nội dung cụ thể, chi tiết và tách bạch rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cùa Chủ tịch HĐTV hoặc Chú tịch Công ty với Tổng Giám đốc.
Thứ sáu, cần bổ sung việc xây dựng các quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thực hiện chuyến đổi DNNN sang cơng ty TNHH một thành viên có trách nhiệm sửa đối hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi các quy định có liên quan việc chuyển đồi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Bởi vì thực tế chỉ có các chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong chuyển đối DNNN sang công ty TNHH một thành viên mới nắm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Từ đó các Bộ, ngành trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thực hiện chuyển đối DNNN sang cơng ty TNHH một thành viên có cơ sở nghiên cứu hoặc đề xuất xây dựng, điều chỉnh pháp luật, nghiên cứu các giài pháp hiệu quả để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong q trình sắp xếp DNNN.
3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên cơng ty TNHH một thành viên
Một là, thay đổi thói quen trong quản lý DNNN. cần xóa bở thói quen quản lý DNNN theo kiểu tập trung quyền lực. Trên thực tế phần lớn các DNNN sau chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên thiên về áp dụng phương án kiêm nhiệm giữa các chức danh quản lý là Chú tịch HĐTV, Chủ tịch công ty với Tổng Giám đốc với lý do thói quen trong quản lý, điều hành, hoặc để tránh chồng chéo dễ gây mâu thuẫn, mất đồn kết. Thế nhưng thói quen này vơ hình chung làm cho
quyên lực tập trung vào một người dê dân đên vi phạm nguyên tãc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường.
Để thay đổi thói quen này, cũng như để hạn chế tình trạng vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và rủi ro xảy ra do vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp. Ngoài việc sửa đổi quy định về cơ cấu tổ chức quản lý DNNN sau chuyển đồi là không cho phép kiêm nhiệm giữa các chức danh quản lý của doanh nghiệp như đã kiến nghị trong nhóm giải pháp về xây dựng pháp luật, cịn cần có cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, kịp thời xử lý khi có sai phạm. Đây là cơ sở ràng buộc các doanh nghiệp sau chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên tuân thủ đúng quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp sau chuyển đổi.
Hai là, thực hiện công khai, minh bạch trong bố nhiệm các vị trí quan trọng của doanh nghiệp sau chuyển đổi. Tránh trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn hay mối quan hệ để được đảm nhiệm các vị trí có sức ảnh hưởng trong doanh nghiệp. Nhờ vậy doanh nghiệp mới có thề thực sự tìm được người có đủ năng lực, có trình độ chun mơn để giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động.
Ba là, việc lựa chọn, bổ nhiệm Kiểm soát viên. Kiểm soát viên là một chức danh có vai trị quan trọng và gắn liền với chủ sờ hữu của doanh nghiệp sau chuyển đối, giúp chủ sở hữu kiếm sốt được tình hình tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Việc lựa chọn, bổ nhiệm, thực thi nhiệm vụ, tăng cường trách nhiệm, năng lực của các Kiềm soát viên là các vấn đề hiện nay và lâu dài của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Điều này có ảnh hưởng đến tính đối mới, khác biệt, sức sống của mơ hình cơng ty TNHH một thành viên so với DNNN. Vì vậy, để Kiểm sốt viên có thể hoạt động, phát huy vai trị giám sát, kiểm sốt doanh nghiệp, cần khẩn trương ban hành quy chế hoạt động của Kiểm sốt viên, kể cả đối với trường hợp có 1 kiểm soát viên hay 2 hoặc 3 kiểm soát viên.
Bốn là, áp dụng nguyên tắc hợp đồng lao động đối với các cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp sau chuyển đổi tương tự như đối với các doanh nghiệp khác. Bỏ chế độ công chức nhà nước áp dụng với 3 chức danh là Giám đốc (Tổng
giám đơc), Phó Giám đơc (Phó Tơng giám đơc) và Kê tốn trưởng. Đơng thời ban hành văn bản hướng dẫn việc thuê giám đốc điều hành để thu hút được người tài trong quản lý, điều hành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sau chuyển đổi.
Năm là, về thẩm quyền ban hành chế độ quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận của công ty TNHH do Nhà nước làm chủ sở hữu. Thực tiễn cho thấy quyền tự chủ trong chế độ quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, nhất là phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp sau chuyển đổi chưa cao, chưa tạo động lực cho doanh nghiệp. Vì vậy cần quy định rõ thẩm quyền ban hành chế độ quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận ... đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc về cơ quan thực hiện chức năng chủ sở hữu. Cơ quan quản lý nhà nước không ban hành hoặc hướng dẫn về vấn đề này.
Sáu là, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia điều hành doanh nghiệp sau chuyển đổi. Mục tiêu lớn nhất của việc chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên là để đổi mới tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc đổi mới không nên chỉ dừng lại ở mơ hình tổ chức mà cịn cần quan tâm củng cố, đổi mới yếu tố con người, cần cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo hướng giảm các thành viên kiêm nhiệm, bố sung các thành viên là nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Đề ra cơ chế, chính sách thu hút các chuyên gia giỏi, cho phép thuê chuyên gia tài chính tham gia điều hành cơng ty.
Bảy là, đối với những doanh nghiệp sau chuyển đối hoạt động lĩnh vực độc quyền thì cần có những quy định đề ràng buộc, quản lý các doanh nghiệp này không dùng vị trí độc quyền để chi phổi thị trường, hoặc lợi dụng vị trí độc quyền để gây tổn hại cho người tiêu dùng bằng cách tạo nên sự khan hiếm hàng hóa, tăng giá, tăng phí.... Nhà nước điều tiết thị trường là phải quản lý được giá và phí của những loại doanh nghiệp này và phải đảm bảo cung cấp mọt cách công bằng cho mọt đối tương xã hội.