Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 46 - 97)

1.3. Các yếu tố bảo đảm quyền con ngưịi trong quyết định hình phạt

1.3.4. Các yếu tố khác

Ngoài các yểu tố bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như đã trình bày ở trên cịn có các yếu tố khác tác động đến việc bảo đàm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội như hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cũng giữ

vai trò quan trọng và ảnh hưởng đên quá trình bảo đảm quyên con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Mặc dù chỉ là những yếu tố mang tính chất hỗ trợ, trợ giúp, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật có tác dụng lớn và cần thiết để phục vụ cho hoạt động này. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư, trang bị đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho cán bộ, thẩm phán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ giải quyết các vụ án hình sự là một yêu cầu khách quan và

cần thiết để bảo đảm phục vụ ngày càng tốt hơn cho q trình thực hiện chun mơn nghiệp vụ của các chủ thế đó.

Trong thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành đà thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ Tòa án với tư cách là chủ thể tiến hành tố tụng hình sự như các chế độ về tiền lương, thưởng, phụ cấp thâm niên và các khoản phụ cấp khác, nhưng vẫn còn thấp và chưa bảo đảm so với đặc thù cùa hoạt động nghề nghiệp, điều này đã ảnh hưởng nhất định đến công tác chuyên môn trong quá trinh thực hiện nhiệm vụ. Việc quan tâm, tạo điều kiện về đời sống vật chất sẽ góp phần đảm bảo được các chi phí sinh hoạt tối thiếu cho cuộc sống hàng ngày đế họ yên tâm công tác, cần có chế độ chính sách tương xứng nhằm động viên, khích lệ, bảo đảm u cầu trong cơng việc và là động lực để đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân các cấp thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Do đó, đế thực hiện tốt nhiệm vụ thì yếu tố về đời sống vật chất và tinh thần của chủ thể thực hiện việc bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới

18 tuối phạm tội cũng là một trong những yếu tố có tác động và ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc mà họ được giao.

Tiểu kết Chương 1

Hoạt động bảo đảm quyên con người trong quyết định hinh phạt đôi với người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự là quyền năng pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của pháp luật. Trong Chương 1, tác giả của luận văn đã tập trung nghiên cứu và đi sâu làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và các yếu tố bảo đảm đế thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người

dưới 18 tuồi phạm tội.

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự nãm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ Luật Tố tụng hình sự nàm 2015, Luật tổ chức Tịa án năm 2014, ... cho thấy việc bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội luôn được đề cao và có nhiều điếm tiến bộ phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phịng có nhiệm vụ bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội, là cơ sở để tác giả đánh giá một cách toàn diện, khách quan về thực trạng và có các giải pháp cụ thế đế hoạt động này phù hợp và có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Chương 2

THựC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHĨ HÃI PHỊNG• • •

2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình chung về việc quyết định hình phạt đối vói người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phổ Hải Phịng

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phịng

2. ỉ.1.1. Vịtrí địa lý,điều kiện tựnhiên

Hải Phịng là thành phố ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, nằm ở hạ lưu của hệ thống sơng Thái Bình có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 21001’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đơng; phía Bắc và Đơng Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đơng giáp với Vịnh Bắc Bộ là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sơng lớn là Bạch Đằng, Cửa cấm, Lạch Tray, Văn úc và sông Thái Bình. Các điểm cực của thành phố Hải Phịng là: Cực Bắc 21°01’B trên ngã ba sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc thuộc xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên; Cực Tây 106°24’Đ trên sơng Hóa thuộc xóm trại, xã Hiệp Hịa, huyện

Vĩnh Bảo; Cực Nam 20°35’B trên sơng Hóa thuộc thơn Hồng Hoa Thám, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo; Cực Nam phần hải đảo 20°07B thuộc huyện đảo Bạch Long Vỹ; Cực Đông phần đất liền 106°49’Đ thuộc mũi Đồ Sơn, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn; Cực Đông phần hải đảo 107°44’Đ thuộc đảo Bạch Long Vỹ ở huyện đảo Bạch Long Vỹ [59].

Thành phố Hải phịng là địa bàn có vị trí quan trọng, cách Hà Nội khoảng 106km theo Quốc lộ 5A. Các tuyển đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tinh thành khác như: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37 và các tuyển đường cao tốc như đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biến Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình. Hải Phịng có diện tích tự nhiên là 1.561,8km2, là thành phố lớn

với quy mô dân sơ là 2.028.514 người (tính đên ngày 01 tháng 4 năm 2019, xêp thứ 07 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Bình Dương. Mật độ dân số của thành phố là 1.332 người/km2, xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,73% và dân cư nông thôn chiếm 53,27%. Thành phố Hải Phịng có 15 đươn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm 07 quận nội thành đó là: Đồ Sơn, Lê

Chân, Ngơ Quyền, Hồng Bàng, Dương Kinh, Hải An và Kiến An; sáu huyện ngoại thành bao gồm: An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Kiến Thụy và hai huyện đảo: Bạch Long Vĩ, Cát Hải với 217 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 66 phường, 10 thị trấn và 141 xã [59].

Được • thành lập vào • JL năm 1888 khi được• tách ra từ một• tiểu khu ven biển của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phịng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, đa dạng với nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Đây là nơi có rừng quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới, là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nối tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng lồi động, thực vật, trong đó có nhiều lồi được xếp vào loại quý hiếm của thế giới. Bên cạnh đó, nơi đây cịn có cả một vùng đồng bằng thuộc tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp.

Với địa hình ở phía Bắc là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía Nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cố bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ, gồm các loại đá cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuối khác nhau, được phân bố thành tùng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển

gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kẻo dài khoảng 30km có hướng Tây Bắc - Đơng Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn bao gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đổi, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo, gồm hai

nhánh: Nhánh An Sơn - Núi Đèo câu tạo chính là đá cát kêt có hướng Tây Băc - Đơng Nam gồm có các núi: Phù Lưu, Thanh Lãng và núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Tràng Kênh có hướng Tây tây Bắc - Đông đông Nam bao gồm nhiều núi đá vôi.

về hệ thống sơng ngịi, biển. Ở Hải Phịng có khá nhiều sơng, trung bình từ 0,6 - 0,8km/km2. Độ dốc của các con sông khá nhở, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sơng Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Ĩ Hải Phịng có các con sơng chính như: sơng Bạch Đằng, sơng cấm, sông Lạch Tray,

sông Văn úc .... Do là nơi tất cả các nhánh của sơng Thái Bình đổ ra biến nên Hải Phịng có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước. Ngoài ra, tại Tiên Làng cịn có mạch suối khống ngầm duy nhất ở đồng bằng sông

Hồng, tạo ra khu du lịch suối khống nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến.

Thành phố Hải Phịng có bờ biển dài trên 125km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục, nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch sẽ hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngồi ra Hải Phịng cịn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyến thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ ... đẹp và kỳ thú. Cát Bà cũng là hòn đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long.

về tài ngun đất đai, Hải Phịng có diện tích đất là 1507,57km2, trong đó diện tích đất liền là 1208,49km2. Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha, trong đó đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nơng nghiệp chiếm 33,64%, đất lâm nghiệp chiếm 14,45%, còn lại là đất chuyên dụng. Với vị trí nằm ở ven biển cho nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng, về tài nguyên rừng, Hải Phịng có khu rừng ngun sinh trên đảo Cát Bà, là nơi dự trữ sinh quyển thể giới. Đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, một trạng thái rừng rất độc đáo. về tài nguyên biển, với bờ biển trải dài trên 125km đã mang lại nguồn lợi rất lớn về

cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc và cả nước, Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hũn tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà cịn có

các rặng san hơ, hệ thơng hang động, biên có nhiêu loại hải sản có giá trị kinh tê cao. Bên cạnh đó, Hải Phịng cịn có nguồn tài ngun đá vơi nhiều, có mỏ đá vơi ở huyện Thủy Ngun.

về khí hậu, Hải Phịng có thời tiết mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm mang tính đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam, mùa hè nóng ấm, mưa nhiều, mùa đơng khơ và lạnh, có bốn mùa, xn, hạ, thu, đơng tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình của mùa hè vào tháng 7 là 28,3°c, tháng lạnh nhất vào tháng 01 là 16,3°c. số giờ nắng trong năm cao nhất là vào các tháng mùa hè và thấp nhất là vào tháng 02, với độ ẩm trung binh trên 80%, với lượng mưa là 1600 -1800mm/năm. Như vậy, khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ơn hồ, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hồ, rất thích nghi với sự phát triển của các lồi động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân.

2. ỉ. 1.2.Điều kiện kinh tế,xãhội

Hải phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước. Hải phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương ở nước ta, là đô thị loại 1, trung tâm cấp vùng và

cấp quốc gia cùng với Đà Nằng và cần Thơ.

Hải phòng là đầu mối giao thơng đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triền, đồng thời là một trong những động lực tàng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tống hợp có nhiều khu cơng nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du

lịch, giáo dục, y tế và thúy sản; là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm của Bắc gồm Hà Nội, Hải phịng, Quảng Ninh. Khơng chỉ là một thành phố cảng cơng nghiệp, Hải phịng cịn là một trong nhũng nơi có tiềm năng du lịch rất lớn, nơi lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Bên cạnh đó, Hải Phịng hiện đang sở hữu một khu dự trừ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) tại Quần đảo

Cát Bà, cùng với các bãi tăm và khu nghỉ dưỡng ở Đơ Sơn. Ngồi ra, Hải Phịng cịn là thành phố có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Trong thời gian qua, thành phố đã đạt được nhừng thành tựu về kinh tế xã hội quan trọng: Kinh tế thành phố ổn định, tăng trưởng khá nhanh và tồn diện; quy mơ kinh tế được mở rộng, năng lực sản xuất kinh doanh được nâng lên, đặc biệt là nội lực.

về kinh tế - xã hội, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tể quan trọng của Việt Nam hiện nay, theo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phịng khóa XV, giai đoạn 2015-2020, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố đã đạt được kết quả toàn diện, vượt bậc. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình qn đạt 14,02%/năm, gấp 2,1 lần bình quân của cả nước, Riêng năm 2020, GRDP của Hải Phòng theo giá hiện hành đạt 276,6 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 6/63 tỉnh thành cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố đạt

11,22%, đứng thứ hai cả nước, GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.863 USD năm 2020, gấp 1,93 lần so với năm 2015, xếp thư 6/63 tỉnh thành. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2019 là 5,576 triệu đồng/tháng, xếp thứ 7/63 tỉnh thành. Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP nhiệm kỳ Đảng bộ khóa 2020-2025 tối thiểu

14,5%/năm, chỉ tiêu GRDP/người năm 2025 là 11.800 USD, cao nhất trong số các tỉnh thành cả nước [59].

Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất, nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Đến nay, Hải Phịng đã có quan hệ xuất, nhập khấu hàng hóa với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và đang phấn đấu đề trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước. Hải Phòng cũng là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống như: làng chài Cái Bèo, làng hoa Hạ Lũng, làng nghề chiếu cói

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hải phòng) (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 46 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)