở rộng quy mơ của các gia đình Phật tử tại địa phương cũng như nhân rộng thêm các địa điểm khóa tu và liên hệ thành hệ thống giáo dục theo hướng chuyên nghiệp định hướng với con em các gia đình có nhu cầu cho các bạn trẻ tham gia trải nghiệm giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật tại các cơ sở, tổ chức giáo dục của Phật giáo. Vận động các gia đình cho con em mình tham gia các khóa tu, khóa giáo dục, thiền định... của các tổ chức Phật giáo trong giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật.

Các tổ chức Phật giáo với nhà trường: Nhà trường phối hợp cùng các tổ chức Phật giáo cho các em học sinh sinh viên trải nghiệm mơ hình giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật thơng qua các tình huống thực tế và được giải đáp với những người của các tổ chức Phật giáo về những tình huống

trong thực tê ngay tại trường với các giáo lý của Phật giáo kêt hợp với pháp luật trong các giờ ngoại khóa nhằm đem đến cho các em những kiến thức thực tiễn ngay tại giảng đường. Đây có thể coi là “Tổ chức Phật giáo di động” đem kiến thức truyền bá tới mới người ở mọi vùng kết hợp với giáo dục pháp luật kết hợp với các góc nhìn văn hóa hiện đại.

3.2.3. Chỉnh sách hỗ trợ của Nhà nước về áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật do các tổ chức Phật giáo thực hiện

Thời nay, khoa học công nghệ phát triển cùng với sự bùng nổ của Internet đã đem mọi người xích lại gần nhau hơn trong đó xích lại nhau về mặt trao đổi tri thức, văn hóa, chính trị, lối sổng, pháp luật... Chính nhờ vậy, Phật giáo ngày nay có thể truyền bá tới nhiều nơi, nhiều vùng đất khác nhau hơn với nhiều thuận lợi hơn và dung lượng lớn hơn. Tuy nhiên, để Phật giáo có thể tiếp cận, thích nghi, thay đổi phù hợp với thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời đại 4.0 thì Nhà nước cần có những trợ giúp về cơng nghệ thơng tin cho các tổ chức Phật giáo tổ chức như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cho phép các tồ chức Phật giáo thực hiện công tác giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng với một kênh riêng, độc lập để người dân có thể tiếp cận được một cách rộng rãi qua song truyền hình.

Thứ hai, mở rộng đào tạo đội ngũ nhân lực về công nghệ thông tin với các tổ chức Phật giáo giáo dục đạo đức, lối sống tuân thủ pháp luật; cho phép các tổ chức Phật giáo phối hợp với các công ty, tố chức chuyên về công nghệ thông tin để xây dựng các bài giảng có thể trao đổi, truy cập trên mạng Internet về đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật; xây dựng hệ thống âm thanh, hình ảnh, dữ liệu đám mây... cho mọi người.

Thứ ba, giới thiệu, quảng bá về giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật như là một môn học, một ngành học dành cho học sinh sinh viên

giông như những ngành nghê khác, là một trong những bộ môn nên tảng trong giáo dục hiện nay.

Thứ tư, Nhà nước cần nâng cấp cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin cho các cơ sở, tố chức Phật giáo như bổ sung máy tính, hệ thống đèn điện, đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin đáp ứng việc giáo dục đạo đức và lối sống

tuân thủ pháp luật qua mạng Internet.

3.2.4. Một số kiến nghị khác

3.2.4.1. Đoi với con người

Thứ nhất, Phật giáo và pháp luật cần nhanh chóng khơi phục lại niềm tin đối với mỗi người dân đối với việc học tập và làm việc tuân thủ pháp luật bởi hiện nay do pháp luật chưa hoàn thiện dẫn tới nhiều sự việc xảy ra pháp luật điều chỉnh chưa đúng đắn, bộc lộ nhiều sai sót dẫn tới thái độ và hành vi coi thường, chống đối, đối phó với pháp luật thơng qua đẩy nhanh q trình xây dựng pháp luật theo kịp sự phát triển của xã hội với những phát sinh mới phức tạp và xét xử công minh, đủng thủ tục, đúng trình tự, trả lại kết quả đúng

với bản chất sự việc, tránh bóp méo, tiêu cực.

Thứ hai, nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân từ trong suy nghĩ, cách nhìn nhận sự việc trong tình hình xã hội hội nhập với rất nhiều thơng tin tiêu cực. Mọi người cần phải học cách lọc những thơng tin tích cực, nhìn nhận thấu đáo, sâu sắc thông tin tiêu cực, tránh sự hồn loạn thông tin dẫn tới bị lợi dụng vào mục đích xấu của những phần tử chống phá Nhà nước. Sau khi có nhận thức đúng đắn về mọi việc thì có cần có những hành động đúng đắn như khơng làm theo hay cổ vũ làm theo mà cần có nhũng biện pháp ngãn chặn hoặc đơn giản là báo cáo với các cơ quan chức năng có liên quan đề nhờ giúp đỡ.

Thứ ba, xây dựng tinh thần tự giác, chủ động trong việc tiếp cận thơng tin, trong đó có thơng tin về pháp luật để hạn chế những rủi ro, rắc rối có thể mắc phải dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật khơng đáng có.

Xây dựng lôi sông văn minh, đời sông văn minh trên cơ sở nên tảng là giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống tuân thủ pháp luật với Phật giáo theo từng nhóm, từng khu vực, trước hết là từ các “gia đình Phật tử”. Trong mồi gia đình cần có ít nhất một người (bố, mẹ, ơng, bà) là người có tiếng nói trong gia đình nên được giáo dục theo hình thức này để có thể đảm bảo giáo dục cho con cái, cháu chắt và có sức ảnh hưởng đe các thành viên khác trong gia đình lắng nghe và thực hành học tập theo các sống, cách ứng xử, giao tiếp trong đời sống hằng ngày bên cạnh đạo lý, truyền thống văn hóa dân tộc. Đó là “người dẫn đường tinh thần” của mồi gia đình.

Mồi cá nhân trong quá trình được giáo dục tuân thủ pháp luật trên nền tảng Phật giáo có thể lựa chọn giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống phù hợp với bản thân, tuy nhiên khi đã lựa chọn học theo thì cần có tinh thần trách nhiệm trong việc học tập để có thể đạt được kết quả thăng tiến theo từng bước để vừa hoàn thiện bản thân trong cuộc sống nhưng đồng thời cũng là để sống tốt với mọi người trong xã hội nói chung, đảm bảo hạn chế, giảm thiểu mâu thuẫn, tranh cãi, rắc rối.

3.2.4.2. Đổi với Phật giáo

Tiếp tục đón nhận, mở rộng và phát triển tại các địa phương, giáo dục đạo đức, lối sống của tăng ni, Phật tử để làm hình mầu thực hiện nguyên tắc sống theo theo luật nhằm lấy lại niềm tin ít nhiều bị đánh mất trong thời gian qua. Hướng tới những hoạt động có ý nghĩa, tham gia vào những hoạt động xã hội khi cần thiết cũng là một cách để xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt người dân, là cơ sở đề người dân thực hiện theo.

Phật giáo có cơ hội phát triển khi đất nước vượt qua những khó khăn về điều kiện kinh tế hiện nay cho nên trong giai đoạn này Phật giáo cần giữ vững và duy trì những thứ đang có như tình cảm tốt đẹp với mọi người trong xã hội, sự kết hợp tốt đẹp cùng truyền thống văn hóa dân tộc hay sự hịa hảo với

các tôn giáo khác tránh những mâu thuẫn phát sinh khơng đáng có dần tới xung đột làm giảm hoặc mất hình ảnh tích cực của Phật giáo hiện tại.

Phật giáo cũng cần làm công tác tham mưu về pháp luật trong những thiếu xót, hạn chế của pháp luật hiện hành để kịp thời sửa đổi thông qua những hoạt động tiếp xúc gần gũi với con người dịp lễ hội...

Phật giáo cần đẩy mạnh những hoạt động có ý nghĩa và thiết thực như thiện nguyện, giúp đỡ những hoạt cảnh khó khăn làm cơ sở, căn cứ để đưa hiệu quả của những công việc này lan tỏa tới mọi người dân trong khắp cả nước nhằm khơi gợi, thúc đẩy lịng trắc ẩn, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc trên con đường xây dựng xã hội văn minh, lịch sự thông qua những hành động tốt đẹp, thiện chí giữa người với người để cùng nhau xây dựng đất nước phát triển bền vững.

3.2.4.3. Đối với pháp luật

Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thời đại trong việc quá trình duy trì trật tự chung bao gồm con người và môi trường xung quanh con người gồm cả môi trường sống và mơi trường xã hội.

Tạo điều kiện đe con người có cơ hội, điều kiện tiếp xúc với nền tảng giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống cùng với Phật giáo.

Tiếp tục tạo điều kiện để Phật giáo kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc làm phong phú đời sổng văn hóa tinh thần con người Việt Nam nhưng cũng cần đưa ra những quy định mới và cụ thể nhằm hạn chế sự tranh thủ của các phần từ xấu hịng lợi dụng sự tự do trong tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta nhằm chống phá chính quyền, gây ra những rắc rối mới, phức tạp trong xã hội.

* Đoi với con người

Giáo dục hiện nay ở nước ta đa phần đều là sự truyền dạy kiến thức với phương pháp truyền thống là đến trường học tập, thi cử nặng về thành tích

khiên người học thụ động trong việc học tập, tiêp thu tri thức, ơ các nước phát triển hình thức học chủ động của học sinh, sinh viên đã được đưa vào áp dụng từ lâu và đem lại hiệu quà cao bằng chứng là những phát minh, thành tựu nghiên cứu khoa học đều xuất hiện ở các nước này. Do vậy, ở Việt Nam cũng cần thay đổi phương thức giáo dục, nên đưa hình thức tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu này vào trong quá trình giảng dạy. Học sinh, sinh viên nên học hỏi theo hình thức học chủ động này, tự giác tìm hiểu tiếp thu tri thức nhân loại và suy ngẫm, áp dụng trong đời sống cá nhân mình, nơi mình sinh

sống để đạt được hiệu quả từ lý thuyết cho tới thực tiễn.

Chủ động tiếp thu tri thức, chủ động áp dụng tri thức trong thời kì hội nhập và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với trí tuệ nhân tạo, với sự phổ cập mạnh mẽ của Internet để tiếp tục học hỏi sự phát triển của văn hóa thế giới, tiếp thu tinh hoa, thành tựu của nhân loại phục vụ vào lợi ích họp pháp, chính đáng cùa cá nhân cũng như của cộng đồng. Kế đó là sự tiến triển của Phật giáo trên thế giới, xu hướng phát triến mới và tập trung vào những vấn đề đang mang tính tồn cầu như bảo vệ mơi trường, biến đổi khí hậu, cải thiện đời sống, khắc phục hậu quả thiên tai, bạo loạn chiến tranh do tôn giáo, mâu thuẫn xảy ra ở khắp nơi để trước hết có những góc nhìn mới nâng cao trình độ bản thân cũng như phồ biến tới mọi người xung quanh.

Tự giác thay đổi nhu cầu cũng như thói quen sinh hoạt nhằm cài thiện những tình trạng trên do hậu quả của những nhu cầu cũng như thói quen hằng ngày tưởng chừng đơn giản gây ra đối với mọi người xung quanh cũng như mơi trường. Hình thành những thói quen mới, tốt đẹp dựa trên những nền tảng giáo dục được hướng dẫn và áp dụng, duy trì trong cuộc sống hằng ngày.

Tích cực tham gia mơ hình “Gia đình Phật tử’’ cũng như xây dựng “người dẫn đường tâm linh” trong mỗi gia đình, mồi cá nhân (theo Phật giáo thì tự mình rèn luyện chính bản thân mình).

Xã hội Việt Nam còn phân tâng nhận thức rõ ràng nên việc cải thiện, khắc phục những lỗ hổng, chênh lệch về nhận thức giữa các vùng miền cũng như các tầng lớp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng nền tảng giáo dục đạo đức, lối sống tuân thủ pháp luật chung trong thời gian tới là nhu càu cần được chú trọng thực hiện. Tầng lớp tri thức càn phải là đầu tàu trong việc thực hiện công bằng xã hội bằng cách nâng tầm những tầng lớp khác lên để xây dựng chuẩn mực chung chứ không phải là lợi dụng sự chênh lệch tri thức đó nhằm chuộc lợi cho cá nhân. Đây cũng là điều mà giáo dục đạo đức, lối sống tuân thủ pháp luật với Phật giáo cần xem xét chú trọng.

* Đổi với Phật giáo

Trong vấn đề giáo dục này, Phật giáo cần tập trung để lựa chọn những giáo lý phù họp, mang tính phổ qt và có khả năng thực thi cao để giáo dục bởi trình độ nhận thức của người dân Việt Nam chưa cao, nhiều người e ngại trong việc học và coi những giáo lý là những điều phức tạp không thể hiểu được nên khơng có hứng thú với việc học tập.

Phật giáo là một trong những cơ sở, nền tảng được lựa chọn để giáo dục nên Phật giáo Việt Nam cần phái kết họp với Chính phủ xây dựng chương trình giáo dục bao gồm: xây dựng nội dung giáo dục về đạo đức, nội dung giáo dục về lổi sống tuân thủ pháp luật; xây dựng phương pháp giáo dục: trực tiếp tại các đền chùa...thông qua các bài giảng hoặc gián tiếp qua hình thức tranh ảnh, con người tuân thủ pháp luật... xen kẽ vào trong đời sống xã hội... để mọi người có thể thấy và nhận thức; xác định rõ đối tượng hướng tới để có những con đường giáo dục phù hợp kết họp với người truyền đạt phù hợp...

Phật giáo cũng tiếp tục duy trì và phát triển những cơ sở sẵn có về điều kiện văn hóa, tự do tín ngưỡng tơn giáo... và tận dụng lợi thế về việc được tiếp cận với Internet để có thể lan truyền nhanh, dễ dàng và sâu rộng hơn tới những vùng xa xôi. Phật giáo cũng cần tích cực tham gia mạnh mẽ hơn vào những vấn

đê chung của toàn xã hội như bảo vệ lợi ích họp pháp những nhóm u thê, tơ giác các vấn nạn về môi trường tại địa phương... nhằm đảm bảo mục tiêu chung duy trì mơi trường sống con người cũng như môi trường sống tự nhiên.

* Đối với pháp luật

Xây dựng khung pháp luật thuận lợi cho sự phát triển chung của toàn xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển tích cực và ngăn chặn sự phát triển tiêu

Một phần của tài liệu Vai trò của phật giáo trong giáo dục đạo đức và lối sống tuân thủ pháp luật ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)