99 rr
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thi hành pháp luật về chuyển đối mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không tránh khỏi một số bất cập chủ yếu sau đây:
- Tốc độ đô thị hóa của tỉnh cịn chậm, chất lượng phát triền đơ thị chưa cao, kết cấu hạ tầng đô thị chưa đồng bộ giữa hạ tầng giao thông, viễn thông, công nghệ thông tin, chưa thực sự gắn với các yếu tố mới như tăng trưởng xanh, thông minh, chưa thể hiện một cách tồn diện vai trị tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho từng đô thị. Hệ thống hạ tầng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và các hoạt động kinh tế.
- Một số dự án lớn, trọng điểm có tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách.
- Ket cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mặc dù được quan tâm đầu tư tù' nhiều nguồn vốn, nhưng vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là hạ tầng giao thông đối ngoại, các KCN, CCN và khu vực miền núi; huy động
vốn từ các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
- Chưa giải quyết hài hòa giữa vấn đề bảo vệ đất nơng nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng với việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở. Qua thanh tra, kiểm tra đất đai phát hiện tình trạng sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra ở nhiều cá nhân, doanh
nghiệp vi phạm. Các sở, ngành và địa phương trong tỉnh cũng đã chủ động đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra các dự án trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sai phạm liên quan đến quản lý, sử dụng đất, trọng tâm là các hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, sử dụng đất vượt ranh giới, sử dụng sai mục đích. Từ năm 2018 đến nay, thực hiện Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày
19/3/2018 cùa UBND tỉnh, ban hành Quy định về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tình Tuyên Quang; Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng, huyện, thành phố đã phát hiện 354 vụ của 12 tố chức, 342 cá nhân có sai phạm về quản lý và sử dụng đất đai với những lỗi như đất bị lấn, bị chiếm, sử dụng khơng đủng mục đích, cho th, cho mượn, không kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, chấp hành khơng đầy đủ nghĩa vụ tài chính với tổng diện tích đất vi phạm 36,78 ha. Theo đó, đã xử lý vi phạm 333 vụ, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 2,1 tỷ đồng. Hiện đang xác minh, hoàn thiện hồ sơ xử lý theo quy định 1 vụ việc ở Chiêm Hóa, 2 vụ việc Sơn Dương, 2 vụ việc ở Hàm Yên.
- Việc lập, thẩm định điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nhiều địa phương, đặc biệt cấp huyện còn chậm; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, sử dụng đất thiếu chặt chẽ; một số huyện, xã có biếu hiện tùy tiện, bng lỏng quản lý dẫn đến tình trạng cho phép một số
cá nhân chuyên mục đích sử dụng đât từ đât nơng nghiệp sang đât ở với diện tích lớn nhưng khơng thấm định điều kiện, nhu cầu sừ dụng đất, không căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt. Thực trạng trên đã phá vỡ quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng, đô thị của địa phương, gây bức xúc và tạo dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân.
- về điều chỉnh, cập nhật kế hoạch sử dụng đất.
+ Mặc dù pháp luật đã có quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, phải tiến hành công bố điều chỉnh hoặc hủy việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với những diện tích đất và dự án, cơng trình ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã công bố mà quá ba năm chưa thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, theo báo cáo đánh giá của Bộ TN&MT, hầu hết các huyện, xã chưa thực hiện nghiêm túc quy định nêu trên. Điều này đã ngăn cản các nhà đầu tư khác đề xuất nhu cầu sử dụng đất khác cho diện tích đất tương tự ở cùng một vị trí trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện tiếp theo, làm tăng nguy cơ quy hoạch treo, kế hoạch treo, dẫn đến mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả không đạt được, ành hưởng đến tình hình phát triến kinh tế, xã hội của địa phương.
+ Trong kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm, việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo hướng cho phép bổ sung dự án xây dựng vào kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt là cần thiết và mới được ghi nhận lần đầu tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ. Việc bổ sung dự án vào quy hoạch sử dụng đất sẽ dẫn đến việc điều chỉnh quy quy mơ và địa điểm của các dự án cịn lại đã được phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. Quy định mới này trao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận, bổ sung dự án mà khơng cần phải có sự phê duyệt của HĐND cấp tỉnh. Điều này là cần thiết để có thể điều chỉnh phạm vi
các dự án đã được phê duyệt, bô sung các dự án khác trong kỳ kê hoạch sử dụng đất nhằm bảo đảm việc sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm song cũng tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng để điều chinh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất vì lợi ích nhóm hoặc tham nhũng, tiêu cực.