D ĐẢNH LỄ BỒ TÁT
1 ĐẢNH LỄ BỒ TÁT MƯỜI PHƯƠNG LAI THÍNH PHÁP HOA KINH
KINH
* ĐẢNH LỄ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Mở đầu Bồ tát lai thính Pháp Hoa kinh là Văn Thù Sư Lợi tiêu biểu cho bậc đại trí. Ngài hiện hữu từ thời Phật Nhậït Nguyệt Đăng Minh, tên là Diệu Quang. Lúc đó, Ngài cũng là bậc Bồ tát thượng thủ và vẫn giữ ngơi vị đó cho đến nay.
Những người được Bồ tát Văn Thù giáo hóa đều thành Phật, trong đó có Phật Nhiên Đăng. Và chính Phật Nhiên Đăng thọ ký cho Phật Thích Ca. Ngài xuất hiện trong hội Pháp Hoa để giới thiệu Phật Nhậït Nguyệt Đăng Minh và Ngài xuống cung rồng Ta Kiệt La giảng kinh Pháp Hoa 8 năm. Đến hội Không trung thuyết pháp, Văn Thù lại xuất hiện với đơng đảo Bồ tát thị tùng, đặc biệt có Long nữ thoạt nhiên thành Phật.
Đức Phật cho biết Văn Thù là thầy của ba đời các Đức Phật. Điều này gợi nhắc hành giả trên bước đường tu, phải nương theo bậc cao đức am hiểu đúng đắn lời Phật dạy và thực hiện được cuộc sống theo tam tạng thánh điển. Chỉ có kinh Pháp Hoa mở ra cánh cửa cho thấy Văn Thù Sư Lợi là vị cổ Phật hiện lại làm Bồ tát nên trí tuệ của Ngài thật vô cùng. Từ người thấp nhất đến người cao nhất, Ngài đều hiểu rõ và cưu mang, giúp họ thành Phật. Ý thức như vậy, chúng ta càng kính lễ Bồ tát Văn Thù, càng nỗ lực phát huy trí tuệ, đồng thời cầu nguyện trí lực Ngài soi sáng tâm trí để chúng ta đạt được thấy biết chính xác như thật, ngõ hầu giải quyết lợi ích cho mình và người.
* ĐẢNH LỄ QUAN ÂM BỒ TÁT
Khi có được trí Văn Thù rọi sáng, hay phải suy nghĩ chín chắn rồi, chúng ta mới niệm Quan Âm, tức theo hạnh đại từ bi, cứu nhân độ thế. Vì khơng có trí tuệ chỉ đạo, giúp người sẽ hóa ra hại người và cịn hại cả ta nữa.
Có trí tuệ, Bồ tát Quan Âm dạy chúng ta cách nhìn đời, thấy rõ căn tánh hành nghiệp của chúng sanh, nghe rõ tiếng nói của ngũ uẩn, mới biết người đáng độ, việc đáng cứu và giải quyết tốt đẹp cho người.
Ngoài việc cứu độ chúng sanh ở cõi Ta bà, Ngài cịn trợ hóa Đức Phật Di Đà ở Tây phương Tịnh độ. Hành đạo ở hai trụ xứ tịnh uế tương phản như vậy, cho thấy Ngài là vị cổ Phật Chánh Pháp Minh Như Lai. Từ Phật cảnh giới, Ngài bước xuống cõi Ta bà, hiện hóa trên cuộc đời dưới 32 dạng hình khác nhau, để đưa chúng sanh về bờ giải thoát.
* ĐẢNH LỄ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
Kế tiếp, đảnh lễ Vơ Biên Quang Trí Thân Đại Hùng, Đại Lực, Đại Thế Chí Bồ tát. Ngài có hạnh nguyện phóng ánh quang đến những người có tịnh nhân ở Ta bà. Tiếp nhận đưọc ánh sáng gia bị của Ngài, sẽ trở nên thông minh, hiền lành, khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, muốn nhận được lực nhiếp trì, niệm danh hiệu Bồ tát Đại Thế Chí, chúng ta cần cố gắng phát huy tịnh nhân của chính mình. Ở trong đời ngũ trược ác thế, mọi người luôn sống với năm thứ nhơ bẩn : kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược. Trái lại, theo Ngài, chúng ta luôn nuôi dưỡng tịnh nhân hay năm hạt giống thiện.
Thật vậy, sống trong kiếp trược là thời đại đấu tranh kiên cố, lòng chúng ta luôn thanh thản, khoan dung với người, khơng hơn thua tranh chấp, vì có hạt nhân thanh tịnh bên trong.
Kiến trược là khơng ai bằng lịng với cuộc sống của mình, ln ln bực bội. Đó chính là hạt nhân ác, nên những cái họ không ưa sẽ gắn chặt với họ đời đời vĩnh kiếp. Riêng tơi, cái gì khơng thích, nó tự biến mất. Điều gì thích, tự hiện ra, vì biết trồng hạt nhân thanh tịnh. Thiết nghĩ khi tâm hồn trong sạch hay trang bị hạt nhân thanh tịnh, cảnh giới bên ngoài tự động an vui theo.
Phiền não trược của chúng sanh đầy rẫy, tựu trung có sáu thứ chính : tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Chúng ta tự kiểm tra xem những nghiệp nhơ bẩn này còn tác động thân tâm mình hay không. Đức Phật dạy phiền não phát xuất từ lịng tham. Do tham nhưng khơng đạt được như ý, mới sanh ra bực tức, dẫn đến mất khơn.
Chúng ta có tịnh nhân, để tâm hồn lắng yên. Nhờ vậy, thấy rõ lý nhân duyên của mọi việc trên cuộc đời, giải được những gút mắt, khó khăn trong sinh hoạt đời thường, đồng thời chuẩn bị tư lương phong phú cho con đường trở về Tịnh độ của mình. Tu như vậy, khi mãn duyên ở cõi này, chắc chắn chúng ta sẽ sanh về Tịnh độ.
Trên nền tảng cần gieo trồng tịnh nhân, chúng ta tu Tịnh độ nên lưu ý, nếu chỉ niệm Phật suông, không đủ. Muốn sanh về thế giới Phật, phải nuôi điều thiện trong tâm. Trái lại, trồng toàn hạt nhân ác của Ta bà như tham lam, ghét ganh, tranh giành, sân hận, si mê..., tất nhiên, vĩnh kiếp ở cõi ô trược này mà hưởng quả đã gieo.
* ĐẢNH LỄ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT
Ngoài ra, một vị Bồ tát rất thân thương đối với người tu Pháp Hoa, đó là Ngài Thường Tinh Tấn. Trong 37 trợ đạo phẩm, Ngài có nguyện chuyên tu tứ Chánh cần. Ngài làm công việc duy nhất là kiểm tra chính bản thân để thanh lọc hai phần thiện ác. Đem điều thánh thiện vơ lịng, thể hiện trong cuộc sống và loại bỏ điều ác xấu khỏi thân tâm.
Trong vô số kiếp quá khứ, Thường Tinh Tấn Bồ tát đã trải thân chịu cam khổ thực hành pháp tu này và phát nguyện tận vị lai kiếp hành Bồ tát đạo, trả ơn Phật bằng cách đem pháp mơn Ngài tu có kết quả để khai ngộ cho người noi theo tu hành.
Hòa thượng Niwano cũng dạy áp dụng pháp tu này bằng cách khi làm được một điều tốt, thì đánh dấu bằng một hột đậu trắng. Làm một việc xấu thì đánh dấu bằng hột đậu đen. Cuối tháng, kiểm lại xem thường thấy niệm ác nhiều hơn niệm thiện.
Biết như vậy, chúng ta cố gắng siêng tu, nếu ác tâm nổi lên, cần đoạn ngay, không cho phát triển và phải chân thành sám hối. Ý thức sâu sắc điều này và
khởi tu từ đó, mới có hy vọng đắc đạo. Theo tơi, cuộc đời là tấm gương cho chúng ta soi bóng, tội lỗi nhiều thì người khinh chê, phước đức thì người kính trọng. Vì vậy, bị khinh chê, chúng ta cần nỗ lực siêng tu hơn.
Tơi thường nhớ lời cố Hịa thượng Thiện Hoa dạy, lấy đó làm tư lương phát huy đạo nghiệp. Ngài nhắc nhở rằng nhờ có nhiều người bài báng, chúng ta mới ra công tu hành.
Kính lễ Thường Tinh Tấn Bồ tát, chúng ta càng cố gắng vượt khó, cương quyết loại bỏ xấu ác, siêng năng phát triển tốt lành là hạnh Bồ tát, quả Như Lai.
* ĐẢNH LỄ NGUYỆT QUANG BỒ TÁT
Trang bị bi, trí, dũng của Bồ tát Văn Thù, Quan Âm và Đắc Đại Thế, theo gương của Thường Tinh Tấn, chúng ta vào đời bắt gặp hiện hữu dễ thương của Bồ tát Nguyệt Quang. Ngài khơng bao giờ nổi nóng, ln bình tĩnh, nhẹ nhàng làm dịu mát chúng ta trước những oi bức của cuộc đời.
* ĐẢNH LỄ PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Cuối cùng, chúng ta đảnh lễ Phổ Hiền Bồ tát là vị tiêu biểu cho uy đức vô cùng cực. Thiết nghĩ mọi việc làm muốn thành tựu, ta phải có uy đức. Có đức hạnh, người dễ cảm mến ta. Nhưng gần gũi thường, chúng sanh cũng dễ lờn mặt. Khơng có uy thì khó điều được người.
Phổ Hiền Bồ tát có nguyện rất dễ thương, Ngài đến để ngăn chặn ma và bảo vệ người tu. Khi nào chúng ta làm điều tốt, Phổ Hiền trợ lực gia bị. Nhưng làm việc trái đạo, ta bị lương tâm hành hạ, có thể hiểu đó là uy đức của Phổ Hiền tác động đến ta.
Trên bước đường tu, chúng ta nhìn vơ tấm gương đời mà tự sửa mình cho tốt. Tuy nhiên, bên cạnh thực tế phũ phàng, đắng cay, chúng ta cịn có hình ảnh Phật và vô số Bồ tát tuyệt vời. Đó là nơi trú ngụ an lành nhất, ấm áp nhất, vì chỉ có tình thương bao la vơ bờ bến và trí tuệ sáng ngời của các Ngài mới có khả năng an ủi, vỗ về, đẩy mạnh bước tiến đạo hạnh của chúng ta trên 500 do tuần đường hiểm.
Tóm lại, kính lễ chư vị Bồ tát, nhằm nhắc nhở chúng ta công hạnh của các Ngài, ngõ hầu gieo trồng, nuôi dưỡng, phát huy đức hạnh của chính chúng ta. Thực hiện được bao nhiêu hạnh nguyện giống các Ngài, chúng ta sẽ tiếp nhận được bấy nhiêu lực gia bị từ các Ngài truyền đến. Từ đó, dễ dàng tăng trưởng Bồ đề tâm và phước đức trên con đường tu tạo Bồ tát hạnh.