Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước ta ra đời trên cơ sở của nền kinh tế bao cấp và thực tiễn của tình hình tội phạm thời kỳ đó - là lần pháp điển hóa PLHS thứ nhất. BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt “BLHS năm 1985 đã được thông qua như là nguồn trực tiếp duy nhất của PLHS Việt Nam sau pháp điên hoá ...kịp thời điều chỉnh về mặt pháp lý hình sự các QHXH đang tồn tại và đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phịng ngừa và chống tơi phạm ớ nước ta từ giữa những năm 80-cuối những năm 90 thế kỷ XX” [1, tr 199] với 04 lần sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997.
BLHS năm 1985 quy định về chế định đồng phạm như saư:
“Điều 17. Đồng phạm.
1- Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm.
2- Người thực hành, người tô chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tô chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điêu kiện tinh thân hoặc vật chât cho việc thực hiện tội phạm.• • * * Ẫ. *
3- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cẩu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
4- Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Những tình tiết tâng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hĩnh sự riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó. ”
Khoản 1 Điều 17 BLHS năm 1985 quy định: "Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm ”. Việc xây dựng được khái niệm
này là một thành tựu lớn trong kỳ thuật lập pháp hình sự lúc bấy giờ, khái niệm này có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm. Dưới góc độ lý luận, bộ luật đáp ứng được yêu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo cán bộ và sinh viên luật; dưới góc độ thực tiễn, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức thống nhất khi truy cứu TNHS các trường hợp tội phạm do nhiều người cùng thực hiện, tránh được tình trạng bất đồng quan điểm có thể gây oan sai, sót, lọt tội phạm. BLHS năm 1985 lần đầu tiên quy định khái niệm đồng phạm đã đánh dấu một mốc phát triển trong việc xây dựng chế định đồng phạm nói riêng và trong hoạt động lập pháp hình sự nói chung ở nước ta. Thay thế cho thuật ngữ
"cộng phạm ” "tồng phạm ” ở các văn bản PLHS trước đây, "đồng phạm ” có bản chất pháp lý khơng thay đổi nhưng chính xác hơn, bao gồm quan hệ đồng phạm, người đồng phạm, sự kiện đồng phạm,....Bên cạnh đó, ĐNPL sử dụng cụm từ "Hai hoặc nhiều người ” là một nhược điểm về kỳ thuật lập pháp, có
sự lặp lại ở chồ "hai người” thuộc phạm trù "nhiều người”. Khoăn 2 điều luật có sự liệt kê các loại người đồng phạm và giài thích riêng của các khái niệm từng loại người đồng phạm. Khoản 3 Điều 17 nêu ĐNPL của khái niệm
“phạm tội có tơ chức’’. Vê bản chât, phạm tội có tơ chức thực ra là một hình thức đồng phạm đặc biệt. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm cùng được quy định ngay tại khoản 4 Điều này.
Điều 17 BLHS năm 1985 vẫn còn tồn tại những hạn chế cơ bản về mặt kĩ thuật lập pháp. ĐNPL của khái niệm đồng phạm mới chỉ thể hiện hành vi cùa người thực hành trong đồng phạm khi sử dụng thuật nghữ “cùng thực hiện một tội phạm ”, như thế là chưa thể hiện được hành vi của 03 loại người đồng phạm khác: người tổ chức, người giúp sức và người xúi giục. Tại khoản 3 Điều này, khi giải thích, định nghĩa về phạm tội có tổ chức cũng như vậy, chỉ sử dụng thuật ngữ “thực hiện tội phạm ”. Xét thấy, cần sử dụng thuật ngữ khác khái quát, đầy đủ hơn như “cùng tham gia việc thực hiện tội phạm” thì mới chặt chẽ, chính xác về mặt kĩ thuật lập pháp và phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật. Điều luật đưa ra ĐNPL của 03 khái niệm về người thực hành, người tổ chức và người xúi giục tại các đoạn 2, 3 và 4 Khoản 2 nhưng học viên nhận thấy vẫn chưa đầy đủ, còn ĐNPL của khái niệm về người giúp sức tại đoạn 5 Khoản 2 Điều 17 vẫn còn chung chung và trừu tượng, khó khăn trong việc áp dụng thực tế. về khía cạnh TNHS và quyết định hình phạt trong đồng phạm, quy định tại BLHS năm 1985 chưa đảm bảo được nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa TNHS tối đa vì chưa giải quyết ở mức độ lập pháp một loạt các vấn đề quan trọng như: chưa có ĐNPL về các hình thức đồng phạm khác (ngồi hình thức phạm tội có tố chức) và về tổ chức tội phạm; còn thiếu các quy phạm về sự vượt quá cùa người thực hành và van đề TNHS của những người đồng phạm khác trong trường hợp này.
về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, quy định tại khoản 4 Điều 17 BLHS năm 1985: “Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm
hình sự riêng cho người đơng phạm nào thì chỉ áp dụng đơi với người đó. ”
Theo đó, nhà làm luật đã xác định rõ TNHS và việc quyết định hình phạt đối với mồi người đồng phạm tuỳ thuộc vào các yếu tố: tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia vào việc cùng phạm tội của từng người đồng phạm. Quy định như vậy thể hiện rõ nét nguyên tắc cơng bằng và ngun tắc phân hố, cá thể hố khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS thuộc về dấu hiệu khách quan hoặc chủ quan của tội phạm hoặc là các tình tiết thuộc nhân thân của người phạm tội. Các tình tiết này thuộc người đồng phạm nào thì chỉ cân nhắc áp dụng riêng cho người đó.