I. CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.4. Giải pháp bảo vệ môi trường
Để nền kinh tế - xã hội của huyện phát triển một cách bền vững, trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất cần chú trọng đến giải pháp bảo vệ môi trường như sau:
Tiếp tục quán triệt sâu sắc những nội dung Nghị quyết số 41-NQ/TW; Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 28/4/2005; Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 01/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thực hiện phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn; đồng thời, ban hành cơ chế hỗ trợ cụ thể.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân, các doanh nghiệp, nhà quản lý thông qua các hình thức như: Phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, thường xuyên tổ chức, tập huấn, hội thảo, thi tìm hiểu về cơng tác bảo vệ môi trường đến các tầng lớp nhân dân.
- Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường bằng việc lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển mạng lưới giao thông...
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nghiên cứu và áp dụng phương thức quản lý tổng hợp môi trường thơng qua cơ chế, chính sách, đổi mới cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch để hài hịa các mục tiêu phát triển của từng địa phương.
- Áp dụng các biện pháp kinh tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm nguyên tắc “người gây ô nhiễm, thiệt hại đối với môi trường phải bồi thường, khắc phục”.
- Các giải pháp bảo vệ mơi trường đất: Hồn thiện và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên đất theo Luật Đất đai năm 2013 và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả cho các đối tượng được Quy hoạch; Thực hiện kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tư của các dự án được thuê đất, giao đất, yêu cầu các tổ chức, cá nhân được thuê đất, giao đất thực hiện đúng tiến độ đầu tư đã cam kết trong dự án, kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án chậm
đầu tư theo đúng Luật Đất đai; Thực hiện kiểm sốt sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục quy định của nhà nước (thông qua kiểm tra các điểm đại lý) khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ; Thực hiện thu gom 100% và xử lý 70% rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế; xử lý 100% chất thải nguy hại.
- Các giải pháp bảo vệ môi trường nước: hạn chế nguồn thải từ các khu tiểu thủ công nghiệp, chợ, khu dân cư nông thôn, đô thị... vào môi trường nước. Thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từng bước đưa chúng trở thành các khu sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường. Xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu (bão , lũ , hạn hán, xâm nhập mặn ... gia tăng), đề xuất các biện pháp phịng chống và giảm thiểu có hiệu quả. Kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động xả thải vào nguồn nước (sông, hồ)
- Giải pháp giảm thiểu gia tăng ơ nhiễm mơi trường khơng khí: Tiếp tục rà sốt lại tất cả các dự án trong quy hoạch các khu công nghiệp được tỉnh phê duyệt, loại bỏ các dự án đã có trong quy hoạch khơng hiệu quả (về kinh tế, xã hội và mơi trường); Ưu tiên nhóm sản xuất sạch hơn, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu và nguyên liệu, ít chất thải; Thực hiện quy hoạch gắn liền với sử dụng năng
lượng tái tạo (trong điều kiện cụ thể của Bắc Giang là năng lượng mặt trời,
bioga) trong nhân dân, ở các cơ sở dịch vụ, y tế, giáo dục và tiểu thủ công nghiệp; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện; các cơ sở cung cấp xăng dầu trên địa bàn tỉnh; Quản lý việc đốt phế thải (rơm) sau mùa thu hoạch.
- Giảm thiểu suy giảm đa dạng sinh học: Kiểm soát chặt chẽ giống cây trồng, vật nuôi sử dụng cho nông nghiệp, ngăn chặn không cho sử dụng giống ngoại lai không rõ nguồn gốc; Chăn nuôi: Dần thay thế các hóa chất sử dụng trong công nghệ và bảo vệ thực vật bằng các chất dễ phân hủy (phân hữu cơ); Giữ diện tích đất trồng lúa cịn lại, duy trì một số loại cây bản địa có chất lượng cao; Giữ vững và nâng cao chất lượng diện tích rừng đặc dụng, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.