Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi connuôi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53)

Năm 2010 Luật Nuôi con nuôi đã được Quốc hội thông qua tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết vấn đề con nuôi ở Việt Nam. Việc thi hành pháp luật về nuôi con ni một cách đầy đủ và chính xác khơng chỉ góp phần thực hiện đúng mục đích của việc ni con ni là xác lập quan hệ cha mẹ và con, mà việc thực hiện pháp luật nuôi con ni cịn bảo đảm quyền và lợi ích cho các bên chủ thể trong quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi, nhất là quyền lợi của trẻ em được nhận nuôi.

2.2.1. về giải quyết việc nuôi con nuôi

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ khi Luật Ni con ni có hiệu lực đến nay, cả nước đã giải quyết được 7.295 trường hợp đăng ký con nuôi trong nước. Cụ thề, năm 2011 giải quyết được 2.023 trường hợp, năm 2012 được

2.607 trường họp, năm 2013 được 2.665 trường họp.10 Phần lớn các trường hợp đăng ký nuôi con nuôi được giải quyết theo đúng thẩm quyền và thủ tục. Công tác giải quyết thực hiện trên tinh thần nhân đạo, tự nguyện, đảm bảo trẻ em được nhận làm con ni được ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong mơi trường gia đình an tồn.

10 Cục Conniquốc tế, Bộ Tư pháp (2006),“Pháp luật Việt Namvà Điều ước quốc tế về ni con ni có yếu tố nước ngồi”,Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

11Theo 10 nhóm trẻ em trong LuậtBảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em năm 2004và chỉ tiêu trẻ em Việt Nam2015 - 2016, Cục Trẻ em (BộLao động - Thương binh vàXà hội), 2017.

Số liệu trên đây là kết quà đáng mừng khi mà việc trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi trong nước ngày càng gia tăng qua các năm. Nhìn chung, các trường họp được giải quyết đều tuân thủ đủng pháp luật, điểm đặc biệt là những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, vốn rất ít cơ hội được nhận ni trong nước đã có thể tìm được mái ấm gia đình ngay trên q hương mình, góp phần thực hiện quy định về ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt theo tinh thần tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Năm 2012, số lượng trẻ em có nhu cầu đặc biệt được giải quyết gấp 4 lần so với năm 2011. Điều này đã chứng tỏ sự thay đối nhận thức của người dân về việc nhận nuôi con nuôi, khắng định tinh thần nhân đạo của hoạt động nuôi con ni và vai trị của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc tiến hành hoạt động nuôi con nuôi.

Theo Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam 2015 - 2016 do Cục Trẻ em phát hành năm 2017, thì trên phạm vi cả nước có hơn 1,4 triệu trẻ em có hồn cảnh đặc biệt;11 trong đó, khoảng 156.000 trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Theo Báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội thì thường xun có khoảng 21.000 trẻ em sống ở các cơ sở TGXH. Trong khi đó, chỉ có 2.850 trẻ em ở cơ sở TGXH được giải quyết cho làm con nuôi (đạt 13,5% tồng số trẻ em được nhận làm con ni trong nước và nước ngồi). Trong tổng số trẻ em sống ở cơ sở TGXH, trung bình hàng năm, chỉ có 407 trẻ em (chiếm 1,9%) được giải

quyêt cho làm con nuôi.

Theo thống kê chưa đầy đủ của các Sở Tư pháp thi có khoảng hơn 3.269 trẻ em hiện đang được chăm sóc ni dưỡng tại các cơ sở tơn giáo (chủ yếu là nhà chùa, phần lớn chưa được thành lập cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật).12 Đa số những trẻ em sống ờ các cơ sờ này đều là trẻ em bị bỏ rơi hoặc khơng có người ni dưỡng nhung khơng được quan tâm thực hiện các biện pháp chăm sóc thay thế, trong đó có biện pháp ni con ni. Biện pháp ni con ni được đánh giá là biện pháp chăm sóc thay thế được ưu tiên trước khi thực hiện biện pháp chăm sóc thay thế tại các cơ sở TGXH.13

12Báo cáo tổng kết 05 thi hành Luật Nuôicon nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của 63 tỉnh/thành phố trục thuộc trung ương.

13 Khoản3 Điều 61LuậtTrẻ em năm 2016.

Hệ quả là, còn một số lượng lớn trẻ em sống tại cơ sở TGXH chưa tìm được mái ấm gia đình thơng qua các hình thức chăm sóc thay thế, trong đó có ni con ni. Do vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, đặc biệt là quyền được chăm sóc thay thế, mà ni con ni là một biện pháp chăm sóc thay thế bền vững, chưa được bảo đảm.

- Cịn có biêu hiện lạm dụng việc giải quyết cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con ni nước ngồi

Trong thời gian qua, tỷ lệ trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con ni ở nước ngồi là khá cao (chiếm 64,7%), trong đó, nhiều trẻ em nhỏ tuổi bị khuyết tật thể nhẹ hoặc trẻ em mắc bệnh ở thể nhẹ, không ảnh hướng đến sự phát triển về thể chất và tâm lý. Các nước có quan hệ hợp tác về ni con ni với Việt Nam có quan ngại vì những trẻ em này khơng được ưu tiên tìm gia đình thay thế trong nước trước khi được giải quyết cho làm con ni nước ngồi, điều này khơng phù hợp

với nguyên tắc của Công ước La Hay.

- Khi giải quyết việc ni con ni, một số cơ sở TGXH cịn “gắn ” với

vẩn đề hỗ trợ tài chính của cha mẹ ni nước ngồi

Trước khi Nghị định số 19/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, việc giải quyết ni con ni có yếu tố nước ngoài ở nước ta thường gắn với việc hỗ trợ nhân đạo và các khoản trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức con ni nước ngồi. “Nep” giải quyết ni con ni đó đã kéo theo những hệ lụy nhất định trong công tác quản lý nhà nước về ni con ni. Một số nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam không tiếp tục gia hạn Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi khi Hiệp định hết hiệu lực thi hành. Kể từ khi thực hiện Nghị định số 19/2011/NĐ-CP cho đến nay, Vần còn hiện tượng gắn kết đó. Việc “gắn” hồ trợ tài chính với giải quyết việc nuôi con nuôi khiến cho một số cơ sở TGXH có tâm lý chờ đợi nguồn hồ trợ từ cha mẹ ni nước ngồi và tổ chức con nuôi nước ngồi. Qua nắm bắt tình hình, hầu hết các trường hợp cho nhận con nuôi đều phát sinh các khoản hồ trợ trực tiếp cho các cơ sở TGXH với mức độ cao và có sự cạnh tranh giữa các tổ chức con ni nước ngồi.

Thực trạng trên chưa phù họp với Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay. Bên cạnh đó, việc thiếu minh bạch tài chính đối với khoản thu hỗ trợ là khơng phù hợp với Công ước La Hay và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Hệ quả của thực trạng này là rất đáng báo động vì có những dấu hiệu chưa tuân thù cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam

2.2.2. Đãng ký nuôi con nuôi thực tế

Một trong những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đó là cho phép đăng ký đối với trường hợp nuôi con nuôi phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày Luật có hiệu lực. Việc xây dựng Ke hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và công tác triển khai đến cấp xã phường đã được các địa phương chú trọng hơn và bắt đầu thực hiện bài bản từ cuối năm 2012. Đã có rất nhiều địa phương quan tâm và tích cực triển khai như cần

Thơ, Đà Nằng, Cà Mau, Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Giang... Đây là việc địi hỏi khơng chỉ sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước mà cịn phải có sự hợp tác, chia sẻ của tồn xã hội.

Đăng ký nuôi con nuôi không chỉ mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mà còn là căn cứ pháp lý quan trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả cha mẹ và con nuôi. Khi được đăng ký, đứa trẻ nhận nuôi sẽ được hướng các quyền cơ bản của cơng dân như: quyền chăm sóc sức khỏe, quyền được học hành, quyền sở hữu tài sản... Việc đăng ký được thực hiện đúng sẽ góp phần giúp cơ quan chức năng quản lý tốt dân số, đảm bảo an sinh xã hội cho công dân. Đặc biệt, khi được pháp luật thừa nhận, con nuôi sẽ được đối xử ngang bằng với con đẻ trong vấn đề thừa kế tài sản. Dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ hay con nuôi. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện khi mối quan hệ giữa con nuôi và cha mẹ nuôi được pháp luật công nhận. Bằng chứng là việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con ni. Cho đến nay, tình hình đăng ký con nuôi thực tế đã đem lại kết quả bước đầu. Theo số liệu thống kê khơng cụ thể thì cả nước có 5.760 trường hợp con ni thực tế, trong đó có 4.588 trường hợp ni con ni thực tế đáp ứng điều kiện theo Điều 50 Luật Nuôi con ni, đã có 1.491 trường hợp đăng ký.14 Chỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội, tính đến cuối năm 2013, trong 818 trường hợp nuôi con nuôi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của luật thì có tới 605 trường hợp (74%) cha mẹ ni - con nuôi không muốn đăng ký, phần lớn tập trung ở các huyện ngoại thành và một số ít quận ven đô. Sở dĩ con số đăng ký nuôi con ni thực tế cịn quá ít là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

14CụcCon nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp(2008),“Hộinghị sơ kết5 năm thực hiệnNghịđịnhsố 68/2002/NĐ-CP

trong lĩnh vực nuôicon nuôi quốc tế”, Hà Nội.

- Thứ nhât, xuât phát từ tâm lý e ngại không muôn công khai môi quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi để yên tâm nối dõi tông đường, tạo tâm lý yên ổn, tránh mặc cảm cho trẻ em được nhận làm con nuôi.

- Thứ hai, nhận thức pháp luật của người dân còn thấp, đặc biệt ở nhiều vùng miền núi, bị chi phối nhiều bới phong tục tập quán như chỉ cần làm lễ buộc chỉ cổ tay, cúng ma hay đặt tên... mà không cần đăng ký trước cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền.

- Thứ ba, việc đăng ký con ni thực tế cịn nhiều khó khăn do hồ sơ giấy tờ bị mất hoặc thất lạc; thủ tục đăng ký cịn nhiều bất cập (cần phiếu lí lịch tư pháp nhưng thủ tục này phải làm tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội).

- Thứ tư, tâm lý tránh rắc rối trong việc thừa kế di sản của bố mẹ đế lại giữa con nuôi, con đẻ của người nhận nuôi và các thành viên khác trong gia đình thuộc các diện và hàng thừa kế theo pháp luật.

Ngồi ra, trên thực tế cịn xuất hiện hiện tượng người dân ở các tỉnh lân cận TP.Hà Nội và TP.HCM ra thành phố xin trẻ em (có kèm theo khoản tiền bồi dưỡng) của nhũng người mẹ độc thân hoặc có người thân giới thiệu đến

bệnh viện nhận trẻ em bị bỏ rơi. Đến khi cần cho trẻ em đi học thì người nhận• • • • • • ni mới đến cơ quan có thấm quyền đề nghị đăng ký con nuôi, đăng ký khai sinh. Nhưng cơ quan có thẩm quyền khơng thể thực hiện được bởi khơng có bất kỳ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc trẻ em. Hoặc một sổ trường họp lợi dụng việc cho con làm con nuôi để sinh con thứ ba; nhận con nuôi để trốn thi hành hình phạt tù; lợi dụng việc làm con ni của thương binh, người có cơng với cách mạng, người thuộc dân tộc ít người để hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước...

Cá biệt, có một số trường hợp nhận trẻ em làm con ni nhung lại nhằm mục đích hành hạ, bóc lột sức lao động của trẻ em. Dư luận xã hội vẫn chưa khỏi bàng hồng về vụ việc một bé gái mới có 10 tuổi bị cha mẹ nuôi

đánh đập, hành hạ dã man chỉ vì nghi mât 500.000 đơng. Đây là vụ việc xảy ra ở thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành - Quảng Ngãi. Được biết, cháu bé Nguyễn Thục Phi chính thức làm con ni gia đình ơng Nguyễn Mùi và bà Đoàn Thị Hồng yến, đã đăng ký nuôi con nuôi tại UBND xã Hành Trung và được UBND xác nhận vào ngày 31/5/2011. Sự việc được phanh phui khi chiều ngày 10/2/2012, cha nuôi là ông Mùi đánh cháu Phi đến thậm tệ, khiến tinh thần cháu hoảng loạn và trên mặt xuất hiện nhiều vết thương bầm tím. Cháu Phi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quàng Ngãi trong tình trạng chấn thương vùng mặt, hai mắt bầm tím, phần mơi bị rướm máu, trên cơ thể có nhiều vết bầm tím và địn roi. Nhiều người dân ở thôn Phú Châu cho biết, họ thường đến quán ông Mùi chứng kiến cảnh bé Phi phụ bán bị vợ chồng ông Mùi chửi bới rồi đánh cháu trước mặt khách, chưa kể hàng ngày cháu phải dậy từ 4h30 sáng để phụ giúp coi bếp, dọn dẹp bàn ghế cho cha mẹ ni.15 Điều này hồn tồn q sức đối với một đứa trẻ mới có 10 tuổi, đang ở độ tuổi cắp sách đến trường. Vụ việc được phanh phui ra đã bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ là việc làm mất nhân tính, đồng thời cũng khiến nhiều người, trong đó có cả các nhà làm luật khơng khỏi day dứt về thực tế còn tồn tại nhiều trường hợp ngược đãi trẻ em là con nuôi.

15 Website: http://giadinh.net“Công ước của Liên Hiệp quốcvề quyền trẻ em (2010)”

2.3. Khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật nuôi con nuôi ỏ' Việt Nam và nguyên nhân

2.3.1. Khó khăn, vướng mắc trong pháp luật điều chỉnh ni con nuôi ở Việt Nam

* Nhận thức chưa đủng về vẩn đề con nuôi

Một trong những bất cập, tồn tại cơ bản là sự nhận thức chưa đúng về vấn đề ni con ni, về tính nhân đạo, nhân văn và vấn đề pháp lý có liên quan. Một quyết định khơng được cân nhắc kỳ lưỡng, thiếu chính xác, một

hành vi thiêu tính nhân đạo, với mục đích trục lợi sẽ gây hậu quả đơi với trẻ em, người nhận nuôi con nuôi. Nhận thức không đúng đắn về vấn đề ni con ni có thể dẫn đến việc một cá nhân có thể góp phần làm sai lệch giấy tờ về nguồn gổc của trẻ; một cơng chức nhà nước hoặc một cán bộ có chức quyền ở địa phương có thế tiếp tay cho những hành vi trục lợi liên quan đến việc đạo

diễn cho trẻ làm con nuôi, xâm hại đến các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, gây ra hậu quả lớn cho xã hội.

Đối với trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con ni thì việc điều tra nguồn gốc trẻ được tiến hành trước khi công bố và điều quan trọng là có thơng tin rõ ràng về nguồn gốc và thực trạng cùa trẻ. Tuy nhiên trên thực tế việc tiến hành xác minh phụ thuộc vào nơi đứa trẻ bị bở rơi và các chi tiết để lại mà việc này hàu như khó

thực hiện. Đây là vấn đề đáng được quan tâm, nhất là khi số trẻ bị bỏ rơi không để lại dấu vết chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp bị bỏ rơi ở Việt Nam.

Theo quy định thì việc điều tra nguồn gốc của một trẻ bị bỏ rơi trên đường phố, ở cơ sở ni dưỡng hay ở nơi nào đó thì cơng an địa phương chịu trách nhiệm điều tra nguồn gốc đứa trẻ. Tuy nhiên, nhiệm vụ của cơ quan công an chỉ hạn chế ở việc cùng phối hợp với chính quyền địa phương xác nhận trẻ bị bị rơi tại một thời điểm nào đó với lời khai của người tìm ra trẻ bị

Một phần của tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi ở việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)