Chủ trương giải phóng miền Nam thống nhất quốc năm 1975

Một phần của tài liệu Microsoft word 24 cau hoi on tap mon duong loi dang cong san viet nam (Trang 56 - 106)

* Hoàn cảnh lịch sử.

Tháng Giêng năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Mặc dầu đã bị thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn ngoan cố theo đuổi âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới lên toàn bộ miền Nam nước ta. Chúng đã trắng trợn chà đạp hầu hết các điều khoản chủ yếu của Hiệp định, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới trên quy môn lớn bằng các kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" và những cuộc hành qn "bình định" lấn chiếm vùng giải phóng, chồng chất mn vàn tội ác đối với đồng bào ta.

Đánh giá đúng âm mưu của kẻ thù, Đảng ta nhận định rằng, bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng phải là con đường bạo lực, kiên quyết dùng chiến tranh cách mạng đánh bại cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ-Ngụy.

Sau Hiệp định Pari, nhất là từ cuối năm 1974 đầu 1975 tình hình so sánh lực lượng có lợi cho ta: Ở miền Nam quân Mỹ đã rút về nước ; Ở miền Bắc hịa bình được lập lại, cơng cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế thu được thắng lợi lớn, sự chi viện cho miền Nam tăng lên.

Chiến thắng đường 14 - Phước Long chứng tỏ quân Ngụy đã suy yếu và bất lực, khả năng can thiệp của Mỹ rất hạn chế, cục diện chiến trường miền Nam đã thay đổi một cách căn bản, có lợi cho ta, giúp Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch hai năm (1975-1976) hồn tồn giải phóng miền Nam.

* Chủ trương của Đảng.

Đảng đã họp Hội nghị Bộ chính trị (30/09 đến 07/10/1974) và Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18/12/1974 đến 08/01/1975) bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam, kịp thời đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch. Qua hai Hội nghị, Bộ chính trị đã đưa ra và hồn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Cụ thể là trong năm 1975, tranh thủ thời cơ

bất ngờ ta tấn công địch trên quy mô lớn, tạo điều kiện cho năm 1976 sẽ tiến hành tổng cơng kích tổng khởi nghĩa giải phóng hồn tồn miền Nam.

Bên cạnh kế hoạch đó, Bộ chính trị cịn nhận định rằng: “Cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ: “nếu thời cơ xuất hiện vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ thực hiện "Tổng cơng kích - Tổng khởi nghĩa", phải đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, cơng trình văn hố … giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra gần hai tháng mùa Xuân 1975 với ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gịn, và đã giành được thắng lợi vào lúc 11h30’ ngày 30/04/1975, Miền Nam nước ta đã hồn tồn giải phóng.

Trong 55 ngày đêm chiến đấu dồn dập và thần tốc, anh dũng và táo bạo, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn bộ máy chiến tranh khổng lồ và hiện đại của quân ngụy đông tới 1.351.000 tên, được xếp vào loại mạnh nhất ở Đơng Nam á, đã xóa bỏ hồn tồn bộ máy ngụy quyền từ trung ương tới cơ sở mà Mỹ đã dày công gây dựng và nuôi dưỡng từ hơn hai chục năm nay. Chế độ thực dân mới đã hoàn toàn bị sụp đổ. Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã đập tan toàn bộ lực lượng quân sự địch. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài nhất, gian khổ nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 117 năm của đế quốc xâm lược trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Dân tộc ta bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử 4.000 năm của mình - kỷ nguyên Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội.

Câu 12: So sánh đặc trưng của cơng nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới với đường lối thời kỳ đổi mới.

(Gợi ý trả lời: Đặc trưng của cơng nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới để so sánh với đường lối thời kỳ đổi mới (So sánh đường lối, mơ hình kinh tế, v.v ). Ví dụ: trước đổi mới, kinh tế quan liêu. Sau đổi mới, trước dựa vào lợi thế về lao động, sau dựa vào kinh tế kiến trúc, v.v... (nhớ rút ra

nhận xét). Mở rộng: vấn đề CNH, HĐH nước ta đang có khuyết điểm gì, cần khắc phục như thế nào?)

* Định nghĩa cơng nghiệp hóa.

(Ghi chú: Khái niệm CNH-HĐH có thể chọn 1 trong 2)

1. Theo tinh thần của hội nghị trung ương VII khóa VII, CNH-HĐH là q trình chuyển đổi

căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng phổ biến sức lao động công nghệ, phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. HĐH là q trình sử dụng cơng nghệ tiên tiến,hiện đại phù hợp với công nghệ của thế giới để chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2. Cơng nghiệp hóa có nhiều định nghĩa, song trước sau thường được hiểu là một quá trình

gắn liền với một cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp điệu tăng trưởng nhanh và ổn định. Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hóa. Hiện đại hóa có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa. Hiện đại hóa thường được định nghĩa là một q trình nhờ đó các nước đang phát triển đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống những bước phát triển của hệ thống hiện đại hóa cưỡng bức, dập khn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ.

* Bối cảnh lịch sử.

Sau hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 thì Việt Nam bị chia làm hai vùng tập trung quân sự. Ngày 10/10/1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản. Thủ đơ giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hơ của đồng bào mừng đón đồn qn chiến thắng trở về.

Miền Bắc Việt Nam: xây dựng chủ nghĩa xã hội và trợ giúp Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Việc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn và thách thức:

- Nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc

hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị tàn phá nặng nề.

- Hơn nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng mạc ruộng đồng bị tàn phá nặng nề.

=> Đại hội III khẳng định: Muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu, khơng có con đường nào khác, ngồi con đường cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

* Đặc trưng CNH-HĐH trước đổi mới.

Trong 25 năm (1960 -1985), chúng ta nhận thức và tiến hành CNH theo các đặc trưng chủ yếu:

- CNH theo mơ hình kinh tế khép kín, hướng nội, thiên về cơng nghiệp nặng.

- CNH chủ yếu dựa vào lợi thế:

+ Tài nguyên

+ Lao động

+ Viện trợ của các nước XHCN: Chủ lực thực hiện cơng nghiệp hóa là Nhà nước và

các doanh nghiệp nhà nước. Phân bố nguồn lực để CNH thơng qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.

* Đánh giá CNH-HĐH trước đổi mới.

Còn nhiều hạn chế:

- CSVC – kỹ thuật cịn hết sức lạc hậu, các ngành cơng nghiệp then chốt còn nhỏ bé, chưa

đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.

- Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội,

đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội.

Nguyên nhân:

- Về khách quan (ý chính):

+ Ta tiến hành CNH từ nền kinh tế lạc hậu,nghèo nàn

+ Chiến tranh kéo dài nên: Bị tàn phá nặng nề. Không thể tập trung sức người ,sức

của cho CNH.

- Về chủ quan: Do chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CNH nên mắc những

sai lầm nghiêm trọng trong:

+ Xác định mục tiêu

+ Bước đi về xây dựng CSVC, kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư ,…

=> Do đó bên cạnh các kết quả đạt được, CNH trước đổi mới còn nhiều hạn chế

(Câu dẫn tham khảo: Nghiên cứu quá trình CNH-HĐH trong giai đoạn hiện nay đồng thời so sánh với thời kỳ đổi mới sẽ giúp chúng ta hiểu và nhận thức sâu sắc hơn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH –HĐH đất nước trong thời gian tới).

* So sánh CNH trước đổi mới – sau đổi mới.

Giống nhau

Một là, trước đây cũng như hiện nay Đảng ta đều quan niệm cơng nghiệp hố là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Hai là, cơng nghiệp hố đều nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động dùng máy móc, phương tiện kỹ thuật là phổ biến, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó, nâng cao đời sống vật chất và văn hố của nhân dân.

Ba là, từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện ngày càng đầy đủ bản chất ưu việt của chế độ mới, tạo ra hạ tầng cơ sở vững chắc cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bốn là, tiến hành cơng nghiệp hố trước đây và hiện nay đều phải được thực hiện theo hướng hiện đại hố tuy có sự khác nhau về mức độ. Do sự phát triển rất nhanh chóng của khoa

học và công nghệ trong những thập kỷ gần đây, khái niệm hiện đại hố ln ln được bổ sung những nội dung mới với phạm vi bao quát nhiều mặt, từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ, quản lý.

Khác nhau.

(Câu dẫn tham khảo: Sự khác nhau trong quá trình CNH trước và sau đổi mới có những nội dung cơ bản như sau / Bên cạnh những điểm thống nhất nêu trên, cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay có nhiều cái khác so với trước đây mà một số điểm chính là)

Cơng nghiệp hố trước đây được tiến hành theo cơ chế cũ, tập trung quan liêu, bao cấp; thực hiện kế hoạch hoá tập trung với các chỉ tiêu pháp lệnh. Ngày nay, chúng ta tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo cơ chế mới, là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng; thị trường phản ánh nhu cầu xã hội, có tiếng nói quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm thước đo. - Trước đây, cơng nghiệp hố thường được hiểu là việc của Nhà nước, thông qua khu vực quốc doanh và tập thể là chủ yếu. Ngày nay, nó là sự nghiệp của tồn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo.

Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng linh hoạt hơn, bao gồm những doanh nghiệp mà Nhà nước nắm một số cổ phần, khống chế tương đối hay tuyệt đối. Đồng thời thực hiện đa dạng hố và đan xen các loại hình sở hữu.

Ngày trước mục tiêu là Xây dựng nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, bước đầu xây dựng CSVC, kỹ thuật của CNXH. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, thực hiện qua nhiều giai đoạn về sau mục tiêu là phải Biến nước ta thành nước CN có CSVC kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh và đến năm 2020 nước ta trở thành nước CN hiện đại theo định hướng XHCN.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Đảng ta đã đề ra quan điểm xây dựng nền kinh tế mở cả trong nước và với bên ngồi; đa dạng hố, đa phương hóa quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền; thúc đẩy mở cửa, khuyến khích các hình thức

hợp tác, liên doanh nhằm thu hút vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

Quan niệm của chúng ta về cơng nghiệp hố, hiện đại hoá cũng được điều chỉnh phù hợp với xu thế quốc tế hoá về kinh tế. Trước đây, chúng ta thường thực hiện các cơng trình theo kiểu khép kín, làm từ đầu đến cuối. Ngày nay, chúng ta có thể đi từ lắp ráp, tiến tới sản xuất trong nước một phần với tỷ lệ tăng dần, thích hợp. Trên thế giới hiện nay, khơng ít sản phẩm hồn chỉnh là kết quả hợp tác của nhiều nước. Một số sản phẩm mà chúng ta sản xuất cũng có thể làm theo cách đó.

Bên cạnh các thành tựu đạt được, CNH-HĐH ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:

(Tài liệu hướng dẫn trang 100, phần hạn chế)

Nhận xét (Tham khảo)

CNH-HĐH được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ là lâu dài, là chặng đường khó khăn, vì vậy ngồi những thành tựu đạt được thì cịn có những sai lầm, hạn chế, quan trọng là ta biết khắc phục những khuyết điểm đó, tranh thủ thời cơ để vươn lên. Từ những thành tựu đạt được qua hơn 20 năm đổi mới, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, tin tưởng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nhất định sẽ thắng lợi, CNXH sẽ thành công.

Câu 13: Trình bày 5 quan điểm của Đảng về Cơng nghiệp hóa-Hiện đại hóa (CNH-HĐH)? Vì sao CNH phải gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức?

(Gợi ý trả lời: Thành tựu CNH, HĐH Khái niệm CNH-HĐH)

* 5 quan điểm của Đảng về CNH, HĐH.

Quan điểm 1: CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã đặt ra cho chúng ta 2 điều kiện:

- Hai là, phát triển KTTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Từ TK XVII, XVIII, các nước Tây Âu đã tiến hành CNH. Cuộc CM KH và CN hiện đại tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống XH. Tại ĐH X của Đảng nhận định: "KH và CN sẽ có những bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn". Đó là những điều kiện thuận lợi để VN tiến hành CNH gắn với HĐH. Chúng ta ko nhất thiết phải đi theo tuần tự từ KT nông nghiệp lên KT công nghiệp rồi mới phát triển KT tri thức. Vì vậy, ĐH X của Đảng chỉ rõ ..... (trang 126) Đại

Một phần của tài liệu Microsoft word 24 cau hoi on tap mon duong loi dang cong san viet nam (Trang 56 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)