Kiến nghị về hoàn thiện các qui định của pháp luật

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69)

Thứnhất, cần xác định lại khái niệm về đề nghị giao kết họp đồng trong BLDS năm 2015 sao cho thể hiện được đủ ba điều kiện: ý định giao kết, nội dung xác định, thông báo đến bên nhận đề nghị.

Thứhai, mở rộng phạm vi khái niệm về lừa dối, theo đó mọi hành vi có tính chất lừa dối đều có thể dẫn đến hợp đồng vơ hiệu chứ khơng giới hạn ở phạm vi chủ thể, nội dung và đối tượng của họp đồng như quy định hiện hành. Tuy nhiên, cần xác định lại chủ thể thực hiện hành vi lừa dối, trong trường hợp do bên thứ ba thực hiện thì phải chứng minh mối quan hệ giữa bên thứ ba đó với bên được hưởng lợi ích từ hành vi lừa dối.

Thứ ba, cần xác định lại phạm vi của sự nhầm lần, theo đó chỉ những nhầm lẫn liên quan đến bản chất của họp đồng mới là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Thứ bốn, cần xác định lại chủ thể thực hiện hành vi đe doạ là nguyên nhân dẫn đen hợp đồng vô hiệu tương tự như trường hợp lừa dối.

Thứ nám, cần bổ sung thêm những quy định nhằm phân biệt hợp đồng vô hiệu tương đối và họp đồng vô hiệu tuyệt đối được dựa trên tiêu chí chủ thể có lợi ích bị xâm phạm. Qua đó xác định lại những hệ quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu (cho phép các bên quyền lựa chọn tiếp tục thực hiện họp đồng hoặc buộc huỷ họp đồng).

3.2. Kiên nghị thực thipháp luật vê sự thơngnhât ý chítrong giao kêt hợp đồng

Hiện nay việc đảm bảo thực hiện quy định về yếu tố thống nhất ý chí trong hợp đồng Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn và đơi khi chưa thật hiệu quả. Thực tế vấn đề giao kết họp đồng nói chung và thỏa thuận nói riêng thường xuyên gặp phải những vướng mắc trong q trình thực hiện, địi hỏi phải có những hướng cải thiện hợp lý.

Trước hết thống nhất ý chí có hiệu lực chính là cơ sở để giao kết họp đồng, bởi thế nó phải đảm bảo tính logic, nghĩa là nó cỏ sự ràng buộc về mặt pháp lý và có hiệu lực. Mỗi điểm trong sự thống nhất ý chí đều phải rõ ràng, có chủ thể đi kèm để tránh những tranh chấp và kiện tụng có thể xảy ra. Nếu hỏi bất cứ một luật sư nào, họ sẽ trả lời ràng việc kiện cáo rất tốn kém nhưng lại không hiệu quá để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng. Hơn nữa, bạn sẽ mất đi quyền kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp khi có sự xuất hiện của tồ án, do đó cần đảm bảo thỏa thuận được giao kết phải logic và chặt chẽ, đảm bảo các yếu tố đã được quy định trong pháp luật và phù hợp với điều kiện cùa hai bên.

Các cơ quan chức năng cần ban hành các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư hướng dẫn áp dụng các quy định đã được nêu trong BLDS năm 2015

về chế định hợp đồng chi tiết hơn nữa, bởi lẽ luật của ta còn sơ sài và có những khái niệm có thế mang tính trừu tượng như “đạo đức xã hội”..., các

vấn đề chưa được giải quyết thởa đáng, do vậy việc ban hành những văn bản như vậy là cần thiết. Trong các văn bản đó, cần quy định chi tiết, dự liệu từng trường họp cụ thế để có hướng giải quyết thỏa đáng, đồng thời vẫn tạo tính

mở để các bên chủ động áp dụng.

BLDS năm 2015 chỉ quy định những nội dung mang tính nền tảng, các luật chuyên ngành phải đưa ra những quy phạm điều chỉnh cụ thể loại thỏa thuận hay hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của mình, khơng nên nhắc lại

những quy định chung đã cỏ trong BLDS năm 2015. Việc quy định như vậy khiến q trình áp dụng gặp khó khăn, một số chủ thể có thể lợi dụng điều đó để nói rằng các đạo luật chun ngành khơng quy định nên thỏa thuận giao kết hợp đồng xây dựng khơng địi hỏi sự tự nguyện, bên mạnh có thể áp đặt điều kiện cho bên yếu thế mà không khiến thỏa thuận bị vô hiệu. Bởi thế cần

thống nhất quan điểm trong quá trình làm luật.

Một số quy định khi đi vào thực tiễn đã thể hiện sự yếu kém như vấn đề hình thức cơng chứng, chứng thực... được hiểu là yếu tố cấu thành nên hình thức của hợp đồng trong trường hợp pháp luật bắt buộc, điều này làm cho điều luật khơng gần với lịng dân, khơng phục vụ được dân vì làm cho chi phí

tăng, quyền định đoạt tài sản bị hạn chế...Thực tế, người dân đã hành xử theo đúng suy nghĩ và lợi ích của mình, họ bỏ qua một số nghĩa vụ (như không

công chứng thỏa thuận...) mà một sổ người quan niệm là vi phạm trật tự công. Rõ ràng, nếu người bán nhà yêu cầu người mua nhà thực hiện nghĩa vụ thanh tốn theo hợp đồng chưa được cơng chứng; người mua xin gia hạn thanh tốn thì quan tịa ko thể tự mình tun hợp đồng đó vơ hiệu chỉ vì lí do hình thức như trên. Đây là quy phạm mang thuộc tính nội dung.

BLDS năm 2015 lại cho phép các bên khắc phục hình thức hợp đồng trong một thời hạn nhất định, như vậy sự khiếm khuyết về hình thức ln được đảm bảo thi hành. Thế nhưng, thực tế, hợp đồng không tuân thủ về hình

thức vẫn bị tun vơ hiệu. Mặt khác, dù pháp luật hợp đồng nước ta không quá coi trọng vấn đề hình thức của thỏa thuận, nhưng thực tế nếu xảy ra tranh chấp thì là thỏa thuận được ký kết bằng văn bản là một chứng cứ quan trọng, điều này tạo ra nhiều bất lợi cho các đối tác do tin tưởng hoặc quan hệ làm ăn

lâu năm mà không tiến hành việc thỏa thuận theo hướng truyền thống đỏ, đặc biệt trong thời đại thương mại điện tử như ngày nay. Việc pháp luật quy định hợp đồng phải được thiết lập bởi những hình thức nhất định vơ tình tạo nên khoảng cách giữa sự thỏa thuận mong muốn của các bên với hiệu lực của hợp

đồng. Do đó, khi thực hiện, cần nhìn nhận vấn đề thoáng hơn và chấp nhận việc chứng minh thỏa thuận bằng bất cứ hình thức nào kể cả là nhân chứng như pháp luật nhiều nước quy định.

Một vấn đề nữa là về thỏa thuận bị khiếm khuyết do nhầm lẫn. Thực tế áp dụng cho thấy chỉ những thỏa thuận nhầm lẫn về đối tượng thì mới nên là nguyên nhân dần đến sự vô hiệu của thỏa thuận, không nên quy định như pháp luật hiện hành là nhầm lẫn về “Nội dung và mục đích của thỏa thuận”,

bởi lẽ các nhầm lẫn về số lượng, chất lượng, giá cả tuy cũng là nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng nhưng đó là những vấn đề có thể nằm trong khả năng kiểm soát của các chủ thế, địi hỏi chủ thể phải tìm hiểu trước khi giao kết hợp đồng.[34, tr.221] Đồng thời cũng nên phân biệt sự nhầm lẫn là từ cả hai phía hay chỉ là nhầm lẫn của một bên đế xác định tính vơ hiệu, bởi lẽ mức độ nhầm lẫn từ cã hai bên thông thường sẽ trầm trọng hơn.

Mặc dù không quy định trong luật nhưng khi áp dụng, cũng cần xác định thời điểm nhầm lẫn, chẳng hạn như: Nếu một bên vào thời điểm giao kết hợp đồng đó khơng hiểu hoặc hiểu không đúng về sự việc do vậy đã đánh giá

không đúng về hậu quả hay khả năng sinh lợi của hợp đồng thì những quy định về nhầm lẫn sẽ được áp dụng. Nếu một bên vào thời điểm ký kết hợp đồng khơng quan tâm (khơng hình dung hết) sự việc cũng như không đánh giá đầy đủ khả năng sinh lợi của hợp đồng, đến khi thực hiện hợp đồng mới phát

hiện ra những điếm “hớ” của mình và từ chối thực hiện hợp đồng thì những quy định về nhầm lẫn sẽ không được áp dụng.

Đề nghị và chấp nhận đề nghị trên thực tế cũng cần đươc áp dụng linh hoạt hơn. Các nội dung chủ yếu cần được đưa ra để đảm bảo tính chắc chắn cho việc giao kết hợp đồng tương lai, nhưng không nên cứng nhắc những nội dung quy định trong BLDS năm 2015 mà phải tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên. Những nội dung được đưa ra chỉ cần là những nội dung thiết yếu, phù hợp với loại hợp đồng sẽ được ký kết và đảm bảo thỏa mãn lợi ích

của các bên là đủ, khơng nhât thiêt phải theo đúng các nội dung pháp luật đòi hỏi.

3.3. Sửa đổi, bổ sung mộtsố quyđịnh trong các luậtchuyên ngành khác bảo đảm sự thống nhất, phù hợp vớiquy định của bộ luậtdân sựtrongviệc bảo vệ thốngnhất ý chí trong giao kết hợp đồng

Một số văn bản pháp luật chuyên ngành do được ban hành trước khi thông qua BLDS năm 2015, nên các quy định về hợp đồng trong các lĩnh vực cụ thể có những điểm khơng phù hợp, mâu thuần thậm chí trái với quy định về hợp đồng trong BLDS. Do vậy, cần rà soát lại các quy định về hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, tiến hành sửa đổi, bồ sung các quy định về hợp đồng trong các văn bản này, hủy bỏ các quy định khơng cịn phù hợp, để bảo đảm sự thống nhất với quy định của BLDS.

Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm là một nội dung cơ bản, quan trọng và không thể thiếu. Có lẽ vì thế mà trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đã quy định về Họp đồng bảo hiểm ở ngay chương II cùa luật sau phần những quy định chung. Trong BLDS năm 2005 cũng đã cỏ một mục quy định về Hợp đồng báo hiểm và coi đây là một loại hợp đồng thông dụng. Tuy nhiên, trong Luật kinh doanh bảo hiểm và Bộ luật dân sự có nhũng quy định về họp đồng bảo hiểm là chưa thống nhất và cịn một số bất cập như ••JL sau: Khoản 1 điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm định nghĩa: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phài đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bão hiểm. Định nghĩa này có độ chênh so với định nghĩa về họp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567

BLDS năm 2005: Họp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, cịn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Qua

hai định nghĩa này có thể thấy sự mâu thuẫn trong quan điếm về đổi tượng được nhận tiền bảo hiểm, trong luật kinh doanh bảo hiểm đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm, Bộ luật dân sự không quy định về người thụ hưởng mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cũng không làm rõ hon về khái niệm bên được bảo hiểm; các quy định cụ thể về trả tiền bảo hiểm cũng khác nhau. Điều 578 BLDS năm 2005 quy định như sau về bảo hiểm tính mạng: Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uý quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết, thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm. Tuy nhiên, Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm lại quy định, người thụ hưởng là người được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con người và người thụ hưởng có thể khơng phải là người được bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy theo BLDS năm 2005, nếu bên được bảo hiềm chết thì tiền bảo hiểm phải trả cho người thừa kế của họ, còn trong Luật kinh doanh bảo hiểm thì lại trả cho người thụ hưởng mà người thụ hưởng thì có thể là người thừa kế, một trong các người thừa kế hoặc không phải là người thừa kế.

về nội dung của hợp đồng bảo hiềm bắt buộc phải có những nội dung sau: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bải hiếm, người được bảo hiểm; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; giá trị tài sản được bảo hiểm; phạm vi bảo biểm; điều kiện bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bào hiểm; thời hạn bão hiểm; mức phí bảo hiểm; phương thức đóng phí bảo hiểm; thời hạn phương thức trả tiền bảo hiếm; các quy định giải quyết tranh chấp; ngày tháng năm giao kết họp đồng,... Trong các nội dung trên, có nhiều nội dung khơng nhất thiết phải quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm mà các bên có thế áp dụng tập quán hoặc thói quen thương mại hoặc các quy định của pháp luật trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận trong hợp đồng như:

Điều khoản về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; thời hạn bảo hiếm; mức phí bảo hiếm; phương thức trả phí bảo hiếm; thời hạn; phương thức trả tiền bảo hiểm,...So với quy định của BLDS năm 2015, quy định này khơng cịn phù hợp và cần phải sửa đổi vì nó hạn chế quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng cùa các bên.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, điều 476 BLDS quy định: Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Tuy nhiên, tại khoăn 2 điều 91 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (có hiệu lực vào ngày 1/1/2011) và thơng tư số 12/2010/TT-NHNN quy định: Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật mà không bị giới hạn bởi mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Vấn đề đặt ra là nên sửa đổi luật các tổ chức tín dụng hay BLDS. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức tín dụng đang cho khách hàng vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận và việc cho vay theo cơ chế này đã tạo chủ động và bảo đảm tính cạnh tranh cho các tổ chức tín dụng kinh doanh trên thị trường tiền tệ góp phàn ổn định nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng đồng thời bảo đảm quyền tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng.

3.4. Các kiến nghị khác

Quy định về nguyên tắc tiền lệ và quy tắc giải thích pháp luật ở các nước theo hệ thống luật án lệ như vậy có ưu điểm là tạo cho thẩm phán vai trị chủ động, sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật (các vụ việc ln được tồ án thụ lý giải quyết, ngay cả khi pháp luật thiếu các quy định điều chỉnh), nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, bảo vệ sự công bằng, công lý trong quan hệ hợp đồng.

Với Việt Nam, việc quy định cho toà án quyền giải thích pháp luật trong hoạt động xét xử đối với lĩnh vực pháp luật hợp đồng chưa được pháp

luật quy định cụ thế. Trong khi đó, thỏa thuận là một phạm trù rất dễ gây tranh cãi và dễ dẫn đến tranh chấp do bản chất thống nhất ý chí đích thực của nó. Bởi thế, việc giải thích luật, giải thích thỏa thuận là hết sức cần thiết nếu có tranh chấp xảy ra. Đối với khung pháp luật về sự thỏa thuận, nên chăng, vì lí do đó, cũng cần có những kiến nghị thích hợp về mặt tư pháp cho vấn đề này.

Theo quy định của Hiến pháp và Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền giải thích

luật, pháp lệnh. Nhưng cơ quan này trên thực tế khơng có thời gian dành cho hoạt động giải thích pháp luật cho mỗi trường hợp cụ thể trong đời sống xã

Một phần của tài liệu Sự thống nhất ý chí trong giao kết hợp đồng và thực tiễn tại tỉnh đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69)