Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung

Một phần của tài liệu Chế định đồng phạm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn năm 2015 2020) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55 - 68)

sung năm 2009

BLHS năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ VI thơng qua ngày 21-12-1999, có hiệu lực từ ngày 01-07-2000. BLHS từ khi ra đời đến nay đóng vai trị là cơng cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, góp phần quan trọng trong việc giữ

vững nền chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Tố quốc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các tổ chức và cơng dân, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, sau hơn 15 năm thi hành, với những sự thay đối to lớn về mọi mặt cùa đất nước, qua công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tiễn, BLHS năm 1999 đã bộc lộ nhiều hạn chế, đòi hỏi phải sửa đổi cơ bản, toàn diện để đáp ứng u cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong bối cảnh mới. Chế định đồng phạm tại BLHS này cũng khơng ngoại lệ, có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu sửa đổi:

“Điều 20. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường họp có hai người trở lên co ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tô chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đêu là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tố chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ do, thúc đấy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.• • • • X •

3. Phạm tội có tơ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

“Diều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tịa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của

từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đỏ. ”

BLHS năm 1999 cũng chỉ đề cập đến hành vi của người thực hành, mà chưa đề cập đến hành vi của 03 loại người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) khi sử dụng thuật ngữ “cràg thực hiện một

tội phạm ” trong ĐNPL của khái niệm đồng phạm và “thực hiện tội phạm ”

trong ĐNPL về phạm tội có tổ chức (khoản 1,3 Điều 20), mà đúng hơn cần phải sử dụng các thuật ngữ thống nhất “cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm”. ĐNPL về người thực hành, người tồ chức và người xúi giục vẫn chưa

đầy đủ, còn ĐNPL về người giúp sức vẫn còn chung chung và trừu tượng. Điều luật chưa có ĐNPL về các hình thức đồng phạm khác (ngồi hình thức phạm tội có tổ chức) và về tổ chức tội phạm, còn thiếu các quy phạm về sự

vượt quá của người thực hành và vân đê TNHS của những người đông phạm khác trong trường hợp này, do đó chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa TNHS trong đồng phạm.

Sở dĩ việc quy định các quy phạm về sự vượt q của người thực hành có vị trí quan trọng đến như vậy bởi thực tiễn cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp người thực hành tự ý khơng thực hiện tội phạm hoặc tự ý nừa chừng chấm dứt việc thực hiên tội phạm, nhưng cũng có khơng ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu cùa các đồng phạm khác.

Luật hình sự của nhiều nước ghi rõ chế định “vượt quá ” của người thực hành trong BLHS hoặc trong các văn bản luật hình sự. về lý luận cũng như thực tiến xét xử đều thừa nhận chế định này khi cần phải xem xét đến TNHS của người thực hành cũng như những người đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm. Q trình áp dụng thi hành BLHS năm 1999, đa số ý kiến cho rằng BLHS cần được sửa đổi bổ sung một cách căn bản, cần quy định chế định “hành vi vượt quá cùa người thực hành ” cùng với chế định đồng phạm đã được quy định tại Điều 20 BLHS.

về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, ở BLHS này, nhà làm luật đã có sự thay đổi nhở về mặt kỹ thuật lập pháp khi tách vấn đề quyết định hình phạt trong đồng phạm thành điều luật riêng (Điều 53) khỏi điều luật về chế định đồng phạm (Điều 20), về nhóm các điều thuộc Chương VII - Quyết định hình phạt. Sự bố trí như vậy thể hiện quan điểm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm trước hết cần tuân thủ các nguyên tắc, các quy định của PLHS về quyết định hình phạt nói chung, áp dụng cho các trường hợp phạm tội riêng lẻ đã nêu tại Chương này.

2.3. Chê định đơng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đôi, bô sung năm 2017

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua BLHS (sửa đổi) (BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự; tiếp tục thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh cùa đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta. BLHS (BLHS) năm 2015 ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Xét về chế định đồng phạm nói riêng, so với quy định của BLHS năm 1999, thi về cơ bàn BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 giữ nguyên các nội dung quy định về đồng phạm của BLHS năm 1999 và có một số điểm mới như sau:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trưịng họp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tô chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điêu kiện tinh thân hoặc vật chât cho việc thực hiện tội phạm.• • • X •

4. Người đồng phạm khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

"Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của

từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hĩnh sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đổi với người đỏ.”

về mặt kỹ thuật lập pháp. Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung

năm 2017 được quy định thành 4 khoản (so với BLHS năm 1999 chỉ gồm 3 khoản) và có sự thay đổi trật tự các khoản của Điều 20 của BLHS năm 1999: Khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999: “2. Người tô chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm” được sửa đổi thành khoản 3 của Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có

sự thay đổi về kết cấu, vị trí câu từ như sau: “3. Người đồng phạm hao gồm người tô chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức”. Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về phạm tội có tổ chức được chuyển thành khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Học viên nhận thấy sự thay đổi này là phù hợp và đảm bảo được tính logic cả về mặt nội dung và hình thức của quy định về đồng phạm. Theo quy định của Điều 20 BLHS năm 1999 thì phạm tội có tổ chức được đặt ở vị trí

sau nội dung quy định về các loại người đồng phạm. Theo chúng tôi, cách thức đặt vị trí của Điều 20 BLHS năm 1999 là chưa phù hợp. Bởi vì, trong khoa học pháp lý hình sự thì phạm tội có tồ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Khác

với các vụ án đông phạm trong trường hợp bình thường là chỉ cân có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì phạm tội có tổ chức bên cạnh phải thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của một vụ án đồng phạm mà còn phải thỏa mãn dấu hiệu “câu kết chặt chẽ" giữa những người đồng phạm [9]. Chính vì vậy, phạm tội có tổ chức được sửa đổi đặt sau khái niệm về đồng phạm như quy định của Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017,

là hợp lý và cần thiết về mặt kỹ thuật lập pháp và kết cấu các nội dung trong cùng một điều luật.

về mặt nội dung, điểm mới cơ bản, đáng ghi nhận hơn cả là: “lần đầu

tiên trong lần pháp điên hóa thứ ba nhằm góp phần khẳng định rõ các nguyên tắc nhân đạo, cả thế hóa và phân hóa toi đa TNHS của PLHS trong giai đoạn xây dựng NNPQ” [1, tr 291-292], Nhà làm luật đã bố sung thêm quy phạm

của khoản 4 vào Điều 17 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với nội dung “Người đồng phạm khác không phải chịu TNHS về hành vi vượt quá của người thực hành Tác giả luận văn cho rằng đây là một điểm mới và tích cực của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi đã khắc phục được một phần những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử đối với hành vi

vượt quá của người thực hành mà BLHS năm 1999 còn hạn chế.

* Quy định mới về hành vi vượt quá của người thực hành và xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp này:

PLHS đến nay vẫn chưa có sự giải thích chính thức hoặc đưa ra cách thức xác định “Hành vi vượt quá ” của người thực hành hoặc ranh giới phân định “Hành vi vượt quá” hay “không là hành vi vượt quá” của người thực hành. Bởi vì, để xác định hành vi của người thực hành đã thực hiện trong vụ án đồng phạm có phải là hành vi vượt quá hay khơng gặp rất nhiều khó khăn trong thực tế xét xử. Ranh giới để phân biệt hành vi vượt quá hay hành vi không vượt quá phục thuộc vào việc làm rõ nhận thức và ý chí của người

đồng phạm, tức là phụ thuộc vào việc xác định lồi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi được thực hiện. Nếu lỗi trong dấu hiệu chù quan của hành vi đó là

“cùng cố ý” thực hiện hành vi thì hành vi này được xem là hành vi vượt quá và ngược lại, nếu lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi đó là “khơng cùng co ý” thực hiện hành vi thì hành vi này khơng được xem là hành vi vượt quá cùa người đồng phạm. Có thể nêu ra một số quan điểm cùa các nhà khoa học như sau: “Hành vi vượt quá là hành vi vượt ra ngoài ỷ định chung của những người đồng phạm và có thể thoả mãn dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm khác” [13, tr 39J. Hành vi vượt quá của người thực hành chính là điều kiện (căn cứ) để loại trừ TNHS đối với những người đồng phạm khác, đảm bảo nguyên tắc mồi người đồng phạm phải chịu TNHS độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Hành vi vượt quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không biết và không mong muốn. Hay nói cách khác, hành vi vượt quá của người thực hành mà những người đồng phạm khác khơng có ý định thực hiện, cũng khơng mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Nghiên cứu về hành vi vượt quá của người thực hành, thực tiễn xét xử cho thấy hành vi vượt quá của người thực hành không đơn giản mà nỏ được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau chia ra làm hai loại chính: “kirợí

quá về chẩt lượng của hành vi và vượt quá về số lượng của hành vi" [22], Như vậy, học viên xác định hành vi vượt quá của người thực hành là việc tự

thực hiện tội phạm cùa bản thân người đó mà khơng có sự cố ý cùng tham gia của những người đồng phạm khác. BLHS hiện hành cần được sửa đổi, bổ sưng thêm quy phạm giải thích về hành vi vượt quá của người thực hành hoặc cơ quan lập pháp có thể ban hành hướng dẫn, giải thích về vấn đề này trong thời gian tới.

Một trong các nguyên tắc xác định TNHS trong vụ án đồng phạm là

nguyên tăc “chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ”, tức là những người đồng phạm bên cạnh việc chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện một tội phạm thì cịn phải chịu TNHS riêng đối với hành vi mà cá nhân người đồng phạm đó một mình thực hiện và khơng có sự “cổ ý cùng” tham gia của những người đồng phạm khác. Khoản 4 Điều 17 BLHS quy định “Người đồng phạm khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành ” là cụ thể hon cho nguyên tắc này. Mồi người đồng phạm không chịu TNHS về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người thực hành lại liên quan trực tiếp đến việc

loại trừ TNHS đối với người đồng phạm khác, nên khẳng định rằng những người đồng phạm khác đều không phải chịu TNHS về hành vi vượt quả của người thực hành. Nội dung mới này BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của đã khắc phục được hạn chế lớn của BLHS năm 1999 trong việc xác định TNHS đối với hành vi vượt quá của người thực hành góp phần đảm bảo ngun tắc cơng bằng, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm.

* Nguyên tắc xác định TNHS đổi với những người đồng phạm được thê hiện ở Phần các tội phạm trong BLHS:

Nguyên tắc xác định TNHS đối với những người đồng phạm phân tích nêu trên cịn được thể hiện ở CTTP của một số tội phạm ở Phần các tội phạm BLHS, cụ thể là Điều 109, 111, 112 và Điều 118 BLHS. Ở Điều 109 - Tội hoạt động nhằm lật đố chính quyền nhân dân, trong nhóm đồng phạm hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; trong khi đó người đồng phạm khác, thì chỉ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Điều 118 - Tội phá rối an ninh, quy định khung hình phạt riêng nặng hơn đối với người kích động, lơi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh,

chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tồ chức nhằm chống chính quyền nhân dân (khơng thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 BLHS) phạt tù từ 05 năm đến 15 năm, trong khi đó đối với người đồng phạm khác, khơng có hành vi kích động, lơi kéo, tụ tập chỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Như vậy, nội dung các điều luật trên là điển hình cho ngun tắc phân hố trong xác định TNHS trong đồng phạm. Cơ quan lập pháp đã không chỉ dừng lại ở việc xác định nguyên tắc chung tại Phần những quy định chung BLHS mà cụ thể hoá vào từng điều luật ở Phần các tội phạm BLHS thể hiện

Một phần của tài liệu Chế định đồng phạm trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn năm 2015 2020) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)