A ĩ
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của bị hại giai đoạn 2016 - 2020
Qua số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (phụ lục), có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá về thực trạng thi hành quy định của
BLTTHS 2015 vê KTVAHS theo yêu câu của bị hại trên phạm vi tỉnh Băc Ninh từ 31/12/2015 đến 31/12/2020 như sau:
- Thứ nhất, số vụ án KTVAHS theo yêu cầu của bị hại chỉ chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ chỉ 5.61% trong tổng số vụ án được khởi tố (423 vụ án KTVAHS theo yêu cầu của bị hại trên tổng số 7539 tổng số vụ án), dao động từ khoảng 4% đến 7% qua các năm (Phụ lục 2.1). So sánh với tỷ lệ 10 tội phạm KTVAHS theo yêu cầu với 317 tội phạm quy định trong BLHS 2015 thì đây là một tỷ lệ khá lớn. Nguyên nhân là vì tội phạm này thuộc nhóm tội phạm ít nghiêm trọng, dễ xảy ra do mâu thuẫn trong sinh hoạt, đời sống thường ngày.
Bên cạnh đó, do đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều lao động từ các địa bàn khác đến sinh sống và làm việc trong các khu công nghiệp, nên tình hình trật tự trị an trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tương đối phức tạp, thường xuyên xảy ra những xô xát, mâu thuẫn dẫn đến số vụ án cố ý gây thương tích cao, có tỷ lệ lớn.
Biểu đồ 2.1: Số vụ án KTVAHS theo yêu cầu so với Tổng số vụ án KTVAHS
trên đia bàn tính Bắc Ninh
□ Số vụ án khỏi tố
■ số vụ án khỏi tố theo yêu cầu
- 77? ỉí’ hai, trong 10 tội quy định tại khoản 1 Điêu 155 BLTTHS 2015 thì KTVAHS theo yêu cầu chủ yếu đối với tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm và làm nhục người khác, trong đó tội cố ý gây thương tích chiếm tỉ lệ cao nhất 93.38%.
số vụ án thuộc tội hiếp dâm chiếm 3.55%; tội làm nhục, và tội cưỡng dâm đều chiếm 1.42%; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chiếm 0.24%. Các tội khác thuộc trường hợp KTVAHS theo yêu cầu khơng có vụ án nào. Lý giải cho tỷ lệ trên, ta có thế dễ dàng thấy rằng: tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là một tội mới được bố sung vào nhóm những tội KTVAHS theo yêu cầu của bị hại từ BLHS 2015, thêm vào đó là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa ý thức được tầm quan trọng của quyền sở hữu cơng nghiệp, chưa có thói quen bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp. Do đó, số vụ án khởi tố do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là rất thấp.
Bên cạnh đó, do đặc điểm vãn hố xã hội Việt Nam, những tội hiếp dâm và cưỡng dâm cũng không được các bị hại làm đơn yêu cầu khởi tố dẫn đến số vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm được KTVAHS còn thấp. Việc KTVAHS đối với các tội hiếp dâm, cưỡng dâm sẽ dấn đến việc bị hại phải chịu nhiều điều tiếng, hậu quả không nhỏ, ảnh hưởng đến cuộc sống của bị hại và gia đình bị hại. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, đối với các vụ án hiếp dâm hoặc cưỡng dâm, bị hại thường lựa chọn thoả hiệp, cam chịu hoặc hoà giải với người thực hiện tội phạm, thay vì nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền.
Biêu đô 2.2: Tỷ lệ các vụ án KTVAHS theo yêu câu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh □ Hiếp dâm ■ Cố ý gây thương tích □ Cưỡng dâm □ Làm nhục ngưịi khác ■ Xâm phạm QSH công nghiệp 43
- Thứ ba, số vụ án được đình chỉ do bị hại rút đơn yêu cầu KTVAHS dao
động ở mức 11-26%, tỉ lệ này tăng giảm không đều qua các năm: Vào năm 2016 số vụ án đình chỉ chiếm 11.8%; vào năm 2017 số vụ án đình chỉ chiếm 17.7%; vào năm 2018 số vụ án đình chỉ chiếm 20.48%; vào năm 2019 là 26.04%; vào năm 2020 là 15.87%
Biểu đồ 2.3: Số vụ án được đình chỉ so sánh vói số vụ án KTVAHS theo yêu cầu trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh
□ số vụ án KTVAHS □ số vu án đình chỉ
Qua những sơ liệu trên, liệu có hay khơng việc sơ KTVAHS ít là do tội phạm thuộc nhóm trường hợp này ít?
Trong thực tiễn, số đơn yêu cầu KTVAHS theo yêu cầu của bị hại thường rất lớn, nhưng khơng phải có đơn yêu cầu là vụ án sẽ được khởi tố, bởi vì căn cứ để KTVAHS là hành vi nguy hiểm cho xã hội có dấu hiệu tội phạm, số vụ án đã khởi tố nêu trên phản ánh các trường hợp đủ điều kiện áp dụng quy định KTVAHS theo yêu cầu của bị hại và bị hại có yêu cầu hợp lệ, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Hiện nay khơng có thống kê chính thức về các trường hợp bị hại đã rút yêu cầu khởi tố nhưng sau đó u cầu lại, bởi vì bị hại đã rút u cầu khởi tố thì
khơng được yêu câu lại, đây không phải là chỉ tiêu nghiệp vụ nên khơng được cơ quan có thẩm quyền thống kê.
Bên cạnh đó, khơng thể thống kê được các trường hợp hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng khơng khởi tố do bị hại khơng có u cầu khởi tố. Bởi vì nhiều trường họp bị hại và người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã tự thỏa thuận, không báo cáo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền.
Nhìn chung, hoạt động KTVAHS, truy tố, và xét xử các vụ án KTVAHS theo yêu cầu của bị hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, CQĐT và VKS các cấp đà có những biện pháp cụ thể để quản lý chặt chẽ việc khởi tố, điều tra, khắc phục những hạn chế, thiếu
sót. Tất cả các vụ án khởi tố đều đảm bảo đúng căn cứ, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
2.3. Một số thiếu sót và vướng mắc trong việc áp dụng quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh• • </ • • •
Thứ nhất, khó khăn do sự khơng hợp tác của bị hại trong quá trình giải quyết vụ án.
Đối với việc điều tra các vụ án cố ý gây thương tích thì u cầu bắt buộc đối với CQĐT là phải xác định được tỷ lệ thương tích của nạn nhân, bởi chỉ khi xác định được tỉ lệ thương tích thì mới căn cứ vào đó để cơ quan có thẩm quyền mới căn cứ vào đó để KTVAHS hay khơng KTVAHS. Xác định thương tích thi mới có thể xác định hành vi phạm tội thuộc khoản nào của điều luật, từ đó làm căn cứ đế xem xét vụ án có thuộc trường hợp KTVAHS theo yêu cầu hay không. Tuy nhiên, trong nhiều trường họp, cơ quan có thẩm quyền khơng thể xừ lý được
vì bị hại khơng họp tác với cơ quan có thẩm quyền hoặc từ chối đi giám định thương tích để xác định tỉ lệ thương tích và khơng u cầu khởi tố, gây khó khăn
cho cơ quan có thâm quyên trong việc giải quyêt vụ án, ảnh hưởng đên hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, dẫn đến việc có thể bỏ lọt tội phạm.
Trên thực tê, việc bị hại từ chơi khơng giám định thương tích có thê do nhiều lý do khác nhau: bị hại và người phạm tội có mối quan hệ gia đình, họ hàng...; do thỏa thuận ngâm giữa hai bên; đặc biệt cũng có trong trường hợp bị hại bị đe dọa, dẫn đến lo sợ, không dám đi giám định thương tích, khơng hợp tác
Tại diêm b, khoản 2, Điêu 127 BLTTHS 2015 quy định vê biện pháp áp giải, dẫn giải: "Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo
quyết định trưng cầu của cơ quan có thãm quyền tiến hành tố tụng mà khơng vì lỷ do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan ” [30, khoán 2, Điều
127]. Đây là biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người bị hại từ chối việc giám định gây khó khăn trong quá trình giải quyết VAHS nhàm hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi quy định này trong thực tế lại có rất nhiều khó khăn, trở ngại khơng nhỏ. Việc tổ chức cường chế bị hại đi giám định thường gặp phải sự chống cự quyết liệt từ phía bị hại, gia đình bị hại và cộng đồng. Rất nhiều người dân, do thiếu hiểu biết về pháp luật, cho rằng bị hại khơng phạm tội thì cơ quan tiến hành tố tụng khơng có quyền cưỡng chế, bắt giữ... việc cưỡng chế của cơ quan tiến hành tố tụng là vi phạm nhân qun... Bên cạnh đó, việc bị hại khơng hợp tác trong quá trình xem xét, giám định các vết tích, vết thương gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ quan giám định, dẫn đến những kết quả khơng hồn chỉnh, thiếu chính xác, khó có thế dùng làm căn cứ đê KTVAHS.
Ví dụ: Bản án sơ 271/2018/HS-ST ngày 14/9/2018 vê tội cơ ý gây thương
tích của TAND thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Khoảng 19h30’ ngày 07/3/2018, tại khu T, phường K, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, M (sinh
năm 1983), có hành vi dùng chân tay không đánh chị T (sinh năm 1982) và dùng dao dao bầu và dao nhọn có chuôi bằng gỗ đâm, chém vào vùng lưng, tay, chân của chị T và gây thương tích cho chị T là 14% (khơng tính phần thương tích rách niệu quản). Bị M đánh, chị T bị thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đến ngày 18/3/2018, chị T được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội để tiếp tục điều trị. Đến ngày 28/3/2018, chị T được chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang điều trị. Ngày 03/4/2018, chị T ra viện. Tại Giấy chứng nhận thương tích số 06 ngày 08/3/2018 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh xác định chị T có các thương tích như sau: 01 vết thương đùi bẹn trái, 01 vết thương đùi phải, 01 vết thương cổ chân trái, 01 vết thương gối phải, 01 vết thương cẳng chân trái, 01 vết thương cổ chân trái, 01 vết thương gối phải, 01 vết thương mông phải; các vết thương bờ mép sắc gọn, tồn thương sâu. Chụp X quang tim phổi thẳng: Tràn khí màng phổi trái. Xét nghiệm thiếu máu mức độ nặng.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 25/TgT ngày 12/3/2018 của Trung tâm pháp y - Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh kết luận về thương tích của chị T như sau: vết thương đùi bẹn trái dài 12cm, rộng 0,2cm: vét thương đùi phải dài 3cm, rộng 0,2cm; vết thương gối trái dài 04cm, rộng 0,2cm; vết thương mặt trước cẳng chân trái dài 05cm, rộng 0,2cm; vết thương cổ chân trái dài 05cm, rộng 0,2cm; vết thương gối phải dài 05cm, rộng 02cm; vết thương mông phải dài 02cm, rộng 0,2cm. Tổng tỷ lệ thương tích là 10%. Ngồi ra, cịn một số vết thương chưa có trong giấy chứng thương như vết thương vùng ngang lưng trái dài 13cm, vết thương dưới thắt lưng ngang qua cột sống dài 07cm, vết thương khuỷu tay trái dài 03 cm; chưa xác định được tổn thương tràn khí màng phổi vì cịn đang dẫn lưu.
Q trình điều tra, CQĐT Cơng an thành phố Bắc Ninh phát hiện Giấy chứng nhận thương tích số 06 ngày 08/3/2018 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bấc
Ninh có ghi thiêu thương tích của chị T, CQĐT đã tiên hành làm việc với Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã xác nhận Giấy chứng nhận thương tích số 06 ngày 08/3/2018 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh ghi thiếu thương tích của chị T và có cung cấp Giấy chứng nhận thương tích mới ghi đầy đủ thương tích của chị T khi vào viện và quá trình điều trị. Tại Giấy chứng nhận thương tích số 69/KH ngày 03/5/2018 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh xác định chị T có các thương tích như sau: 01 vết thương đùi trái kích thước 10x3cm; 01 vết thương cẳng chân trái; 01 vết thương bẹn trái gần mơi lớn kích thước 3x2cm; 01 vết thương gối trái mặt trước ngồi kích thước 2x0,5xlcm; 01 vết thương cổ chân trái kích thước 3x2cm; 01 vết thương gối phải kích thước 2x0,5xlcm; 01 vết thương mơng phải kích thước 4x2cm; 01 vết thương thắt lưng trái kích thước 6x2cm; 01 vết thương mặt trong mơng trái kích thước 3x1 cm; 01 vết thương khuỷu trái kích thước 2x 1 cm và 01 vết thương ngực phía sau tương ứng xương sườn 11 bên trái dài 5cm. Chụp X quang tim phổi: Hình ảnh dịch màng phổi trái xẹp, nhiều dịch ổ bụng.
Tại Giấy chứng thương số 1835/18/KHTH ngày 02/5/2018 của Bệnh viện Việt Đức xác định chị T nhập viện trong tình trạng: Khai bị đâm đã dẫn lưu màng phổi trái, khâu vết thương phần mềm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh; rì rào phế nang phổi trái. Ngày 03/5/2018, CQĐT Công an thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh quyết định trưng cầu giám định bổ sung số 288 về thương tích của chị T, nhưng chị T có đơn từ chối giám định thương tích, đồng thời CQĐT Cơng an thành phố Bắc Ninh đã tiến hành dẫn giải chị T đi giám định nhưng chị T kiên quyết từ chối đi giám định thương tích.
Ngày 04/5/2018, Trung tâm pháp y tỉnh Bắc Ninh có Bản kết luận giám định pháp y về thương tích bổ sung số 61/TgT/BS kết luận tỷ lệ thương tích của chị T như sau:
Phần bổ sung: vết thương thấu phổi đà dẫn lưu, tổn thương màng phổi đơn thuần không phẫu thuật hoặc có phẫu thuật = 04%. Rách niệu quản tiến hành cắm lại vào bàng quang, tổn thương niệu quản cắt dưới 5cm đà phục hồi = 21%.
Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 32%.
Ngày 08/5/2018, CQĐT Công an thành phố Bắc Ninh ban hành Công văn số 341/CV gửi Trung tâm pháp y tỉnh Bắc Ninh đề nghị giám định bồ sung trên căn cứ là giấy chứng thương, trong đó có nội dung: Ngày 12/3/2018, Trung tâm pháp y tỉnh Bắc Ninh có Kết luận số 25/TgT kết luận tỷ lệ thương tích của chị Đinh Thị T là 10%, đồng thời xác định các vết thương trên người chị T gồm: vết thương vùng ngang lưng trái dài 13 cm, vết thương vùng dưới thắt lưng ngang qua cột sống dài 7cm, vết thương khuỷu tay trái dài 3cm chưa có trong giấy chứng thương. Chưa xác định được tổn thương tràn khí màng phổi vì cịn đang dẫn lưu.
Ngày 28/5/2018, Trung tâm pháp y tỉnh Bắc Ninh ban hành Công văn số 46/PY gửi CQCSĐT Cơng an thành phố Bắc Ninh có nội dung như sau: Trong quá trình khám cho thấy giấy chứng thương thể hiện chưa đầy đủ như thương tích trong thực tế trên người nạn nhân. Cãn cứ Điều 29, khoản 1 của Luật giám định tư pháp năm 2012 có phát sinh vấn đề liên quan đến tình tiết của vụ án (liên quan đến Giấy chứng nhân thương tích số 06/KH ký ngày 08/3/2018 của Bệnh viện đa khoa tỉnh cung cấp chưa đầy đủ). Căn cứ vào khám giám định ngày
12/3/2018:
• Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm, sẹo vết thương phần mềm; số lượng sẹo nhiều, kích thước trung bình = 10%.
• Phần bổ sung: vết thương thấu phổi đã dẫn lưu, thương tích là 4%.
Và kêt luận tơng thương tích sẹo vêt thương phân mêm và vêt thương gây tràn khí màng phổi làm tổn thương màng phổi của chị T là 14%.
• Tại Giấy chứng thương số 1835/18/KHTH của Bệnh viện Việt Đức Hà Nội ngày 02/5/2018. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5cm đã phục hồi =
21%.
Với nội dung trên, Cáo trạng số 173/CTr - VKS-TPBN ngày 12/7/2018 của VKSND thành phố Bắc Ninh truy tố Nguyễn Văn M về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sưc khoẻ của người khác theo điểm đ khoản 2, Điều 134 BLHS.