III ĐẢNH LỄ PHẬT
2 ĐẢNH LỄ PHẬT NHẬT NGUYỆT ĐĂNG MINH
Tuy nhiên, để cho việc thấy đúng và lời nói có giá trị, kinh Pháp Hoa giới thiệu chúng ta học thêm với Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh.
Khi lạy Ngài, chúng ta nhớ đến phẩm Tựa trong kinh Pháp Hoa, theo đó nghi thức nói pháp chân thật của các Đức Phật đều giống nhau. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi từ vô lượng kiếp trước mang tên là Diệu Quang đã thấy Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh hiện thần biến tướng trước khi nói kinh Pháp Hoa.
Lạy Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh là lạy hai vạn Phật đồng tên và đồng họ Phả Loa Đọa. Đức Phật này đã có trước khi Phật Thích Ca ra đời. Lạy Ngài để mong được ánh quang của Ngài soi rọi đến ta, để thu ngắn thời gian hành đạo và tiếp nhận được pháp chân thật.
Nhờ pháp tu này mà chỉ trong 49 ngày, Nhật Liên Thánh nhân thấy được các Đức Phật quá khứ, nghe được pháp âm và được xưng tụng như Thượng Hạnh Bồ tát.
Hai vạn Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh tuần tự ra đời, mang cùng tên, nhằm chỉ chân lý hằng hữu, tức bất cứ Phật nào cũng phải giống nhau ở điểm Nhật, Nguyệt, Đăng, Minh.
Minh là ánh sáng. Nhật là mặt trời. Nguyệt là mặt trăng, Đăng là đèn. Nghĩa là Phật có ánh sáng trí tuệ, biết và làm được tất cả ; nhưng tùy thời, tùy chỗ, sử dụng trí tuệ khác nhau, nên phân ra có ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn.
Nhật, nguyệt, đăng, tiêu biểu cho ba thân Phật. Một Phật nhưng hình dung thành ba thân. Nói cách khác, một ngưịi muốn làm được việc phải có ba điều kiện hay hằng hữu dưới ba dạng khác nhau; có lúc như mặt trời, lúc là mặt trăng hay ngọn đèn.
Mặt trời chỉ cho Pháp thân Phật mn đời khơng thay đổi. Trí tuệ tuyệt vời của Pháp thân Phật ví như ánh sáng mặt trời cực mạnh, cao nhất, nắm bắt chân lý và vận dụng chân lý tự tại.
Theo tinh thần này, trong thời Pháp Hoa, Đức Phật thuyết chân lý. 5.000 Tỳ kheo tăng thượng mạn bỏ đi, không nghe. Đức Phật khẳng định họ là cỏ rác, ra đi càng tốt.
Các thời pháp trước, Phật khơng nói thẳng như vậy. Vì lịng từ bi, muốn cho mọi người đến gần chân lý, Ngài phải sử dụng ánh sáng mát dịu hơn, khơng nóng gắt như ánh mặt trời. Ngài vỗ về, khuyến khích chúng ta tu, giáo hóa bằng cách lấy Ngài làm thí dụ để chúng ta noi theo tu hành.
Ai bắt chước thực hành theo, được Phật khen ngợi, khơng theo thì thơi. Ngài khơng nói thẳng lỗi, nhằm tránh chạm tự ái. Đức Phật đối với chúng ta tràn đầy lòng khoan dung y như bà mẹ hiện đối với đứa con ngu dại.
Ánh sáng mặt trăng trong đêm dài sanh tử thỉnh thoảng lóe lên. Nơi nào có nước, dù nước đục hay trong, đều có trăng hiện vào. Cũng vậy, người nào có tâm hồn dịu hịa, ngay thật đều thấy Phật. Phật này là Phật Báo thân giáo hóa chúng sanh.
Tuy nhiên, ở thế gian tìm được người ngay thật, dịu hịa, khơng dễ. Ngồi ra, còn đỏi hỏi tâm hồn chúng ta lắng yên hoàn toàn, mới tiếp nhận được Báo thân Phật soi sáng. Tâm vừa ngay thật, dịu hòa, vừa yên tĩnh. Điều này quá khó đối với chúng sanh đầy nghiệp chướng ở Ta bà, nên chúng ta không thể nào hiểu và thấy được Báo thân Phật.
Từ đó, Ngài muốn giáo hóa chúng ta, phải ứng hiện mang thân tứ đại, ngũ uẩn giống như ta. Phật hiện sanh thân, dùng ngơn ngữ và thân người để giáo hóa, rồi Niết bàn, được tiêu biểu bằng cây đèn.
Nhờ ngọn đèn của Phật rọi đường, tức nương theo kho tàng giáo lý của Ngài để lại, chúng ta thoát ra khỏi đường hầm sanh tử. Như vậy, ánh sáng giác ngộ hay trí tuệ của Phật phân làm ba thứ : giáo hóa chúng sanh trên tâm bình đẳng, trên Bồ tát hạnh và ứng hiện tùy loại hình.
Chúng ta lạy Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, liên tưởng đến Pháp thân, Báo thân và Ứng thân Phật, cũng tự luyện cho mình có ba thân hay ba tâm : bình đẳng, đại bi và hằng thuận.
Càng lạy, càng nuôi lớn ba tâm này, chứng tỏ chúng ta đang cảm hạnh Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh và nhận được lực Phật gia bị. Nếu không sanh trưởng được ba tâm này, tức không phát huy được Pháp thân, Báo thân của chính mình, coi như lạy vơ ích.