Về đối tượng hưởng ưu đãi

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng tại tỉnh sơn la (Trang 78 - 79)

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công

3.2.1. về đối tượng hưởng ưu đãi

Pháp luật ưu đãi người có cơng hiện hành quy định 12 nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi. Có thể thấy, đối tượng được hưởng ƯĐXH theo pháp luật hiện hành đà được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Mặc dù vậy, tác giả vẫn đồng ý với một

số nhà nghiên cứu là một số người có cơng vẫn bị bỏ sót chưa được nằm trong danh sách đối tượng được hưởng ƯĐXH, ví dụ như: Những người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc những người nước ngồi có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam.... Đất nước đã bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, kinh tế xã hội đang trên đà phát triển, thiết nghĩ đã đến lúc những đối tượng

này xứng đáng được đưa vào danh sách những đối tượng được hưởng ƯĐXH [14]. Thiết nghĩ cần bổ sung những đối tượng này trở thành những đối tượng người có

cơng được hưởng ưu đãi theo pháp luật. Hiện nay, Pháp lệnh năm 2020 đã mở rộng đối tượng thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nước ngồi có cơng với cách mạng và giao Chính phủ quy định cụ thế. Đây là sự sửa đồi hợp lý được nhiều

người đánh giá cao.

Ngoài ra, tác giả cũng đồng ý với những bố sung của Pháp lệnh năm 2020 như mở rộng một số đối tượng người có cơng với cách mạng và thân nhân như người bị địch bắt tù, đày do trực tiếp hoạt động cách mạng trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế sau năm 1975; mở rộng đối tượng người hoạt

động kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tố quốc như người được Nhà nước

khen tặng Huân chương Chiên thăng, Huy chương Chiên thăng. Pháp lệnh đã bô sung đối tượng hưởng ưu đãi là vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác và nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi cịn

sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà khơng có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống.

Cần hiểu rõ hơn về đối tượng là Thanh niên xung phong đà hoàn thành nghĩa vụ trong kháng chiến, đây là đối tượng được quy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ- TTg ngày 27/7/2011 về chế độ của Thanh niên xung phong đã hoàn thành nghĩa vụ

trong kháng chiến. Đối tượng này đóng vai trị quan trọng, có nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh nhưng chỉ mới ghi nhận và được ưu đài trong một Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ mà chưa thấy bồ sung vào Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng. Thậm chí, đến Pháp lệnh số 20/2020/UBTVQH14 cũng chưa bổ sung thêm đối tượng này. Phải chăng đối tượng này đã được quy định “lồng ghép” với đối tượng ưu đãi nào trong nhóm 12 đối tượng tại Điều 3 của Pháp lệnh? Như vậy cần phải có văn bản hướng dẫn giải thích cụ thề nội dung này.

Có thể thấy đây là những đối tượng “đặc thù” nên những quy định về ưu đài đối với họ sẽ mang yếu tố động viên tinh thần là chính. Điều Cần thiết và quan trọng

khi đưa những đối tượng này vào diện được hưởng ƯĐXH trước hết là để hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi người có cơng ở nước ta, hơn nữa là đảm bảo tính cơng bằng của pháp luật ưu đãi người có cơng và cuối cùng, đó là sự ghi nhận và

tơn vinh những cơng lao của họ đối với quê hương, với đất nước Việt Nam. Những quy định của pháp luật sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc cho những quyền lợi của người có cơng được đảm bảo thực thi một cách hiệu quả nhất. Được Nhà nước và xã hội tơn vinh, ghi nhận, đó sẽ là động lực để họ tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc

cũng như khích lệ tinh thần của những đối tượng khác trong xã hội phấn đấu học tập, rèn luyện đế tiếp nổi truyền thống của cha anh, góp phần vào sự phát triển bền vững và phồn vinh của đất nước.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng tại tỉnh sơn la (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)