III ĐẢNH LỄ PHẬT
1 ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT Ở PHƯƠNG ĐÔNG
Trước tiên, kính lễ 5 vị Phật ở phương Đơng. Đối với tôi, lạy Phật ở phương Đông dễ cảm nhận hân hoan vì nơi đó mặt trời mọc, tiêu biểu cho sức sống đang lên. Đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa, diễn tả Vô lượng nghĩa, cũng phóng quang về phương Đơng, cho thấy 18.000 thế giới hay nguồn sống của các loài chúng sanh.
Những gì sắp mọc ở phương Đơng hay lạy Phật phương Đông, ta thấy bao nhiêu Đức Phật sắp hiện ra. Đó là cả ước vọng nhìn về tương lai. Chúng ta cầu nguyện các Ngài, lần lần trên cuộc sống thực tế, thiện tri thức cũng đến hợp tác với chúng ta.
* Lạy Phật A Súc tiêu biểu cho ánh sáng trí tuệ hay cịn có tên là Phật Vô Động, chúng ta hình dung ra thầy của Duy Ma Cật. Nhờ nương với trí tuệ sáng suốt của Phật Vô Động, Duy Ma trở thành người kỳ vĩ trên cuộc đời. Phật Vô Động không đến Ta Bà, nhưng gởi Bồ tát Duy Ma đến. Từ thế giới phương Đông của Phật Vô Động, hiện thân lại cuộc đời, mang tên Duy Ma, nghĩa là bản tâm thanh tịnh, thấy được mọi việc chính xác và làm lợi ích cho mọi người, được kính trọng tuyệt đối. Ngài thành cơng vì khơng lập y khuôn giải quyết của người trước. Duy Ma học được sáng suốt của Phật A Súc, sử dụng sáng suốt để quyết định những gì thực tế trải ra trước mắt, nói và làm phù hợp với cuộc sống thực tại.
Trên thực tế, tôi lạy Phật A Súc, thường nghĩ về những bậc chân tu mà tôi được thân cận. Có vị tuy ít nói, nhưng ai cũng kính nể như cố Hịa thượng Thiện Hòa. Trong buổi họp, Ngài ít phát biểu, nhưng mọi người thường muốn lắng nghe ý kiến Ngài. Vị thứ hai là Hịa thượng Trí Tịnh, thường ở trong phịng, ít tiếp xúc với người và cũng ít nói. Tuy nhiên, với cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, Ngài đang giữ vai trò quan trọng trong Giáo hội. Và một vị cũng ít nói, có tác động cao hơn nữa là cố Hòa thượng Pháp chủ ở chùa Hồng Phúc. Mọi người muốn cầu học với Ngài, tìm hiểu về Ngài. Đó là ba vị cao đức tơi đã từng tiếp xúc, cảm thấy có sự gần gũi với Phật Vô Động. Trước khi học Phật Vô Động, tôi học được ở ba vị này ít nói, ít làm, nhưng trở thành người quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc cho những tâm hồn cầu đạo.
Chúng ta đang sống trong đêm dài sanh tử, cầu ánh sáng của Phật A Súc rọi sáng lòng ta để nhận ra được những gì đáng nói, đáng làm cho đạo pháp trường tồn.
* Kế đến lạy Phật Tu Di Đảnh. Tu Di hay Diệu Cao là tên ngọn núi cao nhất trong Diêm phù đề. Phật Tu Di Đảnh tiêu biểu cho bậc đạo đức cao nhất. Lạy Ngài, chúng ta nỗ lực trau giồi đạo đức càng cao càng tốt, mới có thể khuyên đời, dạy người. Nương với Ngài, chúng ta chuyển đổi từ con người bình thường, phát huy đức hạnh đến mức cao nhất, đạt quả vị Toàn giác. Đảnh lễ Phật A Súc và Tu Di Đảnh, chúng ta nhớ đến tiền thân hai vị này là vương tử của Đức Đại Thơng Trí Thắng Phật, đã có khả năng lãnh trị phương Đông. Mọi vật, mọi loài ở đó đều động, nhưng các Ngài vẫn an nhiên, khơng gì lay động tác hại được. Trong thế giới thanh tịnh không động loạn ấy, hai vị mới tìm ra được những điều phi thường mà thành Vơ thượng Đẳng giác. Đó là điều gợi chúng ta suy nghĩ về hai vị này.
* Từ trí tuệ vơ động của Phật A Súc, chúng ta tiến lên, học với Phật Thiện Đức tác động vào cuộc đời, mang an vui giải thoát cho người. Thật vậy, vua A Xà Thế phạm đủ ngũ nghịch thập ác tội, tuy còn sống mà đã thấy cảnh địa ngục hiện ra, cung điện hôi thối. Kỳ Bà Thánh y cũng đành bó tay. Nhưng nhờ căn lành đời trước, Phật quang soi đến tâm, khiến ông hối hận về việc đã thả voi say giết Phật và cũng nương ánh quang này, ông đảnh lễ được Phật Thiện Đức ở phương Đông mà hết tội và chứng Sơ quả.
Thuở nhỏ, tơi nghĩ mình trần lao nghiệp chướng nhiều, e sợ khó tu. Tuy nhiên, đọc kinh Quán Phổ Hiền thấy A Xà Thế nương với Phật Thiện Đức, giải được nghiệp bịnh phong hủi. Từ đó, tơi phát tâm lạy Phật Thiện Đức không biết chán, không cần nghĩ đến tiền nghiệp mà nghiệp tự tiêu. Vì vậy, tơi đặt thêm danh đức Ngài vào Hồng danh Pháp Hoa làm đối tượng kính lễ, mặc dù kinh Pháp Hoa khơng đề cập đến Ngài.
Tại sao lạy Phật Thiện Đức tội được tiêu ? Theo kinh Nguyên thủy, tội không thể tiêu. Trong khi kinh Quán Phổ Hiền, Phật dạy : “Dù tạo tội nhiều đến đâu chăng nữa, nếu đảnh lễ Phật Thiện Đức thì tất cả đều tiêu tan”. Tôi thắc mắc điều này và cầu Phật thương xót cho tơi nhận ra thâm ý Ngài. Sau cùng, bằng niềm tin sâu sắc ở lời Phật dạy trong kinh Qn Phổ Hiền, tơi hết lịng lạy Phật A Súc và quả thật tội tiêu, phước sanh. Tơi vượt qua khó khăn, có được thành quả như ngày nay.
Theo tôi, nghiệp chướng trần lao tiêu là do phước của chúng ta và quan trọng ở điểm được Phật bảo chứng. Chúng ta có thể hiểu ý này qua thí dụ tương tự như khi phạm nhân được ân xá, bản án được ngưng thi hành, nhờ đó tội nhân khơng bị hành hình, thốt chết. Cũng vậy, người có nghiệp chướng khổ đau, cảm được Phật Thiện Đức, đức hạnh và tâm từ của Ngài quá lớn, nên chỉ nghĩ về Ngài, thì thay đổi được định mệnh của chúng ta, bao nhiêu nghiệp tự rơi rụng như mùa Xuân, băng tuyết tự tan rã.
Chúng ta lạy Phật Thiện Đức, nương theo đức hạnh của Ngài để hành đạo, tội được tạm ngưng, chúng ta phải lo sám hối. Tu có kết quả thì xố được nghiệp. Nghĩa là chúng ta lấy công chuộc tội, tạm gác nghiệp qua một bên, không nghĩ đến, lo làm việc công đức cho phước sanh. Đức Phật dạy nếu lấy ác để đối chọi lại với ác thì việc ác ln luôn tăng trưởng. Chúng ta thường tự nghĩ phải nói cho hơn người, ra tay cho hơn người, nên phải đấu tranh không ngừng. Nhưng trái lại, lấy đức cảm hóa người là ý chính phải ghi nhớ khi lạy Phật Thiện Đức. Người ta nghĩ ác về mình, đối xử tệ với mình, thì theo Phật Thiện Đức, mình phải nghĩ thiện về họ.
Thuở nhỏ, tánh tơi ít chịu nhường ai, nhưng vẫn gặp hoài cảnh khổ. Tuy nhiên, nhờ lạy Phật Thiện Đức, khi bị ai chọc giận, tôi nhớ đến Ngài, lấy đức xóa hết, nên sẵn sàng chịu nhịn, chịu thua. Kết quả chuyển được nghiệp, thay đổi được hoàn cảnh xấu ác thành tốt.
* Kế đến diện kiến Đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai ở phương Đông, là Thầy của Diệu Âm Bồ tát. Chúng ta đảnh lễ để học pháp giáo hóa của Ngài
trong Thiền định. Ngài khơng nói, khơng phơ diễn, nhưng tĩnh lặng của Ngài khiến chúng sanh phát tâm Bồ đề, được giải thoát. Diệu Âm Bồ tát thọ lãnh pháp này của Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai, nên chưa đến Ta bà mà 84.000 hoa sen báu đã xuất hiện ở Kỳ Xà Quật, trên đường Ngài đi qua, hoa rơi, đất rung động. Đức Phật Thích Ca cho biết Ngài điều được Diệu Âm đến Ta bà là ngầm giới thiệu cho chúng ta sự hiện hữu của vị Bồ tát này. Vì vậy, tha thiết lạy Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai để Ngài nhiếp trì, tăng lực cho chúng ta giáo hóa được chúng sanh dễ dàng như Ngài.
Bồ tát Diệu Âm đã đến Ta bà, nhưng chúng hội không thấy. Thanh Văn, Bồ tát dùng pháp nhãn, huệ nhãn cũng không thấy. Đó là cách hành đạo của Diệu Âm làm được tất cả, nhưng không ai biết và cũng không cần ai biết, lấy tịnh để giáo hóa chúng sanh.
* Lễ Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương là Thầy của Phổ Hiền Bồ tát.
Phổ Hiền Bồ tát không hành đạo âm thầm lặng lẽ như Diệu Âm. Phổ Hiền dùng động để nhiếp hóa chúng sanh. Chúng sanh không thấy quyền uy, không sợ, nên Ngài từ phương Đông đến Ta bà thật hùng dũng với Thiên long bát bộ chúng đi theo. Trí Giả gọi cách thuyết pháp của Phổ Hiền là “phiêu chương”, nghĩa là biểu dương lực lượng, đưa ra những gì người ưa thích, nể phục, mới có thể ảnh hưởng họ. Phổ Hiền đến đâu, thì Trời mưa hoa Mạn đà la, Mạn thù sa, đất rúng nứt. Đất hay tâm địa chỉ cho tâm. Đất rúng nứt và mưa hoa diễn tả tâm người rung động đón nhận an vui, vơi khổ. Chúng ta dễ nhận ý này, vì trên thực tế, nếu có người đến giúp đỡ, dù họ chưa đến, tâm chúng ta đã rung động, họ mới hứa cho, chúng ta đã bớt khổ. Đến với tư cách mang tiền của để cứu trợ, dùng quyền uy để cứu giúp, sau đó thuyết pháp nhất định người phải kính trọng nghe theo.
Phổ Hiền nhờ thần lực của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương mà có được cách giáo hóa chúng sanh uy đức vô song ở thế giới động loạn, hồn tồn khác với giáo hố trong thiền định của Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai. Ngài Phổ Hiền nương theo Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương được, vậy chúng ta cũng hướng về vị Phật này để cầu nguyện Ngài nhiếp trì cho chúng ta có chút phần nào uy đức như Phổ Hiền Bồ tát.
Hướng về nguồn sống ở phương Đông lạy 5 vị Phật : A Súc, Tu Di Đảnh, Thiện Đức, Tịnh Hoa Tú Vương Trí, Bảo Oai Đức Thượng Vương, chúng ta
có cảm nghĩ thọ nhận được năm điều tốt đẹp phi phàm từ các Ngài truyền đến : giáo hóa chúng ta trở thành vô động, giúp ta đạt được đức hạnh cao tuyệt nhất Ta bà, tịnh hóa được nghiệp chướng sâu dày của ta một cách nhẹ nhàng, tác động cho ta giáo hóa được chúng sanh trong thiền định và thành tựu đầy đủ uy đức. Đảnh lễ để tìm liên hệ ta và các Ngài trong năm dạng thức ấy mới có thể vững bước tiến tu.