Giải pháp về xây dựng pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công

Một phần của tài liệu Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 93 - 98)

việc xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Cụ thể là bổ sung việc xây dựng các cơ chế, quy chế và chính sách bổ trợ cho các quy định pháp luật về chuyển đổi DNNN sang cơng ty TNHH một thành viên. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả thực thi các quy định về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế kiểm tra, đánh giá việc thực hiện pháp luật.

Ba là, các DNNN hoạt động dưới mơ hình cơng ty TNHH một thành viên tổ chức, hoạt động tuân thủ các nguyên tắc, quy định của pháp luật về chuyển đồi DNNN sang công ty TNHH một thành viên, cần nghiên cứu xây dựng các giải pháp để đảm bảo thực thi pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Hiệu quả hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp sau chuyến đổi phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản trị doanh nghiệp do trách nhiệm của những người quản lý, điều hành doanh nghiệp, cần thiết bổ sung việc xây dựng các quy định chế tài đối với những hành vi vi phạm pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Bên cạnh đó cần có cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý, điều hành và chế tài đối với trường họp người có quyền quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm gây ảnh hường nghiêm trọng đến kinh tế Nhà nước.

3.1. Giải pháp về xây dựng pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên TNHH một thành viên

Đe khắc phục hạn chế của các quy định pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Luận văn đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung theo tinh thần Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi cơng ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hừu (Nghị định số 25/2010/NĐ-CP) như sau:

Thú' nhất, đối với quy định pháp luật về đối tượng, điều kiện chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên.

Đôi với quy định pháp luật vê đôi tượng chuyên đôi DNNN sang công ty TNHH một thành viên, cần bổ sung, điều chỉnh một số nội dung theo tinh thần Nghị

định số 25/2010/NĐ-CP như sau:

- Bổ sung quy định xác định doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công nghệ thơng tin của tồng cơng ty, tập đồn mà tồng cơng ty, tập đồn Nhà nước cần nắm giừ 100% vốn điều lệ;

- Bổ sung, điều chỉnh một số ngành, lĩnh vực hoạt động của DNNN cho phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và thực tiễn hoạt động. Ví dụ như bồ sung thêm lĩnh vực “sản xuất phim khoa học, thời sự phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin đối ngoại và nhiệm vụ an ninh tư tưởng, văn hóa”, “bảo hiểm tiền gửi và mua bán, xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tố chức tín dụng”, “Quản lý, khai thác các bến cảng tại cảng biến đặc biệt theo quy định về phân loại cảng biển Việt Nam” ... Trong tương lai, Chính phủ và các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng quy định pháp luật về DNNN thực hiện sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu bằng danh sách cụ thế. Như vậy các Bộ, ngành, địa phương có cơ sở pháp lý chắc chắn để rà sốt, có định hướng sắp xếp DNNN.

Đồng thời, kiến nghị bãi bỏ quy định về đối tượng chuyển đối sang công ty TNHH một thành viên theo khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 25/2010/NNĐ-CP. Tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 25/2010/NNĐ-CP quy định các DNNN thuộc đối tượng cổ phần hóa nhưng đến ngày 01/7/2010 chưa thực hiện cổ phần hóa thì tạm thời chuyển đổi sang cơng ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên nội dung quy định theo khoản 3 Điều 8 cùa Nghị định số 25/2010/NNĐ-CP không phù hợp quy định pháp luật hiện nay về chuyển DNNN và công ty TNHH một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Cụ thể là:

Theo quy định Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành

viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;

Nghị định sơ 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ vê đâu tư vôn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP thì các DNNN thuộc đối tượng cổ phần hóa thì thực hiện cổ phần hóa khơng cần tạm thời chuyển đổi sang cơng ty TNHH một thành viên.

Vì vậy, cần thiết bãi bỏ quy định về đối tượng chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên theo khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 25/2010/NNĐ-CP.

Đối với quy định pháp luật về điều kiện chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Theo tinh thần Nghị định số 25/2010/NĐ-CP quy định

DNNN thuộc đối tượng chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên là các DNNN thỏa mãn điều kiện chuyển đồi sang công ty TNHH một thành viên. Điều kiện chuyển đối sang công ty TNHH một thành viên căn cứ chủ yếu vào tiêu chí, danh mục phân loại theo ngành, lĩnh vực hoạt động của DNNN. Do đó, trước hết, việc xây dựng quy định pháp luật về tiêu chí phân loại đối với DNNN, quy định pháp luật về phần trăm vốn điều lệ của doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ cần cân nhắc kỹ lưỡng, càn hướng đến dài hạn, danh mục cần ổn định tương đối lâu dài.

Thứ hai, đối với các quy định pháp luật về thẩm định, phê duyệt, triển khai đề án chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên.

Theo quy định Nghị định số 25/2010/NĐ-CP quy định sau khi chú thể có thẩm quyền ban hành quyết định chuyền đổi, Ban chuyển đổi doanh nghiệp căn cứ đề án chuyển đổi đã được chủ thể có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tiến hành triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định Nghị định số 25/2010/NĐ-CP chưa có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Ban chuyển đồi doanh nghiệp trong thực hiện đề án chuyển đổi. Do đó, đề xuất bổ sung các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Ban chuyển đổi trong thực hiện đề án chuyển đổi. Đó sẽ là cơ sở đảm bảo Ban chuyển đối doanh nghiệp thực hiện đủng chức năng, nhiệm vụ cùa mình và cũng là căn cứ xem xét trách nhiệm nếu có sai phạm.

Thứ ba, đơi với các quy định pháp luật vê việc xử lý tài sản, tài chính, lao động khi chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên.

Trên cơ sở quy định Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về việc xử lý tài sản, bổ sung các quy định về định giá tài sản, đặc biệt là định giá đất đai trong xử lý tài sản khi thực hiện chuyến đổi sang công ty TNHH một thành viên. Đối với việc xử lý lao động khi chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên, cần bồ sung một

số quy định như: thời điểm chấm dứt họp đồng lao động, thời hạn chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư.

Theo kiến nghị của tác giả, nên quy định thời điềm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động dôi dư là thời điểm DNNN chính thức chuyển sang cơng ty TNHH một thành viên, về thời hạn chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư nên quy định là trong thời hạn 30 ngày kể từ khi DNNN chính thức chuyến sang cơng ty TNHH một thành viên. Điều này giúp DNNN và người lao động cơ sở pháp lý thống nhất để thực hiện và đảm bảo quyền lợi của lao động dôi dư.

Đồng thời, bổ sung quy định thời điểm chốt danh sách lao động dôi dư, xây dựng và công khai phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp sau chuyến đối. Việc chốt danh sách lao động dôi dư, phê duyệt phương án sử dụng lao động phải trước khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án sắp xếp lại doanh nghiệp. Tác giả kiến nghị nên quy định thời điếm chốt danh sách lao động dôi dư, xây dựng và công khai phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp sau chuyển đổi là trước thời điểm DNNN chính thức chuyển sang cơng ty TNHH một thành viên ít nhất 30 ngày.

Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định đối với trường họp công ty mẹ nắm giữ 100% vốn Nhà nước chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên thực hiện sắp xếp lại công ty con mà người quản lý của công ty con hết thời gian bổ nhiệm, hoặc không được bầu, bồ nhiệm nhưng khơng bố trí việc làm tại cơng ty sau khi sắp xếp lại được giải quyết chế độ như người lao động dơi dư.

Ngồi ra, cũng cần sửa đổi một số nội dung về chính sách lao động dơi dư theo tinh thần Nghị định số 25/2010/NĐ-CP cho phù họp với qưy định của Bộ luật

Lao động năm 2019 và Nghị quyêt sô 27-NQ/TW. Cụ thê, từ năm 2021 tuôi nghỉ hưởng lương hưu của người lao động dôi dư cần điều chỉnh lại là: đối với nam là từ đủ 55 tuổi lên 55 tuổi 03 tháng, mỗi năm tăng 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi; đối với nữ là từ đủ 50 tuổi lên 50 tuổi 04 tháng, mỗi năm tăng 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi. Đồng thời sửa đổi quy định dùng mức lương tối thiểu vùng thay cho quy định dùng mức lương tối thiểu ngành để tính các khoản tiền trợ cấp, khoản tiền hỗ trợ cho người lao động dôi dư.

Thứ tư. đối với các quy định pháp luật về xác định vốn điều lệ. Trên cơ sở quy định Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, bổ sung quy định về việc xác định vốn điều lệ của các doanh nghiệp đặc thù như trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp thực hiện chuyển đồi sang công ty TNHH một thành viên. Xóa bỏ tình trạng chỉ được giao quản lý và sử dụng tài sản nhà nước mà khơng có cở sở xác định vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Có thể quy định nguyên tắc xác định vốn điều lệ của DNNN hoạt động lĩnh vực nông, lâm nghiệp như đối với các DNNN có quy mơ lớn hoặc quy định vốn pháp định đối với các doanh nghiệp trong

lĩnh vực này.

Thứ năm. đối với quy định về cơ cấu tồ chức công ty TNHH một thành viên. Theo quy định Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên khơng đề cập đến việc thành lập Ban kiểm sốt. Đồng thời, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP không ghi nhận về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ, chế độ làm việc của Ban kiềm soát. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận chi tiết về việc thành lập Ban kiểm soát, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ, chế độ làm việc của Ban kiểm sốt. Vì vậy, trên tinh thần Nghị định số 25/2010/NĐ-CP đề xuất bổ sung, điều chỉnh quy định về cơ Cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên. Theo đó, cần quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên phải thành lập Ban kiểm soát; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ, chế độ làm việc của Ban kiếm soát thực hiện theo quy định Luật doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng tập trung quyền lực quản lý và điều hành

vào một người và lợi dụng việc này đê trục lợi cân sửa đôi quy định cho phép kiêm nhiêm giữa Chù tịch HĐTV hay Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc. Cụ thể cần sửa đổi quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 22 và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP cho thống nhất với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP là “Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế tốn trưởng khơng được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác”.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trên địa bàn tỉnh đồng tháp (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)