Các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng minh trong vụ án về các tội mua bán người (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 76 - 85)

2.1. Thực tiễn hoạt động chứng minh trong các vụ án về các tội •

2.1.3. Các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình

chúng minh, giải quyết vụ án về các tội mua bán người trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.1.3.1. Hạn chế trong các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động chứng minh các vụ án mua bán người

Khó khăn trong việc xác định nghi vấn trong các vụ án mua bán người

Thực tiễn quá trình đấu tranh, điều tra, xét xử cho thấy, tội phạm mua bán người thường mang tính truy xét, rất ít trường hợp bị bắt quả tang. Do

vậy, đôi với các vụ án không thuộc trường họp phạm tội quả tang thì chỉ khi người bị hại trốn được về địa phương và có đơn tố cáo thì đối tượng phạm tội mới bị phát hiện nên khi điều tra thì việc thu thập chứng cứ chỉ dựa vào lời khai của người bị hại cũng như lời khai nhận tội của đối tượng phạm tội. Bên cạnh đó, thời gian để người bị hại trốn được về địa phương có thể kéo dài (có thế lên đến vài tháng hoặc vài năm, thậm chí cả chục năm) dẫn đến việc thu thập chứng cứ, dữ liệu của vụ án hoặc xác định người làm chứng, nạn nhân của vụ án gặp rất nhiều khó khăn.

Đã có rất nhiều trường hợp người bị hại khai bán thân mình và nhiều người khác bị lừa bán thì cũng có rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra trong việc xác minh người bị hại. Bởi vì lúc này nạn nhân khơng xác định được vị trí (có thể ở nước ngồi, có thế ở địa phương chưa rõ ở trong nước) thì cơ quan điều tra cũng chỉ xác minh được là nạn nhân đang vắng mặt tại địa phương mà khơng có cơ sở chứng minh họ là nạn nhân của vụ án mua bán người.

Điều này dẫn đến một thực tế là có sự khơng thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xử lý vụ án. Cụ thể trong trường hợp các vụ án mua bán người mà đối tượng phạm tội có thừa nhận hành vi phạm tội, có căn cứ chứng minh hành vi phạm tội nhưng chưa giải cứu được nạn nhân hoặc nạn nhân chưa tố giác tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có đủ chứng cứ để khởi tố điều tra và xử lý đối tượng. Nhiều trường hợp khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang Tịa án thì các Tịa án có cách giải quyết khơng thống nhất; có Tịa án thụ lý vụ án tiến hành xét xử vắng mặt người bị hại theo thủ tục chung, nhưng cũng có Tịa án cho rằng việc chưa xác định được người bị hại dẫn đến chưa làm rõ được hành vi phạm tội nên áp dụng ngun tắc có lợi cho bị can Tịa đã trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu xác định và đưa người bị hại vào tham gia tố tụng; việc này là không the thực hiện được nên các vụ án thường bị tạm đình chỉ kéo dài. Do vậy trong thời gian tới cần có hướng dẫn thống nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp này.

hành vi này người phạm tội biết Khó khăn trong việc xác định cấu thành của tội mua bán người và các tội danh khác trong Bộ luật hình sự 2015. Tội mua bán người với tình tiết “Đỡ lấy bộ phận cơ thê của nạn nhân" (Điểm b Khoản 3 Điều 150) và “Tội giết người” với tình tiết “£>é lẩy bộ phận cơ thê của nạn nhân" (Điểm h khoản 1 Điều 123).

Trường hợp nếu người phạm tội thực hiện hành vi mua bán người và đã thực hiện lấy đi bộ phận cơ thế của nạn nhân là một bộ phận quan trọng và dẫn đến chết người (ví dụ hành vi lấy tim

chắc chắn nạn nhân sẽ chết; hoặc là lấy đi tồn bộ một bộ phận nào đó như lấy đi tồn bộ phổi...) thì lúc này xác định tội danh sẽ rơi vào trường hợp nào:

(i) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh mua bán người kèm theo tình tiết tăng nặng là: "đã lẩy bộ phận cơ thế nạn nhân" (điểm b khoản 3 Điều

150) và "làm nạn nhân chết’’ (điểm d khoản 3 Điều 150).

(ii) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người với tình tiết "đã

lấy bộ phận cơ thê nạn nhân" và tội giết người thì khơng áp dụng tình tiết "Đê lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân"

(iii) Truy cứu trách nhiệm hình sự với tội mua bán người khơng áp dụng tình tiết "đã lẩy bộ phận cơ thế nạn nhân ” và tội giết người với tình tiết “Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân ”

Tội mua bán người với tình tiết "Đã lấy bộ phận cơ thê của nạn nhân" (Điểm b Khoản 3 Điều 150) và Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Hai tội danh này có nhiều điểm chung cần làm rõ hơn để khơng có sự nhầm lẫn trong việc định tội danh

Tội mua bán người và tội chứa mại dâm (điều 327). Trường hợp phụ nữ bị bắt và bán vào các ồ chứa mại dâm và bị ép bán dâm mà khơng có đủ căn

cứ chứng minh về tội mua bán người thì sẽ xử lý như nào?

Các vướng mắc khác về pháp luật về tội mua bán người trong bộ luật hình sự 2015. Điểm a khoản 1 Điều 150 và điểm a khoản 1 Điều 151 có sử

dụng cụm từ “giao, nhận tiên, tài sản hoặc lợi ích vật chát khác". Trong khi đó, Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 105 quy định về tài sản có nêu rõ “Tài sản là

vật, tiền, giấy tờ có giá và quyển tài sản Điều này có nghĩa quy định của bộ

luật hình sự đang có sự trùng lắp khơng cần thiết.

Các khó khăn trong hoạt động chứng minh trong việc thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp. Các trường họp mua bán người ra nước ngồi sẽ có các yếu tố liên quan đến nước ngoài theo Luật tương trợ tư pháp. Do vậy, các hoạt động thu thập thông tin, xác minh hay điều tra, trả lời uỷ thác điều tra của nước ngoài... theo đúng quy định cùa Luật tương trợ tư pháp thường chậm chạp và mất nhiều thời gian dẫn đến quá trình xử lý vụ án bị kéo dài. Chính vi thế mà nhiều yêu cầu xác minh, điều tra được thực hiện theo sự nhờ vả của các quan hệ cá nhân hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa các cơ quan điều tra thường có kết quả nhanh chóng và thuận lợi nhưng lại không được sử

dụng làm chứng cứ theo quy định của pháp luật.

Nhiều quốc gia hiện nay chưa có các văn bản quốc tế hoặc hiệp định, hiệp ước về phòng chống mua bán người (như các quốc gia ở châu phi...) với Việt Nam đã dẫn đến thiếu cơ chế xử lý trong các vụ việc mua bán người xuyên quốc gia, cơ chế dẫn độ khiến cho việc xử lý các vụ án mua bán người cũng cịn gặp khó khăn, việc giải cứu nạn nhân gặp nhiều chậm trễ.

Tiêu chuẩn khác nhau về nội hàm tội danh mua bán người giữa các quốc gia cũng gây khó khăn cho q trình xử lý các vụ án mua bán người xuyên quốc gia.

Ví dụ Trung Quốc hiện nay chỉ quy định mua bán người với các mục đích như làm nơ lệ tình dục, cưỡng bức lao động và để lấy bộ phận cơ thể. Trong khi đó có rất nhiều phụ nữ Việt Nam bị bắt bán qua Trung Quốc với mục đích lấy lợi nhuận. Những phụ nừ này sau khi bị bán sẽ được người dân địa phương Trung Quốc lấy về làm vợ. Theo quy định pháp luật Việt Nam thì

đây là hành vi mua bán người với mục đích vật chât nhưng theo pháp luật Trung Quốc đây lại chưa cấu thành tội danh mua bán người. Do vậy cũng đã có những khó khăn trong q trình xử lý vụ án.

Các quy định liên quan đến hoạt động khám xét người: Đe phục vụ cho công tác điều tra và bắt giữ tội phạm thì Bộ luật tố tụng hình sự đã có những quy định cụ thể liên quan đến các hoạt động như bắt, bắt khẩn cấp, khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật... Tuy nhiên tại Khoản 3 Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc khám xét người thì “Cớ thê tiến hành khám xét

người mà khơng cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án Theo quy định này thì chỉ

được khám xét người mà khơng có lệnh trong hai trường hợp: (1) là bắt người hoặc (2) là có căn cứ người có mặt tại nơi khám xét có giấu các đồ đạc liên quan đến vụ án. Như vậy, trong trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ khơng được khám xét người khi khơng có lệnh. Mà đối với tội phạm mua bán người nói riêng và các tội phạm khác nói chung thì việc khám xét khi giữ người trong trường họp khẩn cấp là một nội dung quan trọng để tìm kiếm các chứng cứ, hung khí, vũ khí, tài liệu hoặc đồ vật có liên quan đến vụ án. Do vậy nên bổ sung thêm quy định cho phép khám người khơng có lệnh của việc giữ người trong trường họp khẩn cấp để tạo thuận lợi hơn cho cơng tác phịng chống tội phạm.

Các quy định liên quan đến hoạt động họp tác quốc tế trong hoạt động phòng chống mua bán người: Hiện nay các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có một mục riêng quy định về các vấn đề hợp tác trong tố tụng hình sự từ Điều 491 đến Điều 508. Trong các quy định này đã quy định về nhiều nội dung trong các hoạt động họp tác quốc tế như phạm vi họp tác quốc tế, nguyên tắc họp tác quốc tế, giá trị của tài liệu, đồ vật thu thập qua họp tác

quôc tê... cùng nhiêu quy định khác. Tuy nhiên đây chì là những quy định chung nhất do vậy cần có văn bản hướng dần cụ thể hon cho các loại tội phạm nói chung cũng như là tội phạm mua bán người nói riêng. Bởi một đặc thù rất

quan trọng của tội mua bán người đó là các nạn nhân thường được đưa ra nước ngoài dẫn đến công tác hợp tác trong điều tra, thu thập chứng cứ là rất quan trọng do vậy việc hợp tác quốc tế càng trở nên cần thiết hon. Chính vì vậy trong thời gian tới cần có những hướng dần kĩ hơn về nội dung này.

2.1.3.2. Các khỏ khăn, hạn chế trong việc chứng minh, giải quyết vụ án

về các tội MBN tại địa bàn thành phổ Hải Phịng

* Hạn chế trong giai đoạn phân tích các tình tiết khách quan và các đặc trưng pháp lý của vụ việc, thụ lý vụ án, đánh giá chủng cứ vụ án mua bán người

Công tác thu nhận và xử lý thơng tin về các vụ án MBN cịn chậm. Hiện nay các tin báo chủ yếu được thu nhận từ Phịng CSĐT TP về TTXH, Cơng an các huyện, thành phố. Các lực lượng tham gia phối hợp hầu như chưa thu nhận được tin báo theo chức năng của mình. Thực trạng đó đã làm ảnh hưởng đến công tác điều tra khám phá tội phạm của CQĐT.

Công tác phân loại xử lý thơng tin cịn nhiều hạn chế. Những thơng tin quan trọng có tính khẩn cấp chưa được chuyển đến cấp có thẩm quyền giải quyết một cách kịp thời.

Trong quá trình thu thập tin tức tài liệu, chứng cứ, việc tiến hành soát xét sàng lọc đối tượng, vật chứng còn bộc lộ rất nhiều những yếu kém. Một số lực lượng chức năng, cơ sở chưa rà soát, quản lý đối tượng theo kế hoạch. Việc rà sốt cịn bỏ sót, khơng kịp thời phát hiện đối tượng cùng đồng bọn, vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác truy xét đối tượng và vật chứng.

Việc xây dựng, sử dụng mạng lưới cộng tác viên bí mật, nhất là thu thập tài liệu phục vụ cho công tác điều tra của một số cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế, yếu kém. Trong nhiều trường hợp, cán bộ, chiến sĩ không kịp thời phổ

biến, hướng dẫn cho mạng lưới bí mật cách thu thập tài liệu để phát hiện đối tượng, vật chúng. Do đó kết quả của cơng tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật trong điều tra các vụ án MBN chưa cao.

Hoạt động tổ chức mật phục, cài cắm đặc biệt ở các tuyển, địa bàn trọng điểm còn yếu do sử dụng phưong tiện, khả năng ngụy trang tuần tra, mật phục... công tác cài cắm mạng lưới bí mật chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa cung cấp cho lực lượng điều tra những nguồn thông tin quan trọng trước khi chúng thực hiện hành động phạm tội. Tâm lý ngại khó khăn gian khổ của cán bộ chiến sĩ Công an, tinh thần trách nhiệm chưa cao nên hạn chế hiệu suất trong chiến đấu.

Trong một số trường hợp cụ thể công tác phối hợp giữa lực lượng CSĐTTP về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác còn yếu kém. Tài liệu thu thập được chưa đủ để chứng minh các vụ phạm tội, nên đối tượng gây khó khăn cho hoạt động điều tra mở rộng vụ án.

* Hạn chế trong giai đoạn ra quyết định áp dụng pháp luật và tô chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật

Đa số các trường hợp cơ quan CSĐT khi ra lệnh bắt thường chỉ dựa trên cơ sở pháp lý mà ít tính đến các u cầu nghiệp vụ, vì vậy có trường hợp chỉ bắt được những đối tượng không trọng yếu là kẻ cư trú tại địa phương nơi nạn nhân bị lừa gạt do đó vơ tình đã đánh động các đối tượng khác chạy trốn.

Việc tổ chức thực hiện quyết định bắt bị can còn lúng túng. Hoạt động bắt cùa CQĐT thường được tiến hành độc lập khơng có sự phối họp với trinh sát từ trong các chuyên án. Việc ra quyết định khám xét còn đại khái, thiếu sự chuẩn bị chu đáo..

Trong quá trình lấy lời khai người bị hại, một số cán bộ điều tra địa phương còn bộc lộ những hạn chế như: tiến hành lấy lời khai khơng có kế hoạch, khơng tìm hiểu kỹ về nạn nhân nên hói cịn mang nặng tính ngẫu

hứng. Nạn nhân bị triệu tập lây lời khai nhiêu lân; cán bộ điêu tra có lúc khơng biết vận dụng các chiến thuật lấy lời khai khác nhau để áp dụng cho từng đối tượng cụ thể, chưa nắm bất được hồn cảnh gia đình, tính cách, đạo đức, nhân thân, trình độ, nguyên nhân ra đi của họ để có phương pháp tác động tâm lý phù hợp;

Sự phối hợp giữa hỏi cung và xác minh lời khai với sự tham gia của trinh sát hình sự, đặc biệt là những đầu mối quan trọng, ở tỉnh ngồi... cịn gặp những khó khăn bất cập. Cịn có trường hợp muốn khoanh cắt, gói gọn hồ sơ để đưa ra xét xử cho kịp với thời hạn điều tra và ra quyết định truy nã để khép kín hồ sơ.

* Hạn chế trong công tác tỏ chức lực lượng điều tra tội phạm mua bán người

Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động chứng minh điều tra tội phạm MBN cịn lỏng lẻo, khơng kịp thời. Một số trường hợp khi hoạt động điều tra cần có sự phối hợp của các đội với nhau thì vẫn cịn một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, xem nhẹ vì tâm lý cho ràng khơng phài việc của mình.

về trang thiết bị, phương tiện kỳ thuật, cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án MBN nói riêng: So với yêu cầu trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hình sự thì cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động điều tra nói chung và hoạt động điều tra các vụ án MBN nói riêng cịn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

* Nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình chúng minh, giãi quyết vụ án về các tội mua bán người trên địa bàn thành pho Hải Phịng

Một số cấp uỷ, chính quyền, đồn thể ở cơ sờ chưa thấy hết tính nghiêm trọng của tội phạm MBN. Nhận thức về sự cần thiết và trách nhiệm phái tăng cường đấu tranh phòng chống loại tội phạm này còn hạn chế nên

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng minh trong vụ án về các tội mua bán người (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)