Sai sót về tốtụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51)

2.3.1.1.Xác định sai đươngsựtrongtrường hợp tơ chức tín dụng bán

nợ.

Đối với các vụ án tranh chấp HĐTD, nguyên đơn hầu hết là các ngân hàng đã cho vay và nhận tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tể có một số ngân hàng đã bán khoản nợ cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và việc bán khoản nợ này có thế xảy ra trước hay sau khi ngân hàng khởi kiện, vấn đề này đã được quy định rõ trong BLDS 2015 và hướng dẫn cụ thể tại điểm m khoản 4 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của Tồ chức bán nợ trong quá trình thi hành án. Tuy nhiên, đối với trường hợp mua bán nợ trước khi khởi kiện, nhưng khi khởi kiện Ngân hàng mặc dù đã bán khoản nợ cho VAMC, nhưng vẫn tự ý đứng đơn khởi kiện là trái với quy định tại Điều 189 BLTTDS. Tuy

nhiên, nếu trước khi Tòa án thụ lý vụ án mà đã phát hiện ra vấn đề này, thì Tịa án phải yêu cầu nguyên đơn sửa đối đon khởi kiện cho đúng là VAMC phải đúng đơn khởi kiện với tư cách là nguyên đon, sau đỏ mới được ủy quyền cho cá nhân hay tổ chức khác tham gia tốtụng. Trường hợp sau khi Tòa án thụ lý vụ án mới phát hiện là nguyên đơn đã bán khoản nợ cho VAMC thì Tịa án khơng nên đình chỉ vụ án mà chỉ cần thay đổi tư cách tham gia tố tụng như quy định tại Nghị định số 34/2015/NĐ- CP ngày 31/3/2015.

Vídụ: Ngân hàng A và Cơng ty Bký kêt các 03 HĐTD với tông sô tiên vay là 9.500.000.000 đồng. Quá trình sử dụng vốn vay, Cơng ty B đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ.Ngân hàng A đã bán khoản nợ trên cho Công ty V. Công ty V ủy quyền cho Ngân hàng A khởi kiện và tham gia tố tụng đế yêu cầu Công ty B trả nợ theo các HĐTD trên. Bản án sơ thẩm tuyên xử buộc Công ty B phải trả cho Ngân hàng A tổng số tiền nợ còn lại của 03 HĐTD là 3.232.773.930 đồng [8],Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định: Theo hồ sơ vụ án, nguyên đơn là Công ty V khởi kiện yêu cầu bị đơn Công ty B thanh toán các khoản nợ phát sinh từ các HĐTD đã ký kết giữa Ngân hàng A và Công ty B. Ngân hàng A chỉ là nguời đuợc Công ty V ủy quyền nhưng trong phần Quyết định của bản án sơ thẩm lại tuyên xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Ngân hàng A là khơng chính xác, cần phải sửa lại ngun đơn là Cơng ty V. [20]

2.3.1.2.Xác định thiếu người cóquyền lợi, nghĩavụliên quan trong

trườnghọp tranh chẩphợp đồng tin dụng cỏ liên quan đếntài sản thế chấp là

tài sán chung củahộ gia đình.

BLTTDS đã quy định về người tham gia tố tụng, trong đó quy định rõ về nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ hên quan,đồng thời quy định rất chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Việc xác định đúng, đủ tư cách tham gia tố tụng của người người tham gia tố tụng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án bởi mỗi người tham gia tố tụng có một tư cách tố tụng riêng biệt và tương ứng với đó là các quyền và nghĩa vụ mà BLTTDS đã quy định cho họ. Trường hợp xác định sai tư cách tham gia tố tụng hoặc đưa thiếu người tham gia tố tụng trong vụ án sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của họ, làm họ khơng có điều kiện để thực hiện các quyền nghĩa vụ tố tụng của mình dẫn đến việc làm sai lệch bản chất vụ việc. Đây được coi là một vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, là căn cứ để hủy bán án.

Vídụ: Ong V ủy quyên cho con trai là anh H ký HĐTD với Ngân hàng Xđể vay số tiền 100.000.000 đồng. Để bảo đảm khoản vay, anh H thế chấp quyền sừ dụng đất cấp cho hộ gia đình ơng V. Tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự quyết định: “£>ên ngày 31/3/2017, anh H phải

trả cho Ngân hàngXso tiền vay cỏn nợ 135.177.638đồng(bao gồm tiền gốc

vàtiềnlãi). Sau khi anh H trả xong sổ tiền còn nợ cho Ngân hàng XthìNgân

hàngXtrả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W841965 ngày

29/6/2004 do UBND quậnNgô Quyềncấp cho ông Vtheo Hợp đồng thế

Ngày 21/8/2017, Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngơ Qun, thành phố Hải Phịng có văn bản kiến nghị Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định công nhận sự thởa thuận của các đương sự nêu trên vì lý do: Thửa đất trên được cấp cho hộ ơng V nhưng trong q trình giải quyết vụ án, Tịa án cấp sơ thấm khơng làm rõ thành viên trong hộ ông V mà căn cứ vào Giấy ủy quyền và Hợp đồng thế chấp để tuyên xử lý tài sản thế chấp là vi phạm theo khoản 2 Điều 212 BLDS 2015. Đồng thời, hồ sơ vụ án thể hiện ông V chết ngày 16/9/2015, ngày 25/11/2016, Ngân hàng gửi đơn khởi kiện. Tòa án sơ thâm thụ lý vụ án nhưng Tịa án khơng làm rõ thành viên trong hộ ơng V có bao nhiêu người đê đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án theo quy định tại Điêu 73 BLTTDS năm 2015. Tòa án cũng không tiến hành xem xét thẩm định tại chồ, đến khi thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngô Quyên phát hiện các thành viên trong hộ ông V đã tự ý chia thửa đất này thành nhiều lô và xây dựng nhiều nhà trên đất từ trước thời điểm Ngân hàng khởi kiện nên không thế thi hành án được.

2.3.2.Sai sótvêáp dụngpháp luật

2.3.2.1. Tịấnápdụng khơngđúng quy định pháp luậtvề lãisuất.

Án lệ số 08/2016/AL đã quy định, trong HĐTD, các bên có thỏa thuận vê lãi suât cho vay, gôm: lãi suât cho vay trong hạn, lãi suât nợ quá hạn, việc

điêu chỉnh lãi suât cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng, TCTD cho vay mà đến thời điểm xét xử sơ thẩm khách hàng vay chưa thanh tốn, hoặc thanh tốn khơng đủ số tiền nợ gốc, lãi theo HĐTD. Trường hợp này, khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng, TCTD khoản tiền nợ gốc chưa thanh toán, tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn cùa số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, TCTD cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh tốn theo quyết định của Tịa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất cùa Ngân hàng, TCTD cho vay. Tuy nhiên, thực tế vẫn có Thẩm phán khơng áp dụng quy định này, như trong các ví dụ sau đây:

Vụ án ỉ: Tại bản án sơ thẩm số 01/2017/KDTM-ST ngày 21/4/2017 của TAND quận Ngô Quyền tuyên xử buộc Công ty B phải trả cho Ngân hàng B số tiền 3.000.000.000 đồng (bao gồm tiền gốc và lãi). Công ty B phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với các khoản tiền chậm trả nói trên kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ, theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận trong HĐTD [12], Bản án phúc thẩm nhận định: Bản án sơ thẩm buộc Công ty B phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với các khoản tiền

chậm trả kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thấm cho đến khi thanh tốn hết nợ là có phần bất lợi cho bị đơn; việc tuyên về lãi suất như vậy là chưa đủng cần rút kinh nghiệm. Vì vậy, cần phải sửa theo hướng Công ty B phải tiếp tục chịu

khoản tiền lãi đối với các khoản nợ gốc của 02 HĐTD nêu trên kề từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ gốc [19],

Vụ án2: Tại bản án sơ thẩm sổ 04/2018/KDTM-ST ngày 26/7/2018 của TAND quận Ngô Quyền tuyên xử buộc Công ty B phải trả cho Ngân hàng A số tiền 2.546.000.000 đồng. Công ty B tiếp tục phải trả lãi quá hạn và tiền phạt trả lãi theo thỏa thuận tại HĐTD đã ký đến ngày Cơng ty thanh tốn hết

nợ cho Ngân hàng [13]. Ngày 07/8/2018, TAND quận Ngô Quyền ra Quyết

định đính chính, bơ sung bán án sơ 19/QĐ-BS, tại phân: Công ty B tiêp tục

phảitrảlãi quáhạn và tiền phạttrả lãitheo thỏathuậntại họpđồng tíndụng

đãkỷ đến ngày Cơng ty thanh tốn hết nợ choNgân hàng đính chính thành\Cơng tyB tiếp tục phải trả lãiquá hạn theo thỏathuận tại họp đồng tín

dụng đãký đến ngày Cơng ty thanh tốn hết nợ cho Ngân hàng [23]. Bản án

phúc thẩm nhận định bản án sơ thẩm tuyên lãi suất không theo án lệ số 08/2016/AL nên đã sửa bản án sơ thẩm và quyết định đính chính của TAND quận Ngơ Quyền về phần tuyên lãi suất.

Vụ án 3: Tại phân quyêt định của bản án sơ thâm sô 43/2018/KDTM-ST ngày 26/11/2018 của TAND quận Ngô Quyền ghi: “Công tyQTCphải tiếp tục trảnợcho MBBank số tiền lãiphát sinhđổi với khoản tiềnnợ gốckê từ

ngày 29/11/2018 chođếnkhi thanh tốn hết tồnbộ nợ gốc theo các HĐTD

Kêtừngày tiêptheo của ngày xét xử sơthâm, khách hàng vay còn phải

tiếp tục chịu khoản tiền lãi quáhạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toántheo mức lãi suất mà cácbênthỏa thuận trongHĐTD cho đến khi thanh toán xong

khoản nợ gốcnày. Trường họp trong HĐTD, các bên cóthỏa thuận về việc

điềuchỉnh lãi suất cho vaytheotừngthời kỳcủa Ngăn hàng chovaythì lãi

suất mà khách hàng vay phảitiếp tục thanh tốncho Ngân hàng cho vay theo quyết định củaTịa án cũngsẽ được điêuchỉnh cho phù họp với sự điều chỉnh lãisuất của Ngăn hàngcho vay" [21].Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận định việc tuyên lãi suất như trên là chưa đúng do bị trùng lặp phần quyết định về việc áp dụng tính lãi suất quá hạn sau khi xét xử sơ thầm nên đã sửa bản án sơ thâm.

Trong cả ba vụ án trên, Thâm phán câp sơ thâm đêu có chung một sai sót là tuyên không đúng về lãi suất quá hạn sau khi xét xử sơ thẩm. Đây là sai sót thuộc về lỗi chủ quan của Thẩm phán, xuất phát từ việc thẩm phán không cập nhật các quy định mới của pháp luật, dẫn đến quyết định trong bản án không phù hợp với pháp luật hiện hành.

2.3.2.2.Tịấn khơngphân biệt đượcsựkhác nhaugiữa bảo lãnhvà thê

chap bằng tài sản củangười thứba.

Hiện nay, các Tịa án vẫn cịn có cách hiểu khác nhau về vấn đề thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba, chưa thống nhất trong đường lối giải quyết về việc phân biệt thế chấp hay bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bên

vay trong HĐTD.

Ví dụ: Ngân hàng A cho Công ty B vay số tiền là 2.500.000.000 đồng. Để đảm bảo cho khoản vay, Công ty B đã thế chấp một số bất động sân cho Ngân hàng A, trong đó có tài sản của ơng D và bà B (có ủy quyền cho bà c đại diện thế chấp) là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Bản án sơ thẩm đã tun hủy họp đồng thế chấp vì cho rằng ơng D và bà B chỉ ủy quyền cho bà c thế chấp chứ không ủy quyền cho bà c đem tài sản bảo lãnh cho người khác vay tiền. Bản chất hợp đồng được ký giữa ACB và bà c là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp, nên việc bà c đại diện ký hợp đồng bảo lãnh là vô hiệu.

Tại bản án phúc thẩm nhận định việc hủy hợp đồng thế chấp như Tòa án cấp sơ thấm là khơng đúng vì bà c đã được ủy quyền với nội dung: “...thế

chấp, xóa thếchấp, bản chuyên nhượnghoặctặng cho, hủy hợp đồngmua

bán - chuyên nhượng, xóa the chap, hợp đồng tặngcho (kểcả trước và sau

khi xây dựng) đổi với các tàisản nêutrên, căn cứtheo quy địnhcủa pháp

luật”. Việc ủy quyền này đúng theo quy định. Bản chất họp đồng đã ký kết là thế chấp và thừa nhận việc thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba nên việc bà c ký trong phạm vi ủy quyền là đúng quy định pháp luật.

Hai biện pháp bảo đảm thế chấp và bảo lãnh dựa trên hai quyền tài sản mà một người có thế có được, tương úng đó là quyền đối vật và quyền đối nhân. Thế chấp là một dạng của bảo đảm đối vật vì nó quy định cho người có quyền (người nhận thế chấp) có thể xử lý tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay của mình trong trường hợp đến hạn mà con nợ khơng hồn thành nghĩa vụ. Ờ đây, đối tượng của quyền chính là tài sản thế chấp. Điều đó giúp phân

biệt thê châp tài sản với biện pháp bảo đảm đơi nhân (bảo lãnh) vì trong trường hợp áp dụng biện pháp bão đảm đối nhân thì người có quyền (người nhận bảo lãnh) chỉ được phép yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho con nợ mà khơng được thi hành quyền cùa mình trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào của người bảo lãnh. Như vậy, trong vụ án trên, Tòa án cấp sơ thấm chưa phân biệt được rõ sự khác biệt giữa bảo lãnh và thế chấp, dẫn đến áp dụng pháp luật không đúng về biện pháp bảo đảm. Việc tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng vì các khoản cho vay của họ có nguy cơ bị chuyển thành khoản nợ khơng có bảo đảm [32, tr.49].

2.3.2.3.Tỏa án không chap nhậnthỏathuậncủacác bênvề bảo đảm

thực hiệnnghĩavụ phát sinh trong tươnglai.

Khoản 5 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ hình thành trong tương lai. Điều 293 và Điều 294 BLDS đã cụ thể hóa quy định này. Tuy nhiên, trên thực tế, khi phát sinh tranh chấp HĐTD liên quan đến yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của hợp đồng ký sau ngày ký hợp đồng thế chấp, có trường hợp Tịa án khơng chấp nhận yêu cầu xử lý tài sản này vì cho rằng việc các bên ký kết hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ phát sinh trong tương lai là vi phạm pháp luật.

Vídụ: Theo hợp đồng thế chấp thể hiện nghĩa vụ bảo đảm của tài sản thế chấp được các bên thỏa thuận là theo HĐTD số 10681468 ngày 28/6/2010 và các HĐTD, hợp đồng bảo lãnh khác do ngân hàng và khách hàng vay ký kết đến ngày 15/11/2015. Như vậy, phạm vi bảo đảm bao gồm cả nghĩa vụ hiện tại và trong tương lai theo các HĐTD ký kết giữa hai bên đến thời điểm ngày 15/11/2015. Việc thỏa thuận này không trái quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Trước khi ký kết HĐTD số 158200102/2015/HĐTD, ngày 22/8/2014, các bên đã ký biên bản định giá lại tài sản thế chấp và văn bản sửa đổi, bổ sung tài sản thế chấp. Theo đó, hai bên thống nhất sửa đổi nội dung của Điều 3 Hợp đồng thế chấp với nội dung Ngân hàng cho bên vay vay vốn cấp bão lãnh, số tiền

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)