Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu Hợp đồng vô hiệu qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 1 : NHƯNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

3.2.1.Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý

3.2. Một số kiến nghi hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng

3.2.1.Kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp lý

3.2.1.1.Giải pháp chung

Thứ nhất, tác giả cho rằng, cần hoàn thiện các quy định nội dung về của hợp đồng trong BLDS. Đặc biệt trong đó cần chú ỷ các vấn đề như: Khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng, phạt hợp đồng, các loại hợp đồng..thống nhất sự tản mát bằng những quy định cụ thể trong BLDS trở thành luật chung cho các luật chuyên ngành. Các quy định có tính chất chung chỉ nên quy định trong BLDS 2015. Trong BLDS cần có những quy định chung có tính khái quát cao, thể hiện rõ quyền tự do hợp đồng để bảo đảm tính ổn định cao của BLDS sau lần sửa đổi, bổ sung này.

Không nên đưa vào BLDS các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu có đưa một loại hợp đồng nào đó vào trong BLDS năm 2015 thì khơng nên quy định ở văn bản pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo.

Thứhai, vẫn hoàn thiện quy định hợp đồng trong BLDS nhưng chỉ hoàn thiện những nền móng cơ bản, cịn lại các quy định khác trong BLDS và những quy định tản mát thì xây dựng một đạo luật riêng biệt điều chỉnh.

Thứba, kết hợp pháp điển hóa nội dung pháp luật họp đồng với việc bóc

tách quan hệ hợp đông trong BLDS và thông nhât sự tản mát băng cách tập hợp các quy định trong các luật chuyên ngành, văn bản dưới luật, sau đó hệ thống lại và xây dựng thành một đạo luật riêng biệt điều chỉnh quan hệ họp đồng tiến bộ và phù hợp với thông lệ thể giới cũng như các quy định của UNIDROIT (Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế - nghiên cứu, tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng

sao cho có thế thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của những nước khác nhau), gọi là “Luật Hợp đồng thống nhất”.

3.2.1.2.Xây dựng Luật Hợp đồng

Tại Việt Nam, BLDS đóng vai trị là Hiến pháp của luật tư và là đạo luật gốc. Từ những quy định chung trong BLDS, các luật chuyên ngành như: Luật Hơn nhân gia đình, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh... Vi thế, chế định của hợp đồng cũng cần nâng lên thành một đạo luật. Nói cách khác, cần coi quan hệ hợp đồng là một quan hệ đặc thù và rộng lớn, nên nó phải được điều chỉnh trong một đạo luật riêng biệt. Bời lẽ, một người dân bình thường khơng thể làm thay cơng việc của Luật sư hay Thẩm phán khi chỉ ra rằng hợp đồng này thuộc về dân sự, về thương mại hay đầu tư... Hơn nữa, việc xác định đúng các quan hệ pháp luật tranh chấp không phải việc dề dàng và rất dễ nhầm lẫn.

Vì vậy, đề thuận tiện cho xã hội khi mà quan hệ hợp đồng vốn dĩ đã chi phối hầu hết các quan hệ trong đời sống kinh tế, xã hội và phát sinh mồi ngày một đa dạng, phức tạp hơn thì có lẽ, việc thống nhất điều chỉnh bằng “Luật Hợp đồng” là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Theo đó, BLDS sẽ được giản lược, nhẹ đi khá nhiều. Và BLDS sẽ chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh những vấn đề chung về các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà không điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng nữa.

Có thể nói, “Luật Hợp đồng” là luật chỉ điều chỉnh về tất cả các quan hệ hợp đồng. Xét về khía cạnh hợp đồng, dù các quốc gia khác cố gắng định nghĩa hợp đồng như thế nào đi chăng nữa thì đều dựa vào một bản chất duy nhất nói lên sự tồn tại của hợp đồng, đó là sự thỏa thuận. Từ sự thỏa thuận, các quốc gia cố gắng điều

chỉnh nó bằng những kỹ thuật lập pháp của riêng mỉnh. Vì vậy, tác giả cho rằng,

cân quy định một đạo luật mang tên là Luật Hợp đơng trong đó chỉ điêu chỉnh các quy định về hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vô hiệu qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 79 - 81)