Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh bắc ninh) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 75 - 88)

A ĩ

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng quy định

pháp luật về khỏi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trên thực tiễn địa• •*/ •• • • bàn tỉnh Bắc Ninh:

Bên cạnh những giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm khắc phục những thiếu sót, vướng mắc trong quy định pháp luật cũng như trong thực tiễn thi hành, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động KTVAHS theo yêu cầu của bị hại như sau

Thứ nhất, nâng cao trinh độ nhận thức pháp luật, trình độ chun mơn

nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.

Quá trình thực hiện quy định BLTTHS 2015 củng các hướng dẫn bao gồm các thông tư, nghị quyết, chỉ thị về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại đã được ban hành đã có những quy định mới về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại nên vẫn tồn tại việc áp dụng các quy định của pháp luật còn chưa thật sự đúng đắn. Điều này một phần là do trình độ nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật của người tiến hành tố tụng chưa cao. Đe nâng cao chất lượng và áp dụng đúng đầy đủ quy định KTVAHS theo yêu cầu của bị hại, một đòi hỏi khách quan là phải tiếp tục nâng cao trinh độ pháp lý và nghiệp vụ cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán là những người trực tiếp thực hiện công tác pháp luật. Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, tập huấn đế nâng cao nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức; quan tâm đổi mới phương pháp đào tạo pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp để lắng nghe và giải đáp những thắc mắc từ người tiến hành tố tụng nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ, và đế thu nhập thêm thơng tin, góp ý cho việc xây dựng, sửa đối pháp luật. Từ việc nâng cao chun mơn thì những người tiến hành tố tụng có thể đánh giá được những ưu nhược điểm, hạn chế, vướng mắc từ các quy định đó để đề xuất sửa đổi, bổ sung một cách chính xác các quy định về KTVAHS

theo yêu câu của bị hại nhăm thực hiện hiệu quả và thông nhât. Trong điêu kiện cải cách tư pháp hiện nay, việc nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho những người tiến hành tố tụng được đặt lên hàng đầu bởi sự quan trọng, thiết yếu của nó. Bản thân người làm cơng tác điều tra, kiếm sát, xét xử việc tuân theo pháp luật của các chủ thể khác thì đương nhiên phải là những người nắm vững pháp luật, bên cạnh đó khi thi hành pháp luật cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo, và mềm dẻo để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giải quyết các vụ án.

Thứ hai, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan có thẩm quyền

KTVAHS và Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Đe nâng cao chất lượng của việc KTVAHS theo yêu cầu của bị hại thì một trong những giải pháp được đặt ra là nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân hai cấp và các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS tại tinh Bắc Ninh. Luôn nâng cao nhận thức cho cán bộ, Kiểm sát viên về vị trí, vai trị của cơng tác phối họp với các cơ quan, các ngành nói chung và quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra trong cơng tác đấu tranh phịng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, để cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức phổi hợp. Trọng tâm cơng tác giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phối hợp là Chỉ thị số 06/CT- VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đã nêu rõ nhiệm vụ. “Viện kiếm sát các cấp chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra ngay từ khi phát hiện tội phạm và trong suốt quá trinh điều tra; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh; phát hiện và yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục những thiếu sót, vi phạm; đảm bảo việc xử lý vụ án có căn cứ đứng pháp luật”. Viện kiểm sát nhân dân phải tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong điều tra các vụ án khởi tố theo yêu cầu của

bị hại. Hoạt động thực hành quyên công tô và kiêm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát phải luôn song hành và xuyên suốt quá trình điều tra, từ tiếp nhận nguồn tin về tội phạm đến kết thúc đều tra. Phải gắn bó với hoạt động điều tra, cùng phát hiện khởi tố, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động điều tra, cùng đánh giá, xem xét chứng cứ và đề ra yêu cầu điều tra vụ án và các cơ quan có thẩm quyền khời tố phải triệt để thực hiện những yêu cầu đó, bảo đảm cho hoạt động điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đối với Kiềm sát viên không được coi những nhiệm vụ đó chỉ là của Điều tra viên, phải coi điều tra chính là nhiệm vụ của mình. Khi Điều tra viên tiến hành các hoạt động điều tra, Kiềm sát viên khơng phải chỉ đứng ngồi quan sát, giám sát để phát hiện những thiếu sót, vi phạm, mà phải chù động phát hiện đề ra các yêu cầu điều tra, chứng minh tội phạm để Điều tra viên thực hiện; tích cực phối hợp, bàn bạc, thống nhất với Điều tra viên về các tình tiết phức tạp để biện pháp tháo gỡ, khắc phục. Nghiêm túc thực hiện theo đúng quy chế nghiệp vụ, không để xảy ra tình trạng "Quyền anh quyền tơi”, nể nang tránh né hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Chỉ có thực hiện tốt công tố gắn với điều tra đồng thời phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên thì Kiểm sát viên mới nắm vững được vụ án và thực hiện tốt nhiệm vụ. Ngược lại, nếu hoạt động công tố và điều tra khơng có mối liên hệ chặt chẽ, biệt lập sẽ dẫn đến quan hệ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân chỉ là hình thức và khơng có hiệu quả, những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động điều tra khơng được phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời dẫn đến việc KTVAHS không đúng thời gian điều tra vụ án bị kéo dài, gây lãng phí, tốn kém, thậm chí gây oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Thứ ba, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân nói chung và những

người tham gia tố tụng đặc biệt là bị hại nói riêng. 71

Đê nâng cao nhận thức vê quyên và nghĩa vụ pháp lý của người tham gia tô tụng đặc biệt là bị hại, người đại diện của họ, trước hết, bị hại phải hiểu biết về những quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó đáng chú ý là quyền yêu cầu KTVAHS và quyến rút yêu cầu khởi tố. Sự không hiểu biết pháp luật của người dân cùng với sự chủ quan, không thực hiện đầy đủ của cơ quan tiến hành tố tụng đã làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại khơng được bảo vệ tồn diện và chế định khởi tố theo yêu cầu của bị hại cũng khơng cịn ý nghĩa của nó. Vì vậy, cần tăng cường các hình thức tuyên truyền đề pháp luật có thể đến gần hơn với người dân như lựa chọn tập huấn bồi dưỡng tuyên truyền cho những người lao động tự do, thanh thiếu niên sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, có thể phổ biến giáo dục pháp luật được tổ chức vào buổi tối ngay tại hội trường của ủy ban nhân dân nơi cư trú hoặc ngay tại khu dân cư có đơng thanh thiếu niên, người lao động di cư sinh sống, cần thực hiện sinh động, dễ hiểu như minh hoạ bằng hình ảnh, diễn tình huống, sân khấu hố những sự việc, những vụ án đã giải quyết để người dân được tiếp cận. Trực tiếp hơn thì có thể thực hiện bằng việc người tiến hành tố tụng ở trong giai đoạn nào cũng cần phải giải thích rõ ràng với bị hại về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật. Ngồi ra có thể để các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng tại nơi giải quyết khiếu nại, tố cáo của CQĐT, VKS, Tồ án với nội dung, hình thức đơn giản, dễ hiểu để người dân có thể tiếp cận những thơng tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời nhất.

Thiết lập đường dây nóng tư vấn thơng tin về trợ giúp pháp lý hoặc các tố chức hành nghề luật sư, để hỗ trợ được người dân một cách thuận tiện và kịp thời hơn. Đề nghi áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ khi bị đe doạ, khống chế để pháp luật càng ngày càng gần với người dân hơn tránh bỏ lọt tội phạm và có oan sai trong quá trình giải quyết vụ án.

KÊT LUẬN CHƯƠNG 3

Tại Chương 3 của Luận văn tác giả đẩ phân tích làm rõ những yêu câu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại như: Hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn tống kết thực tiễn xét xử, giải pháp về nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ... góp phần đảm bảo việc định tội danh và quyết định hình phạt đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong đó có tỉnh Bắc Ninh đối với các vụ án hình sự nói chung và khởi tố theo yêu cầu bị hại nói riêng.

Đe đạt được hiệu quả cao trong cơng tác phịng chống tội phạm, gìn giữ trật tự xã hội thì việc hồn thiện, bổ sung những quy định pháp luật cịn thiếu, chưa hồn thiện; hướng dẫn những quy định chưa rõ ràng, còn mang tính hình thức là cơng việc quan trọng, mang tính cấp thiết, tạo hành lang pháp lý thơng thống, rõ ràng cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức của những người tiến hành tố tụng, đồng thời nâng cao trinh độ nhận thức của nhân dân đối với quyền và nghĩa vụ của mình, đối với pháp luật cũng đóng một vai trị quan trọng khơng kém, đặc biệt với những tội thuộc nhóm KTVAHS theo yêu cầu.

KẼT LUẬN

Thông qua 03 chương của Luận văn, tác giả đã phân tích làm rõ mục đích và giải quyết được những mục đích được đặt ra. Cụ thế như sau:

1. Luận văn đã khái quát, tống hợp những vấn đề lý luận, bao gồm khái niệm và đặc điểm của KTVAHS, cũng như KTVAHS theo yêu cầu bị hại, Tác giả cũng khái quát những quy định pháp luật hiện hành về những tội phạm thuộc nhóm KTVAHS theo yêu cầu bị hại, quyền của các chủ thể, nội dung và hình thức yêu cầu KTVAHS, cũng như hậu quà pháp lý của việc yêu cầu, không yêu cầu, rút yêu cầu KTVAHS... Bên cạnh đó, tác già cũng đưa ra những quan điểm, luận cứ riêng của mình, và đóng góp một số khái niệm, đặc điểm theo quan điểm riêng của tác giả.

2. Tác giả cũng trình bày và đưa ra nhận xét về hệ thống pháp luật hình sự tại Hoa Kỳ và Trung Quốc. Qua đó làm nổi bật sự khác biệt của hai nền pháp luật hình sự đó với pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, và pháp luật về KTVAHS theo yêu cầu bị hại nói riêng. Mặc dù trao quyền cho bị hại trong những trường hợp KTVAHS theo yêu cầu bị hại, nhưng không làm mất đi quyền “công tố” của Nhà nước, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội. Bởi lẽ những tội thuộc nhóm KTVAHS theo yêu cầu bị hại là những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, việc khơng KTVAHS mà đế các bên tự thương lượng, hoà giải cũng có thế đạt được mục đích giáo dục, răn đe mà pháp luật hình sự Việt Nam hướng tới. Bên cạnh đó, yêu cầu KTVAHS chỉ là bước đầu trong cả quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chịu trách nhiệm tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử...)

3. Thông qua sô liệu mà VKSND tỉnh Băc Ninh cung câp vê sô lượng các tội phạm trên địa bàn từ năm 2016 - 2020, tác giả đã so sánh giữa nhóm các tội KTVAHS theo yêu cầu bị hại và các tội phạm khác; so sánh giữa các tội thuộc nhóm KTVAHS theo yêu cầu bị hại với nhau để đánh giá tình hình áp dụng và thực thi các quy định pháp luật về KTVAHS theo yêu cầu bị hại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở tình hình thực tiễn, tác giả đã tổng hợp và đưa ra một số vướng mắc, thiếu sót trong q trình thực thi những quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Bấc Ninh, và những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của những vướng mắc, thiếu sót đó.

4. Tác giả đề xuất một số giải pháp về việc hoàn thiện và áp dụng quy định pháp luật:

- Tác giả đề xuất quy định rõ nghĩa vụ của bị hại trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm nói riêng, mà cụ thể hơn là trong việc chấp hành yêu cầu giám định thương tích của các cơ quan tiến hành tố tụng đề xác định rõ tội phạm có thuộc nhóm KTVAHS theo yêu cầu bị hại hay khơng, làm tiền để để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình tố tụng. Một trong những vấn đề cần được nghiên cứu, bổ sung là các quy định về việc chuyển tội danh, chuyển khung hình phạt, hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu KTVAHS. Tác giả cũng đề xuất lược bỏ tội “xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp” khởi nhóm tội KTVAHS theo u cầu do chưa phù hợp với tình hình thực tế, và gây ra nhiều vướng mắc với những quy định khác trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.

- Tác giả cũng đề xuất tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời nâng cao kiến thức, nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng; nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành

tố tụng với nhau, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

Tác giả hy vọng bằng luận văn này, tác giả đóng góp một phần vào việc hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án liên quan đến KTVAHS theo yêu cầu bị hại nói riêng.

PHỤ LỤC

SĨ vụ ÁN ĐƯỢC KHỞI TỐ THEO YÊU CÀU CỦA BỊ HẠI VÀ ĐÌNH CHỈ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Số liệu do VKSND tỉnh Bắc Ninh cung cấp)

2016 2017 2018 2019 2020

Tơi• Điều Khởi Đình Khởi Đình Khởi Đình Khởi Đình Khởi Đình lt• tố chỉ tố chỉ tố chỉ tố chỉ tổ chỉ

cố ỷ gây thương tích 134 80 10 91 13 80 16 89 23 55 7 Cố ỷ gây thương tích hoặc

gây tổn hại cho người khác trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh

135 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Cố ỷ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi

bắt giữ người phạm tội

136 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khởe

người khác

138 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe

của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 139 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Hiếp dâm 141 5 0 4 3 1 0 4 0 1 0 Cường dâm 143 0 0 0 0 0 0 0 0 6 3 Làm nhục người khác 155 0 0 1 1 2 1 3 2 0 0 Vu khống 156 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xâm phạm quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh bắc ninh) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)