“Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm là hậu quả pháp lý bất lợi đoi với những người (thê nhân và pháp nhân) trong đồng phạm, do hành vi phạm tội của họ gây ra, tương ứng với vai trị, tính chất, mức độ tham gia khi thực hiện tội phạm nhằm phân hố trách nhiệm hình sự và cá thể hố hình phạt giữa những người trong đồng phạm trên cơ sở nguyên tắc cơng bằng của luật
hình sự’’ [5, tr 11-18], TNHS trong đồng phạm là hậu quả pháp lý hình sự bất lợi. Vì áp dụng đối với đồng phạm nên địi hỏi TNHS có tính chất phân hóa và nghiêm khắc hơn, thế hiện ở bản án kết tội của Tịa án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.
Đe xác định TNHS trong đồng phạm, chúng ta cần dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sờ thực tiễn phát sinh TNHS đó. về cơ sở pháp lý của TNHS trong đồng phạm là các quy định của PLHS về đồng phạm và CTTP của hành vi đồng phạm. CTTP của hành vi đồng phạm là tồng hợp các quy định của BLHS xác định một người đồng phạm là tội phạm, bao gồm các dấu hiệu của người thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong CTTP cơ bản tương ứng với từng tội danh, áp dụng cho chỉ một chủ thể đơn lẻ, và phải có thêm các CTTP khác quy định về các dạng của hành vi đồng phạm (hành vi tổ chức, xúi giục và giúp sức thực hiện tội phạm). “Sự tông hợp những dấu hiệu của một CTTP cơ bản với nhũng dấu hiệu của chế định đồng phạm ... chính là những CTTP bơ sung cho CTTP cơ bản - CTTP của hành vi đồng phạm... ”
[12, tr 38-39] Cơ sở pháp lý này được quy định tại các điêu luật ở cả phân những quy định chung của BLHS và phần các tội phạm của BLHS.
Việc xác định TNHS của những người đồng phạm vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả những trường hợp phạm tội, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc riêng cho trường hợp đồng phạm. Trong các cơng trình nghiên cứu phục vụ cơng tác giảng dạy, các nhà khoa học mặc dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thừa nhận các nguyên tắc cơ bản sau: (1) Nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu ttrách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện; (2) Nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm và (3) Nguyên tấc cá thế hoá TNHS của người đồng phạm [4, tr 250-253],
TS Trần Quang Tiệp cũng có cùng quan điểm khi đưa ra các nguyên tắc xác định TNHS đặc thù của đồng phạm (đối với trường hợp đồng phạm hồn thành), đó là: Ngun tắc chịu trách nhiệm chung về tồn bộ tội phạm trong đồng phạm; nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm và nguyên tắc cá thể hoá TNHS cùa những người đồng phạm [27, tr 163-194],
Tác giả Phí Thành Chung trong cơng trình nghiên cứu chun sâu về TNHS trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam cũng có quan điểm tương tự khi đưa ra các khía cạnh của nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm là: Những người trong đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm do họ gây ra, chịu TNHS tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội họ tham gia và mỗi người phải chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm [5, tr 11-18],
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, TSKH.GS Lê Cảm cũng đặt ra 03 vấn đề quan trọng về nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm phải tuân thủ khi áp dụng pháp luật. Trong đó, hai nguyên tắc sau có nội dung
tương tự với các nhà nghiên cứu khoa học hình sự khác: ngun tăc khơng tránh khởi TNHS và nguyên tắc phân hóa TNHS [2, tr 430],
Thứ nhất, về nguyên tắc không tránh khỏi TNHS “tất cả những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự liên đới đối với tội phạm chung do co ý mà họ đã co ý cùng tham gia vào việc thực hiện nó Ngun tắc này chính là sự kết hợp cùa hai nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm và chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Tội phạm trong đồng phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và do những người đồng phạm cố ý cùng thực hiện tội phạm nhằm đạt được kết quả phạm tội chung. Tội phạm là một thể thống nhất, không thể chia cắt thành nhiều phần để mỗi người đồng phạm chịu trách nhiệm về từng phần.. Do vậy, xác định rằng tất cả những người đồng phạm đều bị điều tra, truy tố, xét xử về cùng một tội danh, cùng điều luật, cùng chịu chế tài mà điều luật quy định cũng như cùng theo nguyên tắc xử lý chung đối với tội danh đó. Áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm những quy định liên quan đến truy cứu TNHS đối với tội phạm mà họ đã thực hiện bao gồm các nguyên tắc chung về việc truy cửu TNHS, thời hiệu truy cứu TNHS và quyết định hình phạt. Bên cạnh đó, việc xác định TNHS cho mồi người đồng phạm phải dựa trên hành vi cụ thể của mỗi người do TNHS là trách nhiệm cá nhân, trên cơ sở hành vi có lồi của cá nhân, mỗi người độc lập với nhau. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hay loại trừ TNHS cùa riêng người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng cho người đó. Việc miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ TNHS hay không ảnh hưởng đến việc truy cứu TNHS đối với người đồng phạm khác.
Thứ hai, đối với nguyên tắc phân hóa TNHS: “mồi người đồng phạm phải chịu TNHS độc lập đối với hành vi phạm tội do co ỷ mà mình đã cố ý
tham gia vào việc thực hiện hằng hành động hoặc khơng hành động) căn cứ
vào tính chât và mức độ mà môi người đã cô ý cùng tham gia với những người đồng phạm khác đê đạt được kết quả phạm tội chung. ” [3, tr 430]. Nói rõ hơn, nguyên tắc này thể hiện sự phân hoá và cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm. GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà cũng đã khẳng định [13, tr 39]:
“Trách nhiệm hình sự dược xác định trên cơ sở: - Tính chất của đồng phạm;
- Tính chất tham gia của người đồng phạm (vai trò);
- Mức độ tham gia của người đồng phạm (phần đóng góp); ”
TNHS trong đồng phạm khác biệt với TNHS trong trường hợp một người thực hiện thể hiện rõ ở sự phân hố TNHS và tính chất, mức độ TNHS trong đồng phạm. Căn cứ vào việc xem xét tính chất hành vi khác nhau, mức độ tham gia, đóng góp của những người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm chung cũng như sự khác nhau ở tính chất nguy hiểm cho xã hội, đặc điểm nhân thân của từng người đồng phạm mà chúng ta cân nhắc, xác định đúng đắn TNHS trong đồng phạm. Nguyên tắc này đã thể hiện thành đường lối, chính sách cơ bàn của PLHS, khốn 2 Điều 3 BLHS quy định "nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chi huy, ngoan co chồng đối... khoan hồng đồi với người tự thủ, đầu thú, thành khăn khai háo, tổ giác đồng phạm, lập công chuộc tôi... " và xác định chính sách hình phạt của Nhà nước là "Nghiêm trị kết họp với khoan hồng”.
Vấn đề thứ ba liên quan đến xác định TNHS trong đồng phạm mà TSKH.GS Lê Cám đề cập phân tích trong nghiên cứu của mình đó là việc giải quyết TNHS “khi 02 người trở lên cùng cố ý tham gia vào việc thực hiện tơi phạm do cổ ỷ trong đó có sự hiện diện của 02 loại người mà theo pháp luật quy định là không phải chịu TNHS - người chưa đủ tuổi chịu TNHS hoặc người khơng có năng lực TNHS (khoản 2 Điều 12 và Điều 21 BLHS năm 2015 hiện hành) ” [3, tr 430]. Trong đó, cần phải lưu ý các chế tài pháp lý liên
quan đên người chưa thành niên, người khơng có năng lực TNHS mà việc xác định TNHS trong trường hợp có đồng phạm là khơng ngoại lệ.
Liên quan đến TNHS của những người đồng phạm, ba vấn đề quan trong cần làm rõ, đó là: vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm; Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm và tự ý nửa chừng chấm dút việc phạm tội trong đồng phạm.
về chủ thể đặc biệt trong đồng phạm: “Đổi với những tội phạm đồi hỏi chủ thể đặc biệt thì chỉ cần ở người thực hành có những đặc điểm đặc biệt đó.
Cịn với những người đồng phạm khác khơng địi hỏi phải có những đặc điểm của chủ thê đặc biệt. ” [4, tr 253], Như vậy ở những CTTP có chủ thể đặc biệt, dấu hiệu này chỉ áp dụng cho người thực hành. Những người đồng phạm khác khơng cần thiết phải có những đặc điểm của chù thể đặc biệt. Quy định như vậy của luật hình sự là hợp lý, vừa đù đối với trường hợp đồng phạm.
về việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm, đây cũng là một mảng kiến thức cần phải nắm vững, phục vụ việc xác định TNHS trong đồng phạm. Trong đó, quan điểm được thừa nhận chung là “Neu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng dfì những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, họ phải chịu TNHS đến đó. ” [28, tr 232-233]. Trong một vụ đồng phạm, do những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của những người đồng phạm mà họ không thực hiện được tội phạm đến cùng (tội phạm hồn thành), thì căn cứ theo người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) phải chịu TNHS đến giai đoạn đó.
Bên cạnh đó, liên quan đến giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm, chúng ta cần phải nắm được các trường hợp sau: Trường hợp người bị xúi giục không nghe theo lời xúi giục, sự xúi giục khơng có kết quả thì chỉ
riêng người xúi giục phải chịu TNHS vê tội mà họ đã xúi giục. Trường hợp người giúp sức giúp người thực hành thực hiện tội phạm nhưng người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc khơng sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu TNHS về tội mà họ định giúp sức.
Người giúp sức, người xúi giục trong trường hợp trên có thể phải chịu TNHS đối với tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu điều luật về tội phạm ấy có quy định chuẩn bị phạm tội phải chịu TNHS theo Điều 14 BLHS hiện hành. Theo đó, khoản 1 Điều 14 BLHS mơ tả về 03 nhóm hành vi chuẩn bị phạm tội: tìm kiếm sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội; tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm và thành lập, tham gia nhóm tội phạm,...Khoản 2 Điều 14 BLHS quy định các tội mà phải chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội: “2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, ỉ 10, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121,
123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. ”
Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người phạm tội tự mình khơng thực hiện tội phạm nữa mặc dù khơng có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm. Không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nếu việc người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng do điều kiện khách quan. Trong thực tế, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể do nhiều nguyên nhân như: hối hận, lo sợ, thức tỉnh, sợ bị trừng phạt, không muốn thực hiện tội phạm đối với người quen biết v.v... chỉ cần người phạm tội chủ quan tự nguyện và dứt khốt khơng thực hiện tội phạm nữa thì được coi là đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nhưng hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành một
tội phạm khác thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội vẫn phải chịu TNHS đối với các hành vi đã thực hiện [8, Mục IV]
Trong vụ đồng phạm, khi có sự kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một người hay một số người thì việc miễn TNHS chỉ được áp dụng đối với người đồng phạm đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tại lần pháp điển hoá đầu tiên, BLHS năm 1985 đã quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Với những yêu cầu, vướng mắc phát sinh từ thực tế áp dụng pháp luật, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ban hành các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, trong đó hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm như sau:
Đối với người thực hành, nếu trong vụ đồng phạm chỉ có một người thực hành thì vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng như trường hợp phạm tội riêng lẻ. Người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nghĩa là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, mặc dù khơng có gì ngăn cản, thì tội phạm khơng thề hoàn thành, hậu quả phạm tội mong muốn không xảy ra. Khi người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì chỉ riêng họ được miễn TNHS. Những người đồng phạm khác vẫn phải chịu TNHS về tội phạm họ đã tham gia ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt tùy thuộc vào thời điểm mà người thực hành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cùa người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức có đặc điểm khác với việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm. Trong các vụ án có đồng phạm, nếu người xúi giục hoặc người tổ chức hay người giúp sức tuy tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội, nhưng không áp dụng những biện pháp cần thiết đề ngăn chặn người thực hành thực hiện tội phạm, vẫn đế mặc cho đồng bọn
thực hiện tội phạm, thì tội phạm vần có thể được thực hiện, hậu quả của tội• • • 1 • z • JL • • • • z • JL • phạm vẫn có thể xảy ra. Do đó, để được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS về tội định phạm, người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức phâi có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm như thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa đề người thực hành khơng thực hiện tội phạm hoặc có biện pháp ngăn chặn, báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện, ... Người giúp sức phải chấm dứt việc tạo những điều kiện tinh thần, vật chất
cho việc thực hiện tội phạm (như không cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội; không chỉ điểm, dẫn đường cho kẻ thực hành...). Nếu sự giúp sức của người giúp sức đang được những người đồng phạm khác sử dụng đế thực hiện tội phạm, thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối với người xúi giục, người tổ chức để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Nhưng nếu những việc họ đã làm nêu trên không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vần phải chịu TNHS. Họ chỉ có thể được miễn TNHS nếu thoả mãn một trong các căn cứ tại Điều 29 BLHS.
Trường hợp vụ án nhiều người thực hành, có người tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội, có người không từ bỏ ý định phạm tội. Trong trường hợp này, nếu người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã khơng làm gì hoặc