3.1.1. Yêu cầu hoàn thiệnpháp luật về bảohiểm thai sản
Bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thai sản nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng đối với người lao động, đặc biệt là lao động nữ bởi vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tổt công tác xã hội. Chính vì thế, pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm thai sản nói riêng cũng cần liên tục được hoàn thiện và khắc phục những hạn chế để đáp ứng nhu cầu điều tiết các mối quan hệ về bảo hiếm xã hội, bảo hiếm thai sản cũng như phát huy được vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiếm thai săn đối với các đối tượng được thụ hưởng.
Bảo hiểm thai sản là chế độ bảo hiểm nhằm đảm bảo bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khả năng lao động trong thời gian thực hiện chế độ thai sản. Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ quan trọng đề đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng làm cho xã hội được ổn định. Qua một thời gian dài tố chức thực hiện, chế độ bảo hiếm thai sản cùng các chế độ bảo hiểm xã hội khác đã đảm bảo đòi sống cho người lao động, tạo điều kiện cho họ yên tâm lao động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vừng ổn định chính trị xã hội. Nhà Nước ta đang từng bước hồn thiện chính sách bảo hiểm xã hội qua việc ban hành các vãn bản quy phạm pháp luật, Nghị định, Thơng tư... điển hình là Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cùng các văn bán hướng dẫn thực hiện để phù hợp với sự phát triến của đất nước và xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay. Tuy nhiên, trong
điêu kiện• mới thì việc tơ chức thực•• hiện • hay ụ ban hành các chính sách vê đôi tượng hưởng, điều kiện hưởng, thời gian cũng như mức hưởng bảo hiềm thai
sản vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc cần được xem xét, nghiên cứu và giải quyết một cách kỳ lưỡng. Yêu cầu hoàn thiện chế độ bảo hiểm thai sản được đặt ra, nhằm mục đích sẽ củng cố niềm tin người lao động, giúp người lao động yên tâm hơn về cuộc sổng trong khoảng thời gian thai sản, từ đó, mức sống chung cùa xã hội được cải thiện, đời sống ngày càng được nâng cao hơn và giúp xã hội ngày càng phát triển.
3.1.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảohiểm thai sản
Thứnhất, về đối tượng thamgia bảo hiểm thai sản
Mộtlà, cần xem xét việc áp dụng chế độ thai sản đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đồng nghĩa với việc mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, trước hết càn mở rộng thêm chế độ thai sản trong hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện và nhiều mức phí đóng bảo hiểm khác nhau để đảm bảo cho những lao động nữ làm việc ở khu vực phi chính thức, với mức thu nhập khác nhau có thể tham gia và hưởng các quyền lợi theo quy định cùa pháp luật. Tuy nhiên, để việc áp dụng chế độ thai sản đối với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phát huy được hiệu quả, cần có sự đánh giá kỳ lưỡng từ các cơ quan có liên quan đế có được cơ chế kiếm sốt việc tham gia bảo hiếm xã hội tự nguyện, tránh việc người lao động khi đóng đủ thời gian, được thụ hưởng chế độ ngắn hạn lại khơng tiếp tục đóng băo hiểm xã hội tự nguyện; đánh giá và điều chỉnh khả năng cân đối thu-chi của quỳ bảo hiểm xã hội để tránh việc làm mất cân đối tài chính quỹ bảo hiểm.
Hai là, cần xem xét việc áp dụng chế độ thai sản đối với đối tượng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các nhà xây dựng
luật cân xem xét lại quy định vê mức đóng cũng như việc thụ hưởng chê độ đối với nhóm lao động này để có thể cân bằng một cách hài hòa nhất và khắc phục được những hạn chế trong các trường hợp xấu có thể xảy đến với người
lao động bởi nhóm đối tượng này cũng cần được đảm bảo quyền được hưởng bảo hiểm thai sản như lao động trong nước. Có như vậy, mới có thể phát huy được vai trò của Nhà nước đối với việc chăm sóc, bảo vệ cơng dân của mình ở quốc gia khác.
Thứhai, về quyền lợihưởng bảo hiếm thai sản
Mộtlà, cần xem xét việc tăng thời gian hưởng chế độ khi khám thai. Pháp luật nên nghiên cứu và quy định thêm thời gian dành cho chế độ này như quy định cho phép lao động nữ mang thai được nghỉ khám thai 5 lần
thành 9 lần trong suốt thời gian thai kì, đồng nghĩa, trung bình mỗi tháng mang thai, lao động nữ được nghỉ đi khám thai 1 lần. Có như vậy, thời gian khám thai cũng được linh động và thoải mái, tạo tâm lý yên tâm cho lao động nữ vừa có thể tiếp tục thực hiện tốt cơng việc vừa đảm bảo thiên chức làm mẹ của mình. Tuy nhiên, cần cân nhắc rằng, trường hợp kéo dài thời gian nghỉ khám thai sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động nữ nhưng có thể lại gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường họp này, pháp luật cần cân nhắc để điều chỉnh quy định cho hợp lý, nếu giữ nguyên thời gian khám thai như hiện tại, thì người lao động sẽ phải lựa chọn việc khám thai tại các cơ sở y tế không đăng ký bảo hiểm y te và đối mặt với việc phải chi trả các chi phí khám nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự khơng phù hợp với chính sách bão hiểm y tế của nước ta khi người lao động đăng ký nơi khám, chữa bệnh theo bào hiếm y tế ờ một nơi nhưng thực tế lại khám bệnh ở một cơ sở y tế hoàn toàn khác để đãm bảo thời gian được nghỉ hưởng chế độ khám thai theo quy định. Thay vào đó, cùng với việc giữ nguyên thời gian khám thai đế tránh việc thời gian nghỉ khám thai quá lâu lại gây ảnh hưởng
tới công việc, sản xuât của doanh nghiệp, có thê lựa chọn giải pháp tăng mức trợ cấp lên để hồ trợ lao động nữ. Tuy nhiên, việc tăng mức trợ cấp lên bao nhiêu (tăng theo mức lương cơ sở hay tăng thành một mức trợ cấp cố định) cũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh việc làm mất cân đối thu - chi cùa quỹ bảo hiểm thai sản.
Hai là, pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành cần nghiên cứu và bồ sung thêm các quy định đối với trường hợp mang thai hộ. Nhà xây dựng luật càn
nghiên cửu và bổ sung thêm một số quy định để vừa tạo sự thuận lợi trong quá trình thực hiện vừa phù hợp với thực tiễn. Trên thực tế có thế có những tình trạng lạm dụng mang thai hộ, chẳng hạn như lao động nữ xem việc mang thai hộ như là một nghề thì việc khơng giới hạn số lần hưởng bảo hiểm thai sản khi sinh con đó sẽ khơng cịn hợp lý nữa. Vì vậy thiết nghĩ, các nhà xây dựng luật cần nghiên cứu thêm về các vấn đề nên có hay khơng giới hạn những lần mang thai, những lần sinh con của người mang thai hộ.
Thứ ba,vềthủ tục hưởngchế độ bảo hiểm thaisản
Pháp luật cần bổ sung thêm các quy định chi tiết liên quan đến thủ tục, hồ sơ, giấy tờ... để người lao động được thụ hưởng chế độ đúng theo quy định bởi bảo hiểm thai sân là một chế độ đặc thù, có liên quan mật thiết với cơ
quan y tế trong quá trình người lao động mang thai và sinh con. Đề tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động nữ trong các trường hợp đặc thù, pháp luật cần bổ sung thêm các quy định về thủ tục, mẫu, nội dung các giấy tờ cần thiết có liên quan để khi lao động nữ cần truy xuất các loại giấy tờ về thai sản thì có thế thuận tiện thực hiện và đảm bảo tối đa quyền lợi cho lao động nữ.