Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng minh trong vụ án về các tội mua bán người (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 85)

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong vụ án về các

2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

2.2. ỉ. 1. Các đề xuất về hoàn thiện quy định pháp luật

Với các vướng mắc, khó khăn về pháp luật như đã phân tích ở trên, người viết kiến nghị đưa ra một vài giải pháp như sau:

Trường hợp các vụ án mua bán người mà đối tượng phạm tội có thừa nhận hành vi phạm tội, có ăn cứ chứng minh hành vi phạm tội nhưng chưa giải cứu được nạn nhân hoặc nạn nhân thì cần nghiên cứu văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng thụ lý vụ án tiến hành xét xử vắng mặt người bị hại theo thủ tục chung đế tăng cường công tác điều tra, xét xử các vụ án mua bán người.

* Cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể để xác định cụ thể về Tội mua bán người với tình tiết “£>ữ /ọp bộ phận cơ thể của nạn nhân’' (Điểm b Khoản 3 Điều 150) và Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Nên sửa đổi bở từ “Tiền” tại Điểm a khoản 1 Điều 150 và điểm a khoản 1 Điều 151 mà chỉ cần sử dụng cụm từ “tài sản”để tránh được sử trùng lặp về quy định pháp luật.

Đối với các khó khăn trong hoạt động chứng minh trong việc thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp thì cần yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc Phịng cùng các cơ quan có liên quan nhanh chóng xây dựng các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự cũng như dân độ, giải cứu nạn nhân, chuyển giao người bị kết án về tội mua bán người để tạo hành lang pháp lý cho việc xữ lý tội danh này trong các vụ án có tính chất xun quốc gia.

Cần quy định thêm việc khám người khơng cần có lệnh trong trường

hợp giữ người trong trường hợp khân câp đê đảm bảo cơng tác truy xét, băt giữ tội phạm.

Cần có những văn bản về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự liên quan đến tội mua bán người nói riêng và các loại tội phạm khác nói chung. Đối với tội phạm mua bán người thì các hoạt động chứng minh như điều tra, thu thập chứng cứ hay đánh giá chứng cứ, đặc biệt là các chứng cứ được lấy từ các hoạt động hợp tác quốc tế về mua bán người là vô cùng quan trọng và càn thiết. Do vậy, việc có các hướng dẫn cụ thể trong vấn đề này là nội dung mà chúng ta cần nghiên cứu và xem xét trong thời gian tới.

2.2.1.2. Các đề xuất khác về pháp luật

Mặc dù Luật Phịng, chống MBN có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phịng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, nhưng đến nay vẫn chưa có Thơng tư liên ngành hướng dẫn thực hiện. Do vậy để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm MBN phải nghiên cứu hoàn thiện một số quy định pháp luật sau:

Bộ Tư pháp tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng pháp luật phần có liên quan đến tội phạm MBN. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung BLHS nhằm bổ sung hành vi và tăng hình phạt để đáp ứng các yêu cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm MBN.

Khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Luật Phịng, chống MBN cùng các văn bản liên quan như: Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 quy định chi tiết các biện pháp bào vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán và người thân thích cùa họ; Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Phịng, chơng MBN vê hơ trợ nạn nhân; Thơng tư liên tịch của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao hướng dẫn quan hệ phối hợp tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán; Thông tư quy định cụ thể các biện pháp của Quân đội nhân dân trong đấu tranh PCMBN và các hành vi vi phạm khác có liên quan; Thơng tư liên tịch hướng dẫn xử lý hành vi phạm tội MBN; Nghị định thay thế Nghị định số 68/CP và Nghị định số 69/CP về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.

Tổ chức rà soát đánh giá thực thi pháp luật trong phịng, chống MBN. Qua đó, kiến nghị sửa đối, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản nhất là các vấn đề nhạy căm như xuất khẩu lao động, kết hơn, cho nhận con ni có yếu tố nước ngồi, quản lý người nước ngồi... khơng để tội phạm

lợi dụng hoạt động.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến Luật PCMBN trên phạm vi cả nước đồng thời thực hiện tố chức chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước, các tố chức quốc tể như: Hiệp định họp tác song phương Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Thái Lan; Tuyên bố chung ASEAN, Tuyên bố chung và Kế hoạch Tiểu vùng sông Mê-kông về PCMBN giai đoạn VII; nghiên cứu, xây dựng Ke hoạch hành động giai đoạn VIII (2021-2023).

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai Đe án “Tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán”; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tống đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (đường dây nóng 111); Bộ Cơng an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu và thực hiện các biện pháp bào vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tổ chức tiếp nhận, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ dạy nghề cho phụ nữ theo mơ hình “Ngơi nhà bình n”; chính quyền,

đồn thê ở địa phương tăng cường hơ trợ dịch vụ liên quan, như: Trợ câp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh...

Đề nghị các Ban, ngành chức năng nghiên cứu xây dựng, đàm phán và trình Chính phủ Việt Nam ký kết Hiệp định hoặc thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương về phòng, chống MBN với các nước khác trong khu vực hoặc có đơng nạn nhân là người Việt Nam bị mua bán như: Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga, Anh... đặc biệt là Trung Quốc. Hồn thiện và trình cấp có thẩm quyền ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc,

Lào... về quy trình chuấn trong xác định và hồi hương nạn nhân bị mua bán.

Đề nghị cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngồi nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và giải cứu nạn nhân, bảo hộ quyền lợi công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán, sớm đưa họ về nước đồn tụ gia đình. Đe nghị Bộ Ngoại giao chủ trì và là đầu mối cung cấp thơng tin chính thức với Đại sứ quán Hoa Kỳ và các nước để trao đồi chính xác, kịp thời về nồ lực và kết quả PCMBN.

Đề nghị các Bộ, ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật Việt Nam đe xây dựng các văn bản pháp lý nhằm chủ động phối họp và tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỳ thuật cùa cộng đồng quốc tế trong việc phòng, chống MBN.

Các địa phương biên giới duy trì giao ban, gặp gỡ, đàm phán, thiết lập đường dây nóng nhằm trao đổi thơng tin, giải quyết các vụ MBN, giải cứu và hồi hương nạn nhân, chia sẻ kinh nghiệm, tố chức các diễn đàn truyền thơng chung... về PCMBN.

Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam, nhiều vụ án đã gia hạn nhiều lần và đã quá thời hạn điều tra theo quy định của pháp luật nhưng không thể tiến hành điều tra do các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, người liên quan đến vụ án bị cách ly y tế tại nhà

hoặc đang điêu trị bệnh tại các bệnh viện nên công tác hỏi cung, lây lời khai không thể thực hiện được. Đe xuất của học viên nên thực hiện việc hỏi 4^2 • • • • • • •

cung online đối với người liên quan trong vụ án mà bị cách ly theo quy định phòng, chống dịch.

2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phoi họp giữa các cơ quan tiến hành tổ tụng và các cơ quan, tố chức hữu quan trong đấu tranh phòng chống, xử lý tội phạm về mua bán người

Công an là lực lượng nòng cốt phòng, chống tội phạm MBN nhưng đến nay, hầu hết các địa phương, đơn vị chưa thành lập được các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm MBN. Tại các phịng nghiệp vụ cơng an cấp tỉnh, chủ yếu là lồng, ghép với các đội nghiệp vụ đế triển khai thực hiện các hoạt động phịng ngừa và điều tra khi có vụ án MBN xảy ra nên kết quà đấu tranh hạn chế (ở Bộ Cơng an chỉ có 1 phịng thuộc Cục C02, cơng an các địa phương mới chỉ có 6 - 7 địa phương thành lập Đội phòng, chống MBN thuộc Phòng CSĐT TP về TTXH).

Đề bảo đảm hiệu quả hoạt động chúng minh trong điều tra tội phạm MBN cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

* Tiếp tục củng co, nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và xử lý tin báo về tội phạm MBN nói riêng và tội phạm nói chung

Đe đăm bão tin báo được tiếp nhận kịp thời, đầy đủ, không ách tắc, mất mát cần áp dụng mơ hình nhận và xử lý tin báo tố giác lấy cấp cơ sở làm trung tâm. Cụ thể là:

Đảm bảo quản lý tin báo tố giác tội phạm theo một hệ thống từ dưới lên trên, cũng như sự chỉ đạo chặt chẽ của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT với việc tiếp nhận, xử lý tin báo đồng thời đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra.

Đối với các cán bộ chiến sĩ làm cơng tác trực ban hình sự: để đảm bão

theo mơ hình này có hiệu quả, địi hỏi các lực lượng và từng cá nhân phải thực hiện nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm.

Các lực lượng Công an phường, xã cần phải thực hiện một cách nghiêm túc các yêu cầu, nội dung về kết quả cơng tác của mình bởi đây là nơi phát hiện và thu nhận thông tin về các vụ mất tích của phụ nữ, trẻ em, các hoạt động mua bán diễn ra một cách thường xuyên và thuận lợi nhất.

* Tăng cường sử dụng các biện pháp trinh sát đê chủ động khai thác những thông tin, tài liệu, phương tiện nghiệp vụ trong quá trình chứng minh điều tra các vụ án MBN

Chú trọng xây dựng và sử dụng đặc tình ngoại biên đế tiếp cận đi sâu vào các đối tượng nghi vấn hoặc những đối tượng đã có tiền án, tiền sự về tội mơi giới, dẫn dắt mại dâm, hoặc mua bán phụ nữ... nhằm phát hiện nạn nhân

và những tin tức có liên quan.

Thơng báo đặc điểm người mất tích cho các lực lượng liên quan ở các khu vực trọng điểm như: bến xe, khu vực biên giới, cửa khẩu... để các lực lượng này chú ý phát hiện những người nghi vấn với người đã thơng báo, đồng thời có thể thơng báo tìm người mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng để quần chúng nhân dân phát hiện.

* Tăng cường phối họp giữa lực lượng CSĐTTP về TTXH với cơ quan xuất nhập cảnh và các đồn biên phịng trong q trình điều tra khám phá các

vụ án MBN

Một trong những nội dung rất quan trọng trong quá trình phát hiện và điều tra tội phạm MBN là sự phối hợp giữa các lực lượng, đặc biệt là giữa lực

lượng CSĐTTP về TTXH với cơ quan xuất nhập cảnh và các đồn biên phịng. Vì vậy, để tăng cường sự phối hợp lực lượng CSĐTTP về TTXH Cơng an thành phố Hải Phịng cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Phối hợp chặt chẽ với Bộ đội biên phòng, thường xuyên trao đổi thông tin trong điều tra các vụ án MBN.

Tăng cường sự phổi hợp giữa lực lượng CSĐTTP về TTXH với Phịng Xuất, nhập cảnh Cơng an thành phố trong phát hiện và đấu tranh các vụ án MBN bàng con đường xuất nhập cảnh hợp pháp.

Tiến hành phối hợp tuần tra, kiểm soát với nhiều lực lượng tham gia trên những địa bàn trọng điếm để phát hiện tội phạm MBN như Cảnh sát ĐTTP về TTXH, CAPTX, CSKV.

* Đây mạnh công tác họp tác quôc tê với công an Trung Qc trong đấu tranh phịng chong tội phạm MBN

Tội phạm MBN thường gắn liền với yếu tố nước ngồi vì vậy cơng tác hợp tác quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua công tác hợp tác quổc tế với Công an Trung Quốc về đấu tranh chổng tội phạm đã có những bước phát triển và mang lại hiệu quả cao. Để đáp ứng với tình hình mới, cần tổ chức triển khai thực hiện tốt các thoả thuận, biên bản ghi nhớ đã ký kết giữa Công an Việt Nam và Cơng an Trung Quốc về lĩnh vực phịng chống tội phạm MBN; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng Cơng an, bộ đội biên phịng với cơ quan chức năng Trung Quốc trong việc trao đồi thông tin, tài liệu, kiểm soát biên giới; Kịp thời phối hợp điều tra, bắt giữ đối tượng phạm tội, trao trả nạn nhân và giải quyết các vấn đề có liên quan đến các vụ án MBN theo yêu cầu của mồi bên phù hợp với luật pháp mồi nước và luật pháp quốc tế.

* Làm tốt công tác xây dựng và sử dụng cộng tác viên để chủ động phát hiện tin tức, đầu mối phục vụ cho phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm MBN

Bố trí xây dựng và sử dụng cộng tác viên hợp lý tại các khu vực trọng điểm, nơi có nhiều khả năng các đối tượng phạm tội có thể xuất hiện hoặc những nơi là điếm dừng chân, tạm trú của người bị hại, người có liên quan, cụ thể: Các khu vực cơng cộng ở địa phương nơi có biên giới, cửa khẩu như bến xe khách, khu vực bốc xếp hàng hoá ở cửa khẩu, các khu nhà trọ tạm thời.

Tuyên chọn, xây dựng và sử dụng cộng tác viên cân nhăm vào những người có điều kiện, khả năng tiếp cận, phát hiện hoặc đi sâu vào đường dây MBN, khai thác mọi hiểu biết của họ về tình hình tội phạm, số lượng đối tượng, thủ đoạn hoạt động, địa điểm thường thực hiện hành vi phạm tội...

* Tăng cường sự tham gia phồng, chong tội phạm mua bản người của chính quyền các cap ở thành phố Hải Phịng

Để góp phần bảo đảm hoạt động chứng minh có hiệu quả trong điều tra, xử lý tội phạm MBN thì ủy ban nhân dân các cấp cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp xóa

đói, giảm nghèo, khắc phục khó khăn trong đời sống nhân dân, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, chênh lệch về thu nhập, mức sống nhằm xóa bỏ những yếu tố tác động đến sự gia tăng của tội phạm nói chung, tội MBN nói riêng.

Hai là, chỉ đạo các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền,

giáo dục, phổ biến và chấp hành pháp luật trong nhân dân đảm bảo được thực hiện một cách sâu rộng, cung cấp đầy đủ thơng tin nhanh chóng, chính xác để

hạn chế số nạn nhân bị lừa gạt, hoặc có kỳ năng tự bảo vệ mình.

Ba là, tổ chức tốt các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho những phụ

nữ, trẻ em bị mua bán trở về, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội... tạo điều kiện giúp đỡ họ nhanh chóng khắc phục những khó khăn về kinh tế, xóa đi mặc cảm về bản thân, hồ trợ học nghề, tư vấn tâm lý, khám chữa bệnh miễn phí cho các nạn nhân bị lừa bán, bố trí cơng ăn việc làm để họ ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Hoạt động chứng minh trong vụ án về các tội mua bán người (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)