Các yếu tố tác động đến hoạt động thanhtra chuyên ngành

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra chuyên ngành của thanh tra bộ xây dựng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32)

Xây dựng

1.3.1. Nhận thức về tầm quantrọng của thanh tra chuyên ngànhXây

dựng trong quán lý hànhchính nhà nước

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước bao gồm nhiều nội dung như đề ra chủ trương, cơ chế chính sách, pháp luật, quyết định quản lý để tạo công cụ pháp lý cho hoạt động và giới hạn cho hành vi cùa đối tượng quản lý. Thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngành Xây dựng nói riêng là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là một giai đoạn trong chu trình quản lý, có vai trị kiếm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước.

Trong q trình hoạt động, cơng việc của thanh tra khơng phải chỉ là “vạch lá tìm sâu”, chỉ nhằm vào mục đích tìm chỗ sai của đối tượng thanh tra. Nhận thức như vậy là rất phiến diện. Thanh tra nói chung trong quản lý hành chính nhà nước, một mặt là cơng cụ đánh giá thành công và hạn chế trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước, mặt khác thanh tra là phương tiện phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như vậy, việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm của cá nhân, cơ quan, tố chức là đối tượng bị quản lý góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý chỉ là một phần thứ yếu so với tổng thể nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Đối với ngành Xây dựng là một trong những ngành kinh tế - kỳ thuật quan trọng, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong những năm qua, thành tựu mà ngành Xây dựng mang lại đã góp phần làm thay đối diện mạo của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì sự vi phạm pháp

luật trong đâu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiêu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước. Qua công tác thanh tra đã phát hiện rất nhiều sai phạm trong hoạt động xây dựng, những bất cập của cơ chế chính sách khơng phù họp với thực tế... Neu khơng có hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xun thì sẽ khơng thể biết lúc nào sai phạm sẽ xảy ra và xảy ra phổ biến ở khâu nào trong quá trình xây dựng. Hiện nay, các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng như xây dựng sai quy hoạch, thay đổi công năng sử dụng, áp sai đơn giá vật tư, thay đổi chủng loại vật tư, thiết bị, thanh toán khống, vi phạm về điều kiện bàn giao cơng trình ... diễn ra ngày càng phổ biến song năng lực của thanh tra còn hạn chế do phát triển nhân lực và đầu tư các phương tiện, ngân sách còn thiếu. Đặc biệt là sự nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động thanh tra chuyên ngành Xây dựng và cách nhìn nhận chung của xã hội đối với hoạt động này vẫn chưa thoát khỏi những định kiến sai lệch.

1.3.2. Sựlãnhđạocủa Đảng và Nhà nước đối vớithanh tra chuyên

ngành Xây dựng

Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp năm 2013, khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là

lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo chính trị của• • J•• ••• Đảng được thể hiện thông qua quyền quyết định và quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối chính trị. Bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, đối với hệ thống chính trị là yếu tố hàng đầu đâm bảo cho thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đối với hoạt động quản lý nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng mang tính chính trị, định hướng để các cơ quan quản lý nhà nước chủ động sáng tạo bằng công cụ, phương pháp và hình thức cụ thế triển khai các hoạt động quản lý của mình. Những chủ trương, định hướng của Đảng ban hành có tác động sâu rộng, trực tiếp đến việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, tổ chức.

Thanh tra chuyên ngành Xây dựng đương nhiên hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đăng. Sự lãnh đạo cùa Đảng thể hiện ở tầm bao quát là các chủ trương, chính sách đối với thanh tra nói chung, thanh tra chuyên ngành nói riêng trong đó có Thanh tra chuyên ngành Xây dựng. Trong 70 năm qua, sự

lãnh đạo của đảng đối với công tác Thanh tra được thế hiện rất nhiều trong các Chỉ thị, Nghị quyết, Cương lĩnh cùa Đãng, trong Luật Thanh tra đến việc tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra, sắp xếp, giới thiệu nhân lực trong cơ quan thanh tra, việc thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật về thanh tra. Đảng lãnh đạo việc thực hiên công tác thanh tra từ khâu khảo sát, lập kế hoạch thanh tra đến việc tiến hành thanh tra và các hoạt động xuyên suốt quá trình cuộc thanh tra chuyên ngành.

Như vậy, hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng có hiệu lực, hiệu quả như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Tố chức Đảng tại cơ quan thanh tra như thế nào thì hoạt động thanh tra trên thực tể cũng sẽ tương ứng như vậy.

1.3.3. Sựhoànthiệncủaphápluật về hoạt động thanhtra chuyên

ngành Xây dựng

Sự hoàn thiện của thể chế cỏ ý nghĩa rất quan trọng đối với cơng tác thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra chuyên ngành nói riêng. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ:

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bão đảm mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng cơng tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà cho hoạt động của các cơ

quan hành chính và doanh nghiệp [1].

Như vậy, hệ thông pháp luật là hành lang pháp lý, là cơ sở đê các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Cho đến nay, vấn đề hoạt động của Thanh tra nói chung cũng như Thanh tra chuyên ngành Xây

dựng nói riêng vẫn cịn là vấn đề cịn nhiều tranh luận, một trong những lý do của tình trạng này là thể chế pháp lý về nó chưa đầy đủ, đồng bộ và có tính đồng thuận cao. Thanh tra chuyên ngành hiện vẫn là một trong những vấn đề mà Thanh tra Chính phủ tiếp tục nghiên cứu. Để hoàn thiện thể chế về hoạt động thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngành Xây dựng nói riêng hiện nay một số nội dung đang được chú ý, đó là:

Thứ nhất, cần đăm bảo tính khách quan trong xây dựng pháp luật về

thanh tra chuyên ngành. Vì pháp luật là sự phản ảnh của đời sống xã hội, gắn liền với sự phát triền của xã hội do đó khi xây dựng pháp luật nói chung hay pháp luật chuyên ngành nói riêng cần căn cứ vào nhu cầu và điều kiện khách quan của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đối với ngành, lĩnh vực cụ thể. Thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, trung cầu ý kiến đóng góp cúa

các tầng lớp trong xã hội; có sự dự báo cần thiết cho xu hướng phát triển và cần phải thu hút sự tham gia đông đảo các nhà khoa học thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là các chuyên gia pháp lý.

Thứ hai, cần đảm bảo tính dân chủ trong xây dựng pháp luật chuyên

ngành cũng như thực thi trong cuộc sống. Dân chủ, công bằng cũng là cái đích mà xã hội chúng ta đang phấn đấu. Dân chủ trong xây dựng pháp luật tức là phải thu hút được sự tham gia tích cực của nhân dân lao động và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật đặc biệt là trong việc tham gia, thảo luận, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ ba, hoàn thiện của thể chế phải đăm bảo sự thống nhất từ Hiến

pháp đến luật và các văn bản dưới luật theo thứ bậc, trật tự của hệ thống văn bản và văn bản cấp độ thấp hơn được ban hành nhằm thực hiện văn bản ở cấp

độ cao hơn. Việc xây dựng và ban hành phải đúng thâm quyên, phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thù tục do pháp luật quy định.

Thứ tư, phải đảm bảo tính khả thi khi áp dụng, đây có thể nói là một

yêu cầu rất quan trọng thể hiện đày đủ tính hợp pháp và hợp lý trong một văn bản. Văn bản có tính khả thi cao là khi các quy định của văn bản đó khơng chỉ có tính cưỡng chế đối với đối tượng chịu sự tác động và nhận thấy rằng sự cưỡng chế đó là hợp lý, "hợp lịng dân" và vì lợi ích chung mà pháp luật cần có để tạo ra các chuẩn mực chung áp dụng cho mọi người.

Thứ năm, trong bối cảnh tồn cầu hóa, cần chú trọng việc nghiên cứu

kinh nghiệm thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành các nước được tổ chức như thế nào, các mặt ưu điểm và nhược điểm. Từ đó, rút ra các kết luận7 • • 7 • cần thiết để xây dựng mơ hình tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động thanh tra chuyên ngành nước ta.

1.3.4. Tổ chức bộ máy vànhânsựthanhtrachuyên ngành Xây dựng

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Cán bộ là cái gốc của mọi

công việc ” “Là nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng, gan liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ Công việc thành công hay

thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Hiện nay, ngành thanh tra có đội ngũ cán bộ đông đâo từ trung ương đến địa phương, đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Hiệu lực, hiệu quả của Thanh tra nói chung

cũng như Thanh tra chuyên ngành Xây dựng nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Vì vậy, có thể nói, phẩm chất, kỹ năng cơng tác của người cán bộ thanh tra là yếu tố quan trọng đàm bảo hiệu lực, hiệu quả của quàn lý nhà nước.

Cơng tác thanh tra có tầm quan trọng đặc biệt, do đó, việc lựa chọn ai làm cơng tác thanh tra là một vấn đề quan trọng, nó sẽ quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra. “Thanh tra là tai mắt của trên, là người

bạn của dưới ” đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất sâu sắc, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rỗ vị trí và vai trị đặc biệt của thanh tra trong hoạt động của nhà nước và đời sống xã hội. Nếu tách rời thanh tra, kiểm tra khỏi quản lý nhà nước, quản lý xã hội thì khác nào tách rời cái tai, cái mắt khỏi cơ thể con người; tách rời phương tiện nhận thức và phát triển trí tuệ của con người ra khỏi con người. Tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn quốc (05/3/1960) Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh: “có thể nói, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt” [24]. Đe

làm được tai mắt cho Đảng, cho Chính phủ, cán bộ thanh tra phải là những người thực sự có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, tinh thơng về chun mơn nghiệp vụ thanh tra, nắm vững nghiệp vụ thuộc ngành, nghề của cơ quan, đơn vị đang làm việc; đồng thời phải hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội, am hiểu luật pháp, giải quyết các mối quan hệ xã hội một cách minh bạch, công tâm theo đúng pháp luật và không trái với tập quán, đạo lý truyền thống của dân tộc. Có như vậy thì mới làm cho đối tượng thanh tra “tâm phục khẩu phục” và hồn thành cơng việc được giao.

Cán bộ thanh tra ln là những người có chức vụ, quyền hạn, vì vậy rất dễ nảy sinh tình trạng quan liêu, lạm dụng chức vụ quyền hạn, tham nhũng trong khi thực thi cơng vụ. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người cán bộ thanh tra nhất thiết phải coi trọng và ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuấn mực đạo đức nghề nghiệp của mình. Trong thực hiện nhiệm vụ, nếu người cán bộ thanh tra dễ dàng bỏ qua thậm chí ứng xử trái với những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp thì bên cạnh việc làm ánh hưởng đến hình ảnh của người cán bộ thanh tra, làm giảm hiệu lực của thanh tra cịn có thể dẫn đến tình trạng xuê xoa, dễ dãi trong xem xét, đánh giá, kết luận, thậm chí khơng dám nhắc nhở, phê bình, u cầu chấn chỉnh những biếu hiện sai trái vì chính bản thân mình cũng là người vi phạm...

Trong thực tiễn chúng ta thường nghe nói về rất nhiều loại kỹ năng của người cán bộ thanh tra. Ví dụ như kỹ năng phân tích, tổng hợp, tổ chức cơng việc, kỹ năng xử lý tình huống ... hoặc cụ thể hơn như kỳ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xây dựng kế hoạch thanh tra ... Tựu chung lại thi các kỹ năng của người cán bộ thanh tra khơng tự nhiên mà có. Mồi người cán bộ thanh tra lại không dễ để có thể hội tụ đầy đủ những phẩm chất, kỳ năng đó. Vì vậy, việc khơng ngừng trau dồi kinh nghiệm và ý chí học tập suốt đời của người

cán bộ thanh tra rất có ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc được giao.

Từ những nhận định nêu trên cho thấy hiệu quả tốt hay xấu của công tác thanh tra chuyên ngành Xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố quan trọng

là con người và để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thì thủ trường cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có những định hướng cho vấn đề nhân sự như việc xem xét bồ nhiệm, tuyển chọn, bố trí, đánh giá, xây dựng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành.

1.3.5. Cư sở vật chất,tài chính chothanh tra chuyên ngành Xây dụng

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra chun ngành có ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng của cán bộ,

công chức thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao.

Đối với công tác thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng xây dựng thì cơ sở vật chất phục vụ thanh tra là điều kiện rất cần thiết đối với lực lượng thanh tra như: trụ sở làm việc, các phương tiện kỳ thuật, máy vi tính, máy ánh, máy quay camera, trang phục, biển hiệu ... có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng của công tác thanh tra. Điều kiện vật chất được trang bị đầy đủ sẽ góp phần thể hiện sự trang nghiêm của cơ quan công

quyền, đội ngũ thanh tra có đủ phương tiện làm việc sẽ đảm bảo tính chủ động, nâng cao chất lượng thanh tra, họ sẽ chuyên tâm vào công việc mà

không bị chi phối về điều kiện làm việc, phương tiện làm việc.

Một trong những u tơ có ảnh hưởng trực tiêp đên hoạt động thanh tra chuyên ngành là chế độ đãi ngộ. Tài chính cơng cho cơng tác thanh tra chuyên ngành tốt sẽ kích thích cán bộ thanh tra hăng hái làm việc, yên tâm công tác; chống lại sự tha hóa, biến chất, mua chuộc. Ngược lại, nếu tài chính cơng khơng tốt, cơ sở vật chất không hợp lý sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lơ là cơng việc, trì trệ, khơng phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. Có thể nói, cơ sở vật chất và tài chính cơng cho cơng tác thanh tra chuyên ngành Xây dựng chính là động lực thúc đấy cán bộ thanh tra chuyên ngành Xây dựng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bằng phương pháp phân tích, so sánh nhằm làm rõ một số vấn đề về thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành Xây dựng nói riêng, qua đó đã làm rõ đặc điểm về tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng. Tồ chức và hoạt động thanh tra xây dựng luôn gắn liền về chủ thể quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra chuyên ngành của thanh tra bộ xây dựng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)