2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tranh tụng của
đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thấm trên địa bàn tỉnh Đẳk Lắk
Thứ nhất, thống nhất và nâng cao ý thức pháp luật về bảo đám quyền tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án dần sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Ý thức pháp luật là một sản phẩm của q trình phát triển xã hội và nó phản ánh tồn tại xã hội. Trên thực tế, khi tồn tại xã hội đã thay đổi nhưng ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội trước đó, đặc biệt là yếu tố tâm lý, tập quán vẫn còn tồn tại trong thời gian dài sau đó. Trong một số trường hợp đặc biệt ý thức pháp luật có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội khi đó là những tư tưởng pháp luật khoa học, tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hội. Ý thức pháp luật dù phàn ánh tồn tại xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó đều có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, cần có biện pháp phát huy tính tích cực trong biểu hiện của sự tác động của ý thức pháp luật đổi với tồn tại xã hội và hạn chế các mặt tiêu cực.
Ý thức pháp luật của chúng ta hiện nay về bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự mang đặc tính chung của ý thức pháp luật Xã hội chủ
nghĩa. Do giới hạn vê mặt nhận thức, ý thức pháp luật của chúng ta vê bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự không đồng đều. Để thực hiện quyền tranh tụng hiệu quả cần có mơi trường để thể hiện, đó là nhận thức của tồn xã hội mà yếu tố quyết định là ý thức pháp luật về quyền tranh tụng của đương sự nói riêng và người dân nói chung. Do có nhiều mức độ trong nhận thức và nhiều quan điểm trái chiều nhau về quyền tranh trung, việc thống nhất nhận thức chung về quyền tranh tụng là việc vô cùng cần thiết. Nếu như quyền tranh tụng chỉ được tiến hành trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật mà không chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của nhân dân, ý thức xã hội, ý thức pháp luật về bảo đảm quyền tranh tụng thì sẽ chỉ trở thành một thể chế cứng nhắc, mang tính hình thức. Chỉ khi nào tồn xã hội có sự nhận thức đúng đắn, hiểu hết ý nghĩa của việc bảo đảm quyền tranh tụng thì mới phát huy được hết các giá trị của nó trong cuộc sống.
Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến quần chúng nhân dân thông qua nhiều phương tiện, nhiều phương pháp mà chủ đạo là phương pháp đối thoại
Phát huy vai trị của phương tiện thơng tin đại chúng trong công tác phố biến, giáo dục pháp luật, nhất là tồ chức, hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của tịa án trong mơ hình tổ tụng dân sự mới, thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về các nguyên tắc xét xử của Tịa án.
Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ của đội ngũ cán bộ làm việc liên quan đến pháp luật khi tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ hay hội thảo chuyên đề chuyên sâu về bảo đảm quyền tranh tụng của đương
sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm.
Xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm.
Thứ ba, kiện toàn đội ngũ cán bộ Tịa án và các cơ quan chức năng có liên quan là một yeu tố cần thiết khách quan đê bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm
Việc hạn chế từ yếu tố con người là khơng thể tránh khỏi trong giai đoạn có sự thay đối mang tính cải cách. Trong bất kỳ một cuộc cải cách nào thì vấn đề đầu tiên và rất quan trọng mà chúng ta phải lưu ý đó là vấn đề con người. Muốn thực hiện việc bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, khơng có cách nào khác là trước tiên phải nâng cao trinh độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong công tác đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp. Điều đó địi hỏi việc rà sốt một cách nghiêm túc về tính hợp lý, khoa học, sự phù hợp của các tiêu chuẩn đào tạo các chức danh tư pháp, chuẩn hóa đội ngũ này nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực hiện bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm. Định hướng chung là:
Khắc phục tư tưởng quan liêu, bảo thủ còn tồn tại trong một bộ phận đội ngũ cán bộ ngày nay với tư duy lối mòn về cơ chế bao cấp đã đi sâu vào tư duy và cách nhìn nhận vấn đề. cần xóa bỏ khái niệm “án tại hồ sơ” mà chủ yếu được định hình trong các lập luận của đội ngũ Hội đồng xét xử.
Trên cơ sở đó xây dựng đội ngũ này theo hướng tiêu chuẩn hóa về trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, chun mơn nghiệp vụ, kinh nghiệm và kiến thức xã hội. Trên cơ sờ tiêu chuấn đó, xây dựng chương trình đào tạo chung về kiến thức cơ bản, tiếp đó là đào tạo chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên theo hướng cập nhật kiến thức mới. Đổi mới việc tuyển chọn bố nhiệm các chức danh tư pháp, mở rộng nguồn để bổ nhiệm các chức danh này, xác định chế độ đãi ngộ thỏa đáng.
Thứ tư, xây dựng cơ sở vật chát kỹ thuật cho hoạt động xét xử
Triển khai xây dựng quy hoạch phát triển các ngành tư pháp nhằm bảo đảm cơ sở vật chất, trụ sở và phương tiện làm việc cho hệ thống cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Thứ năm, xây dựng CO' chế đặc thù phân bô ngán sách đầu tư CO' sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan tư pháp ở tỉnh Đắk Lắk, cải tiến chế độ
tiền lương, phụ cấp đổi với cán bộ, công chức các ngành tư pháp; có chính sách nhà cơng vụ cho các cơ quan tư pháp đế tạo điều kiện cho việc điều động, luân chuyển cán bộ theo kế hoạch.
Xây dựng và áp dụng công nghệ thơng tin kết nối tồn hệ thống cơ quan tư pháp cả nước lần trong địa phương để cập nhật số liệu hồ sở giải quyết vụ việc.
Thứ sáu, hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, giám sát và phản biện xã hội đoi với hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ỏ' tinh Đắk Lắk nói riêng
Cần phải có những quy định bổ trợ để thực hiện tốt quyền tranh tụng như các quy định về thu thập chứng cứ của đương sự, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trách nhiệm pháp lý của chủ thể cung cấp chứng cứ, trách nhiệm pháp lý của những người được triệu tập đến phiên tịa, sự hồ trợ pháp lý miễn phí đối với những đối tượng có hồn cảnh khó khăn về kinh tế ... .
KỂT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cún thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có• • • 1 • thể thấy rằng: Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ra đời với những sửa đổi, bổ sung thể hiện rõ tính tranh tụng và đảm bảo tranh tụng hơn mà cụ thể là mở rộng quyền tranh tụng của đương sự. Tuy nhiên, bộ luật mới chỉ khắc phục được phần nào một số nhược điểm của Bộ luật tố tụng dân sự thời kỳ trước đó. Việc tồn tại nhũng quy định cịn chưa thống nhất gây khó khăn cho q trình bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm như tồn tại về điều kiện vật chất kỹ thuật, chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp trong việc đảm bảo tranh tụng...
Bão đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự. Trong bối cảnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay thì bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự cần được nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn đế đảm bảo tính khách quan và dân chủ trong hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động xét xử của Tịa án nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu đó, từ những đánh giá thực trạng với thành tựu và
hạn chế của việc bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là cơ sở để luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp giúp bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm.
KÊT LUẬN
Cải cách tư pháp trong điêu kiện xây dựng nhà nước pháp quyên Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành cơ chế pháp lý và cơ chế xã hội hữu hiệu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đặc biệt là của đương sự trong tố tụng dân sự. Cải cách tư pháp chính là q trình đổi mới toàn diện hệ thống tư pháp với trọng tâm là hoạt động xét xử nhằm làm cho tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp ngày một thể hiện đầy đù và đúng đắn bản chất của cơ quan bảo vệ pháp luật. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp xuất phát từ yêu cầu của người dân đó là Nhà nước pháp quyền phải có một hệ thống tư pháp cơng khai, dễ tiếp cận, đúng pháp luật và hiệu quả.
Để đáp ứng được mục tiêu quan trọng trong thực tiễn hoạt động tố tụng hiện nay địi hỏi phải có một nghiên cứu chun sâu để có được cái nhìn toàn diện về bảo bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm. Cải cách tư pháp cũng đặt ra nhiệm vụ phải nhận diện được và giải quyết dứt điểm những hạn chế, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật, trong thực hiện pháp luật làm hạn chế việc phát huy vai trò của tranh tụng.
Từ những yêu cầu đó, luận văn đi sâu vào phân tích cơ sở lý luận bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm với các nội dung: Khái niệm, đặc điểm, nội dung, yêu cầu, vai trò, ý nghĩa. Trên cơ sở lý luận đó, chương 2 luận văn đánh giá những kết quả đạt được về bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới tính khách quan trong hoạt động tranh tụng của hệ thống Tòa án nhân dân tinh Đắk Lắk
do pháp luật hiện hành còn nhiêu quy định chưa phản ánh đây đủ bản chât và bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm.
Bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay cần qn triệt các quan điểm: hồn thiện mơ hình tố tụng; vận dụng yếu tố tranh tụng phải dựa vào điều kiện đặc thù về tố tụng dân sự cùa Việt Nam; áp dụng bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm phải bao qt tồn diện mơ hình tố tụng; bảo đảm quyền tranh tụng gắn với yêu cầu và lộ trình cải các tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.
Nguyễn Cơng Bình (2003), “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự”,
Tạp chí luật học, (6).
Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
Trịnh Văn Chung (2016), Nguyên tắc tranh tụng trong tổ tổ tụng dân
sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Thiều Chửu (1993), Hán - Việt tự điên. Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thu Hà (2002), Tranh tụng tại phiên toà sơ thăm dân sự,
một sổ vẩn đề ly luận và thực tiễn. Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học
Luật Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Hà (2010), “Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng dân sự”, Tạp chỉ Nhà nước và Pháp luật. Viện Nhà nuớc và Pháp luật.
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết
03/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đôi, hô sung theo Luật sửa đôi, hô sung một số điều của Bộ luật tố
tụng dân sự, Hà Nội.
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết
04/2012/NQ-HĐTP Hưởng dẫn thi hành một số quy định “Chứng mình và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đôi theo Luật sửa đôi Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt
Nam - Những vấn đề lỷ luận và thực tiễn. Luận văn Thạc sĩ luật học,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bùi Thị Huyền (2016), Bình luận Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Nxb Lao động, Hà Nội.
11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22.
Nhà pháp luật Việt - Pháp (2002), Một sô nội dung vê nguyên tăc tô
tụng xét hỏi và tranh tụng. Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyên chọn, bồi dưỡng, bô nhiệm, quản lý Thâm phán.
Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bô sung
một số điều năm 2011, Hà Nội.
Quốc hội (2014), Luật tỏ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
Nguyễn Trương Tín (2010), Một số vẩn đề về sự tham gia tranh tụng
của người bị hại và nguyên đơn dãn sự tại phiên tồ hình sự sơ thảm theo yêu cầu cải cách tư pháp, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
Tòa án nhân dân huyện Krơng Pắc, tỉnh Đắk Lắk (2019), Quyết định
đình chỉ vụ án số 118/2019/QĐST-DS ngày 20/11/2019, Đắk Lắk.
Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk (2020), Hồ sơ vụ án
thụ lý số 31/2020/TLST-DS ngày 17/01/2020, Đắk Lắk.
Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2020), Bản án sổ 70/2020/DS-PT, ngày 21-4-2020, ĐắkLắk.
Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2020), Bản án sổ 79/2020/DS-PT, ngày 29-4-2020, Đắk Lắk.
Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính (2014), 7%óng tư liên tịch 02/2014/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP-BTC Hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật tố tụng dân