A ĩ
2.4. Nguyên nhân của những thiếu sót, vướng mắc trong việc áp dụng quy
Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy định về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại trong TTHS Việt Nam thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên theo tác giả, về cơ bản có những nguyên nhân sau:
Thứ nhất') một số quy định của pháp luật về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại cịn chưa đầy đủ, có nhiều quy định trên thực tiễn không được hướng dẫn rõ ràng gây khó khăn cho hoạt động khởi tố, điều tra.
Mặc dù BLTTHS 2015 được ban hành vào ngày 27/11/2015, đã ít nhiều có sửa đổi, bổ sung những điểm cịn hạn chế, thiếu sót của BLTTHS 2003, tuy nhiên Bộ luật mới vẫn chưa khắc phục hết những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quy định của BLTTHS cũ đồng thời cũng phát sinh những vướng mác mới.
Nhiêu trường hợp phát sinh chưa được dự liệu trong BLTTHS mà năm rải rác ở các quy định tại các văn bản hướng dẫn. BLTTHS 2015 có một số thay đổi căn bản về nội dung và điều luật; nhưng việc giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng Trung ương khơng kịp thời. Bên cạnh đó một số hướng dẫn thực hiện pháp luật còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết, việc vận dụng giải quyết các vụ án cụ thế giữa các ngành, các địa phương cịn có sự chưa thống nhất và chủ yếu dựa vào kiến thức pháp luật của người trực tiếp tiến hành tố tụng. Từ đó dẫn đến việc áp dụng pháp luật ở các quận, huyện chưa thống nhất, thiếu sót, khơng đúng theo các quy định của pháp luật.
Thứ hai, tinh thần, trách nhiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn nhiều hạn chế.
Cơ quan điều tra ở một số quận, huyện thực hiện chưa tốt việc tiếp nhận nguồn tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, chưa kiểm tra xác minh kỹ nguồn tin và thu thập các tài liệu hợp pháp, chưa thật sự quan tâm đến lợi ích của người bị thiệt hại. Nhiều trường hợp chưa đủ căn cứ KTVAHS do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra ngay từ đầu của nhiều VKS quận, huyện chưa làm tốt.
về phía cơ quan tiến hành tố tụng, năng lực, trình độ của người tiến hành tố tụng chưa đồng đều, chưa nêu cao tinh thần học tập, rèn luyện kỹ năng chun mơn, ít nghiên cứu văn bản pháp luật, không nắm bắt kịp thời hướng dẫn của Cấp trên cũng như sự thay đổi trong chính sách pháp luật nên năng lực và trình độ chun mơn cịn hạn chế. Trên thực tế, khi các Cơ quan tiến hành tố tụng làm việc với bị hại một số cán bộ vẫn có thái độ “trịch thượng”, gây ra sự bức xúc, thiếu tin tưởng của bị hại và gia đình.
Thứ ba, cơng tác phơi hợp giữa Cơ quan có thâm quyên KTVAHS và VKS trong quá trình tố tụng chưa chặt chẽ, cịn mang tính hình thức.
BLTTHS 2015, Thông tư liên tịch số 04 ngày 19/10/2018 quy định về phối họp giữa các cơ quan điều tra và VKS trong việc thực hiện quy định của BLTTHS quy định nhiều vấn đề về sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và VKS tuy nhiên ở một số nơi mối quan hệ phối hợp chưa được nâng cao, sự phối hợp không thường xuyên và mang tính hình thức. Ví dụ về cơng tác giải quyết tin báo, tố giác chỉ khi có vướng mắc về quan điểm, phương hướng giải quyết mới thông báo họp bàn đường lối giải quyết. Quá trình xác minh tin báo, tố giác hoặc quá trinh điều tra các biện pháp điều tra mà Điều tra viên phải mời Kiểm sát viên tham gia và quy định hời hạn CQĐT phải gửi các tài liệu, chứng cứ thu thập được mà Kiểm sát viên không trực tiếp tham gia (khoản 5, Điều 88
BLTTHS 2015). Tuy nhiên, Điều tra viên còn chưa chú trọng đến sự phối hợp thường xuyên với Kiểm sát viên để thống nhất các tài liệu điều tra, đánh giá chứng cứ buộc tội, gờ tội và không định hướng được đúng đắn được quá trình xác minh, điều tra. Cịn có tư tưởng “quyền anh”, “quyền tơi” có nhưng địa phương còn biểu hiện của tư tường ngại va chạm, thiếu sự thống nhất ngay từ giai đoạn KTVAHS.
Thứtư, một ngun nhân khơng thể khơng nhắc đến đó là sự hiểu biết pháp luật của nhân dân không cao, không nhận thức được đầy đủ quyền, và nghĩa vụ của mình. Những hạn chế về nhận thức quyền của bị hại biểu hiện rõ nhất là bị hại không nhận thức được rằng mình là một chủ thể có quyền khi tham gia tố tụng, không hiểu và biết rõ về quyền lợi của mình nên có tâm lý “lo sợ”, đặc biệt là khi phải làm việc, tiếp xúc với các cơ quan có thẩm quyền, nhiều khi có thái độ ngần ngại, tránh né. Có thể thấy các tội KTVAHS theo yêu cầu của bị hại bao gồm chủ yếu các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nên bị hại sợ bị
trả thù, liên lụy, lo sợ bị nhiêu người biêt vê sự việc sẽ làm mât danh dự, nhân phẩm hoặc không muốn khơi gợi lại sự việc đã xảy ra nên bị hại khơng trình báo hoặc trình báo nhưng trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác thì lại rút đơn. Đa
số bị hại khơng nhận thức được hết quyền và nghĩa vụ, không hiếu biết pháp luật nên khá thụ động khi tham gia tố tụng, khi nêu lên yêu cầu, đề nghị chưa rõ ràng, khơng đầy đủ dẫn đến khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ án.
KẼT LUẬN CHƯƠNG2
Nội dung của Chương 2 phân tích quy định pháp luật vê KTVAHS theo yêu cầu của bị hại trong TTHS Việt Nam dựa trên những số liệu, và kinh nghiệm thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trong 10 tội thuộc nhóm KTVAHS theo u câu thì chủ u chỉ xảy ra 3-4 tội, trong đó nhiều nhất là tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tồn hại đến sức khoẻ của người khác” chiếm đa số các trường hợp vi đây là tội phạm thường xảy ra trong đời sống thường ngày do mâu thuẫn cá nhân.
Tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong những quy định pháp luật về KTVAHS theo yêu cầu bị hại, cũng như trong q trình thực thi những quy định đó. Theo đó, những nguyên nhân khách quan chủ yếu đến từ phía bị hại chưa nhận thức rõ về quyền , lợi ích của mình và nghĩa vụ của mình. Trong trường họp tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác”, bị hại không hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng gây khó khăn rất lớn trong việc xác định tỷ lệ thương tật. Nguyên nhân chủ quan đến từ những quy định pháp luật chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn, hay cịn mang tính hình thức, khơng thực tế; và đến từ những cơ quan tiến hành tố tụng có nghiệp vụ, kinh nghiệm còn yếu kém.
Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, phân tích số liệu thống kê, tác giả đã làm rõ toàn cảnh việc thực hiện, thi hành của các quy định pháp luật về KTVAHS theo yêu cầu của người bị hại trong TTHS thơng
qua đó đánh giá được mức độ hồn thiện của các quy định pháp luật điều chỉnh về KTVAHS theo vêu câu của bi hai.
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẢM HOÃNTHIỆNQUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAOHIỆU QUẢ TRONG VIỆC ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀKHỞI TỐ vụÁN HÌNHsụ THEOYÊU CẦU CỦA BỊ
HẠI TRÊN COSỎTHỤC TIỄN ĐỊABÀNTỈNHBẮC NINH
3.1. Một số giảipháp nhằm hồn thiện quyđịnhphápluật về khỏi tố vụ án hình sự theo yêucầu của bị hại
Quy định pháp luật về KTVAHS theo yêu cầu của bị hại chưa rõ ràng, cụ thể là ngun nhân chính có ảnh hưởng tới thực trạng bất cập, vướng mắc trong việc • thực • hiện • trên thực• tế. Thực • tiễn BLTTHS 2015 đã có hiệu• lực pháp• A X luật • từ
01/01/2018, như vậy mới chỉ có gần 03 năm kiểm nghiệm trong thực tiễn đã xuất hiện những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Đe khắc phục được những thiếu sót của pháp luật, vướng mắc trong thực tiễn, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và những giải pháp đảm bảo việc thực hiện quy định của BLTTHS về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại như sau:
Thứnhất, khắc phục tình trạng bị hại từ chối giám định thương tích.
Nghĩa vụ của bị hại được quy định chung nhất tại điểm a khoản 4 Điều 62 BLTTHS. Theo đó, bị hại “có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải”. Việc bị hại từ chối giám định thì căn cứ đế KTVAHS khơng được đảm bảo, chưa nói đến việc khơng xử
lý được TNHS của người phạm tội, khó khăn trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm, khơng đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, những quy định của BLTTHS về nghĩa vụ của bị hại chưa đáp ứng yêu cầu trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong khi đó, việc quy định nghĩa vụ của bị hại trong việc tuân thủ yêu cầu giám định hoàn tồn khơng ảnh hưởng quyền
lợi của bị hại nhưng lại góp phân đâu tranh tội phạm có hiệu quả. Do đó, cân thiết phải quy định rõ hơn về nghĩa vụ của bị hại trong việc giám định thương tích, trình tự, thủ tục, điều kiện để dẫn giải bị hại đi giám định thương tích nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập trong cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm thời gian qua. Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương (UBND, tổ dân phố...) trong việc động viên, thuyết phục bị hại tuân thủ yêu cầu giám định, khơng được chống đối.
Ngồi ra việc bị hại từ chối giám định thương tích một phần nguyên nhân do thực tiễn có rất nhiều trường hợp trong thời gian giải quyết tin báo, tố giác Điều tra viên để một khoảng thời gian quá lâu mới yêu cầu bị hại đi giám định thương tật dẫn đến trong thời gian đó có nhiều yếu tố phát sinh nên bị hại lại từ chối giám định thương tật. Do đó trong q trình xác minh, đối với cơng tác giám định tỷ lệ thương tật thì CỌĐT cần phải thực hiện ngay sau khi xảy ra vụ Cố ý gây thương tích để đảm bảo kết quả giám định được chính xác, kịp thời; đồng thời giúp ngăn ngừa việc thỏa thuận, thậm chí là mua chuộc, đe dọa giữa đối tượng gây án với bị hại để bị hại từ chối giám định tỷ lệ thương tật dẫn đến khó xử lý. Cụ thể: ngay sau khi xảy ra vụ việc thì CQĐT phối hợp cùng Cơ quan giám định pháp y tiến hành giám định nóng ngay tại bệnh viện khi người bị hại đang điều trị vết thương, đồng thời, tiến hành ngay việc lấy lời khai của người bị hại (nếu có thể) làm rõ yêu cầu xử lý để có căn cứ xử lý, khơng để cho các đối tượng có điều kiện thỏa thuận làm cho người bị hại từ chối giám định tỷ lệ thương tật.
Thứhai, hoàn thiện quy định pháp luật việc bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.
Khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu J cầu của bị • hại • thì bị hại • • hoặc• người đại diện của họ trình bày J lời buộc• tội•
tại phiên tịa”. Hoạt động xét xử tại phiên tịa là quan trọng nhât. Thơng qua phiên tòa, các chức năng cơ bản của tố tụng được đảm bảo thực hiện một cách rõ nét, công khai, dân chủ và bình đẳng. Hội đồng xét xử thực hiện chức năng của mình bằng việc đưa ra những phán quyết khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Xác định được tầm quan trọng của tranh tụng tại phiên tịa, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị quy định về một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới là “việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa tranh luận dân chủ, cơng khai”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng một lần nữa yêu cầu: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phân tịa xét xử...”. Căn cứ dưới góc độ pháp lý, tranh tụng được hiểu là sự tranh luận giữa các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội) dựa trên những tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tranh tụng là thành tựu của nền văn minh nhân loại, không chỉ thề hiện bản chất nhân đạo mà còn phản ánh xu hướng phát triển dân chủ và tiến bộ của tố tụng hình sự. Tranh tụng đã được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu và được ghi nhận tại Điều 10 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948 với nội dung “Mọi người đều có quyền hồn tồn ngang nhau được phát biếu bình đẳng và cơng khai trước Tịa án độc lập và không thiên vị, nơi quyết định các quyền và nghĩa vụ của mình hoặc về việc buộc tội mình có cơ sở trước Tòa”. Tại Việt Nam, yêu cầu cải cách tư pháp, hồn thiện thủ tục tố tụng hình sự nói chung, tranh tụng trong xét xử nói riêng đã được đề ra trong nhiều Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, trong đó đặt ra yêu cầu phán quyết của Tịa án phải có căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị
cáo, bị hại, người làm chứng, người chứng kiên, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền và lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định. Vì vậy đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, việc tạo điều kiện đế bị hại có u cầu khởi tố trình bày lời buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa cũng là sự đảm bào dân chủ, cơng khai trong q trình xét xừ.
BLTTHS 2015 chỉ quy định bị hại trình bày lời buộc tội trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nhưng chưa có quy định cụ thề về nội dung, thú tục, thời điềm để bị hại thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa. Do đó, tác giả đề xuất bổ sung thêm 01 điều luật quy định về việc buộc tội của bị hại tại phiên tòa xét xử sơ thấm, lời buộc tội của bị hại sẽ được thực hiện sau khi Kiểm
sát viên trình bày lời luận tội.
Bên cạnh đó, luật chưa quy định rõ lời buộc tội của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là quyền hay nghĩa vụ. về nguyên tắc, trách nhiệm chứng minh tội phạm trong TTHS thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Ngoài ra, một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 35 BLTTHS, bởi vậy không thể coi việc buộc tội là nghĩa vụ của bị hại đã yêu cầu KTVAHS. Tôi đồng ý với quan điểm này vì lý do nhận thức về pháp luật của bị hại chưa đầy đủ
và chính xác, sẽ khơng am hiểu hết toàn diện vấn đề như Kiểm sát viên (là bên