1.3. Các yếu tố bảo đảm quyền con ngưịi trong quyết định hình phạt
1.3.1. Yếu tố chính trị
vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự là một hoạt động có ý nghĩa chính trị, pháp lý sâu sắc, đây là một trong những chính
sách quan trọng ln được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua. Điều
này được thê hiện thông qua việc Đảng và Nhà nước đã kịp thời xây dựng và ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về lĩnh vực này cũng như vấn đề tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong các hoạt động tố tụng hình sự. Hiện nay, trước yêu cầu cấp bách về đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước trong tinh hình mới, Đảng đã đưa ra các quan điểm, đường lối, Nghị quyết về công cuộc cải cách tư pháp, hoàn thiện thể chế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xà hội.
Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thi yêu cầu đặt ra đối với công tác tư pháp, trong đó có các hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn. Vì vậy, cấp ủy Đảng các cấp cần phải có các chủ trương, quan điểm, biện pháp đối với việc kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực tư pháp theo hướng tinh gọn, chất lượng cao.
Đe đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, công tác xây dựng Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhàm nâng cao lập trường tư tưởng và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho chủ thể thực hiện tố tụng hình sự, trong đó có hoạt động xét xử và quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội. Đặc biệt, trong thời gian qua, tình hình các vụ án hình sự có người phạm tội dưới 18 tuối trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước diễn biến rất phức tạp và tinh vi, gây mất an ninh và trật tự an toàn xã hội tại các địa phương đó. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với cơng tác xét xử các vụ án có người dưới 18 tuối phạm tội là tiền đề, điều kiện tạo chuyển biến tích cực và nâng cao chất lượng trong việc bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời nhằm giải quyết các vụ án có người dưới 18 tuối phạm tội được nhanh chóng, chính xác, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi phạm
tội, góp phân tích cực vào cơng cuộc đâu tranh phịng chơng tội phạm xảy ra, đặc biệt là đối với người dưới 18 tuồi phạm tội. Đây là cơ sở để các cán bộ, thẩm phán
có thẩm quyền trong việc ra quyết định hình phạt thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội luôn giữ vừng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong sạch, ln có tinh thần trách nhiệm cao, hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Đối với các tồ chức chính trị - xã hội là lực lượng giữ vai trò quan trọng đối với công tác thông tin, tuyên truyền, phố biển các quy đinh của pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân về vấn đề quyền con người, quyền cơng dân trong tố tụng hình sự nói chung và bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi nói riêng. Thơng qua những hoạt động đó để góp phần giải thích, tun truyền và giáo dục pháp luật rộng rãi đến mọi người để họ hiểu và nám chắc được các
quy định của pháp luật về lĩnh vực này, vận động quần chúng nhân dân tuân thủ pháp luật, từ đó họ tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
1.3.2. Yếu tố pháp lỷ
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xà hội chủ nghĩa thì một trong những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra hiện nay là Nhà nước phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và thống nhất. Xuất phát từ nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, do đó, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là công cụ quản lý nhà nước và điều tiết các quan hệ xà hội theo trật tự nhất định. Vi vậy, trong quá trình áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng,
cán bộ tòa án phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật đế tiến hành việc ra quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội góp phần giải quyết vụ án được kịp thời, chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người trong q trình giải quyết vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuối phạm tội. Các quy định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức Tịa án năm 2014 và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan chính là cơ sở pháp lý, điêu kiện quan trọng đê các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện việc bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, các điều kiện về cơ sở pháp lý đang ngày càng được hoàn thiện, ngoài Hiếp pháp năm 2013 quy định những quyền cơ bản của con người thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể hơn về vấn đề quyết định hỉnh phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Nếu như hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan
đến hoạt động tố tụng hình sự nói chung, việc ra quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội nói riêng khơng được hồn thiện, thống nhất sè dẫn đến chất lượng áp dụng pháp luật và giải quyết các vụ án hình sự sẽ khơng cao, trong đó có các vụ án mà người bị buộc tội dưới 18 tuổi.
Bên cạnh đó, phải có sự bảo đảm về mặt pháp lý, bao gồm cả sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định, sự thống nhất của cơ chế tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Trong Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: "Nhìn chunghệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tỉnh khả thỉ thấp, chậm đivào
cuộcsống" [3]. Đồng thời, Nghị quyết cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong
q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật, đó là: "Cơ chế xây dựng,sửa đơi, bơ sung pháp luật còn nhiều bất hợp lývà chưađược coi trọng về đơi mới và hồn thiện. Tiến độ xảy dựng luật,pháp lệnhvà các văn bản hướng dẫn thi hành
cònchậm,chất lượng cácvãnbản phảp luậtchưa cao ” [3].
Đe hoạt động bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của cơ quan ra quyết định hình phạt thì trước hết phải xây dựng được một hệ thống các quy phạm pháp luật đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất. Bởi vì, chỉ khi nào hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội chặt chẽ, khoa học thì mới xác định được khi nào quyền và lợi ích họp pháp của họ
bị xâm phạm, cân được bảo vệ. Pháp luật tơ tụng hình sự ghi nhận các quyên năng tố tụng cụ thể mà người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng là bảo đảm cho các quyền năng đó của họ trong các
vụ án hình• sự • được• thực• hiện• trên thực4 tế. Các quyJL J định này J nếu được thể hiện một• cách cụ thể, chi tiết thì các quyền tố tụng của người dưới 18 tuổi phạm tội trong các vụ án hình sự sè càng có tính khả thi và hiệu quả của nó càng cao trong thực tiễn
của quá trình tố tụng hỉnh sự.
Hiện nay, mặc dù nhà nước ta đã xây dựng được một khung chính sách tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội, có cơ quan và thủ tục chuyên biệt cùng các cơ chế hỗ trợ khác để bảo đảm thực thực thi chính sách đó, đáp ứng cơ bản và đầy đủ các chuẩn mực pháp lý quốc tế liên quan. Tuy nhiên, thực tế là việc đảm bảo quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội ở Việt Nam vẫn có những rào cản nhất định từ đó làm hạn chế đối với việc bảo đảm quyền
con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đó là:
Thứnhất, vẫn cịn sự chưa thống nhất về địa vị pháp lỷ của người dưới 18 tuổi. Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hợp quốc, người
dưới 18 tuổi được hiểu thống nhất là trẻ em, là người chưa thành niên. Cơng ước thừa nhận các quốc gia có thể ghi nhận khái niệm trẻ em trong giới hạn độ tuồi khác nhưng tinh thần phản ánh trong các quy định của công ước hướng tới việc thống nhất quan điểm về lứa tuổi này và phải theo hướng có lợi cho đối tượng đó. Trong pháp luật Việt Nam, các khái niệm trẻ em, người chưa thành niên không thống nhất. Theo Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em chỉ bao gồm những người dưới 16 tuổi. Theo
Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa thành niên là người dưới 18 tuồi. Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ở Việt Nam không phải là trẻ em mà là người chưa thành niên. Do đó, chế độ bảo hộ đặc biệt đối với trẻ em tại Việt Nam rõ ràng chưa dành cho những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó, chính sách hình sự của Việt Nam cũng có sự phân hóa tương đối rõ rệt trong đối xử với người phạm tội đủ 14 tuối đến dưới 16 tuồi và đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Điều này là chưa hồn tồn
tương thích với chê độ bảo hộ đặc biệt, các tiêu chuân nhân quyên áp dụng bình đẳng đối với mọi người dưới 18 tuổi trong Công ước về Quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hợp quốc.
Thứ hai, chưa có sự thống nhất về phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách
hình sự đối với người dưới 18 tuồi phạm tội và đối tượng áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuối và đối tượng xét xử của Tịa gia đình và người chưa thành niên. Đối tượng áp dụng chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS Việt Nam là người dưới 18 tuổi khi phạm tội; đối tượng áp dụng thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi là người dưới 18 tuối khi bị điều tra, truy tố, xét xử; cịn đối tượng xét xử của Tịa gia đình và người chưa thành niên là bị cáo dưới 18 tuổi. Theo đó, người phạm tội khi dưới 18 tuổi nhưng bị điều tra, truy tố, xét xử khi đã đủ 18 tuổi trở lên sẽ không được áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt và không được xét xử bởi Tịa gia đình và người chưa thành niên. Vì vậy, hành vi phạm tội của họ không được đánh giá bởi những người tiến hành tố tụng có kinh nghiệm giải quyết các vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội, có hiếu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi. Khi xét xử người đủ
18 tuổi trở lên cũng không bắt buộc phải có sự hiện diện của những người có hiểu biết sát thực về điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân và điều kiện phạm tội của họ lúc họ dưới 18 tuổi như: thầy giáo, cô giáo, đại diện cùa nhà trường, cơ quan, tố chức nơi người học tập, lao động và sinh hoạt. Điều đó dẫn đến có khả năng là hành vi phạm tội lúc dưới 18 tuổi nhưng bị điều tra, truy tố, xét xử ngay lúc vẫn còn dưới 18 tuồi sẽ được đánh giá phù họp với nhận thức, hoàn cảnh cúa họ khi phạm tội và có xu hướng đánh giá độ lượng hơn là sau khi đủ 18 tuổi mới bi điều tra, truy tố, xét xử. Điều này nếu nhìn một cách tồn diện rõ ràng là chưa thật cơng bằng vì mặc dù người thành niên bị buộc tội về hành vi đã thực hiện khi dưới 18 tuổi không nhất thiết phải được hưởng đầy đủ các quy định của thủ tục tố tụng đặc biệt nhưng ít nhất họ phải được xét xử bởi nhũng người có kinh nghiệm giải quyết các vụ án người chưa thành niên phạm tội, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi để bảo đảm việc đánh giá hành vi phạm tội trong trường hợp đó được đặt trên lập trường, tâm lý khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
Thứ ha, việc thành lập hệ thơng Tịa án chun trách giải qut cịn chưa nhiều trên phạm vi cả nước. Mặc dù Tịa gia đình và người chưa thành niên được quy định thành lập trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao, Tịa án nhân dân cấp tỉnh và có thể thành lập ở Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điều 30, 38, 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Tuy nhiên, Tòa gia đinh và người chưa thành niên thực tế mới được thành lập từ năm 2018 và đến nay chưa được triến khai ở tất cả các tòa án các Cấp ở Việt Nam. Do đó, kinh nghiệm hoạt động của Tịa án chun môn này chưa phong phú và việc đào tạo kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động đặc thù cùa Tòa án này cũng đang được ngành Tòa án tiến hành ở giai đoạn bước đầu. Hạn chế này cũng được xem là rào cản đối với việc bảo đảm qưyền con người trong xem xét trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Thứ tư, mặc dù đã thành lập cơ quan xét xử chuyên trách đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi nhưng chưa có cơ quan chuyên trách tiến hành các hoạt động tố tụng khác trước đó đối với người dưới 18 tuồi phạm tội như cơ quan điều tra, cơ quan công tố, cơ quan giám sát tư pháp. Trong tố chức cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam vẫn chưa có bộ phận chuyên trách phụ trách điều tra, truy tố, giám sát các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội. Việc điều tra, truy tố trong các vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội là hoạt động tiền đề của việc xem xét trách nhiệm hỉnh sự, quyết định hình phạt đối với đối tượng này bảo đảm đủng chính sách hình sự và đúng quy định cùa BLHS. Hoạt động điều tra, truy tố hay giám sát tư pháp đối với vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội do vậy có những nội dung đặc biệt và cần phải đáp ứng các yêu cầu đặc thù về thủ tục, về tiêu chuẩn người tiến hành tố tụng. Do đó, việc chưa có cơ quan chuyên trách điều tra, truy tố, giám sát tư pháp đối với vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội rõ ràng